Thông Tin Chi Tiết Và Bản đồ Quy Hoạch đường Vành đai 5 Tại Hà Nội

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 5 tại Hà Nội như thế nào? Việc triển khai đường vành đai 5 có những lợi ích gì? Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu thông tin chi tiết về quy hoạch đường vành đai 5.

Tốc độ gia tăng dân số ở nước ta hiện nay đang ở mức cao, do đó, việc cần thiết hiện nay là mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông. Chính vì vậy, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đã và đang triển khai nhiều dự án tuyến đường giao thông huyết mạch, giúp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông và tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân. Trong đó, tuyến đường vành đai 5 nối 8 thành thành và 36 quận thuộc khu vực phía Bắc đang được rất nhiều người quan tâm.

1. Thông tin dự án và bản đồ quy hoạch đường vành đai 5

thông tin dự án bản đồ quy hoạch đường vành đai 5

Dự án đường vành đai 5 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết, theo quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2020. Theo đó, dự án đường vành đai 5 đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành. Tổng chiều dài tuyến khoảng 331,5km (không bao gồm đoạn 41km đi qua các đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Hạ Long, Nội Bài - Lào Cai và Quốc lộ 3), cụ thể:

Đoạn qua Hà Nội dài 48km: Bắt đầu từ cầu Vĩnh Thịnh, hướng tuyến trùng với đường Hồ Chí Minh, giao với cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, sau đó hướng về phía Nam sang tỉnh Hoà Bình. Đến khu vực Chợ Bến, rẽ vào hướng Đông vượt sông Đáy, qua tỉnh Hà Nam.

Đoạn qua tỉnh Hải Dương dài 52,7km: Tại điểm vượt sông Luộc, dọc đường trục Bắc - Nam đến đường ĐT.392, đi song song với QL38B, giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đi theo tuyến tránh TP. Hải Phòng, đi dọc theo đường Vành đai 2 Hà Nội, giao với QL5. Tiếp đó, đi song song QL37, rẽ vào hướng Đông, đi qua cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đến nút giao QL37, hướng về phía Tây để tới tỉnh Bắc Giang.

Đoạn qua tỉnh Hà Nam dài 35,3km: Tại điểm vượt sông Đáy, hướng tuyến trùng với QL21B, đến đoạn chợ Dầu - Ba Đa, giao với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đi theo hướng Đông để tới nút giao giữa cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cầu Giẽ - Ninh Bình, qua sông Hồng để tới Thái Bình.

Đoạn qua tỉnh Hoà Bình dài 35,4km: Hướng tuyến trùng với đường Hồ Chí Minh, đi song song QL21, giao với QL6 tại phía Đông của KCN Lương Sơn - Chợ Bến, theo hướng Đông về thành phố Hà Nội.

thông tin dự án bản đồ quy hoạch đường vành đai 5

Hệ thống 7 đường vành đai của Hà Nội.

Đoạn qua tỉnh Thái Bình dài 28,9km: Đi theo hướng Tây, giao quốc lộ 37, vượt sông Cầu, đi dọc đại lộ Đông Tây (Khu tổ hợp Yên Bình), giao với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đi theo đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến điểm trạm cân Quá Tải, rẽ vào hướng Tây Nam về đèo Nhởn, vượt dãy Tam Đảo để tới tỉnh Vĩnh Phúc.

Đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài 52,7km: Hướng tuyến đi song song với QL37, qua sông Lục Nam, về phía Đông, giao QL1, đi theo QL37 (đoạn Đình Trám - Phú Bình) về phía Đông, rẽ vào hướng Tây để tới tỉnh Thái Nguyên.

Đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài 28,9km: Tiếp tục, theo hướng Tây, đến đoạn giao QL37 (Xã Hương Sơn, Phú Bình), vượt sông Cầu, dọc theo đại lộ Đông Tây - Khu tổ hợp Yên Bình, giao tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên tại nút Yên Bình, đi dọc theo cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên thêm 12km, tới QL3 cũ, đi thêm 2,5km tới nút giao trạm cân Quá Tải. Sau đó, theo hướng Tây Nam đến đèo Nhởn, qua thị xã Sông Công, vượt dãy Tam Đảo để vào tỉnh Vĩnh Phúc.

Đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài hơn 9km: Đi theo cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tới nút giao Yên Bình (thị xã Phổ Yên). Điểm cuối của tuyến là xã Xuân Phương (huyện Phú Bình). Được biết, tuyến đường vành đai 5 đoạn qua tỉnh Thái Nguyên được khởi công vào năm 2018 với tổng vốn đầu tư 960 ỷ đồng, hiện đã hoàn thành khoảng 80% tiến độ công việc.

Đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc dài 51,5km: Từ đèo Nhe, theo hướng đường tỉnh ĐT.301 và ĐT.310B, tại nút giao Bình Xuyên, đi theo tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai khoảng 14,5km, tới nút giao quốc lộ 2C, đi theo dọc đường Hợp Thịnh - Đạo Tú, tới quốc lộ 2 và quốc lộ 2C, vượt cầu Vĩnh Thịnh để tới thành phố Hà Nội.

Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 85.561 tỷ đồng (tính theo giá năm 2013). Trong đó, giai đoạn trước năm 2020, đầu tư 19.760 tỷ đồng; giai đoạn 2020 - 2030 là 32.175 tỷ đồng và sau năm 2030 là 33.626 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, đường vành đai 5 chính tuyến đạt chuẩn đường cao tốc đường gom, đường song hành, quy mô 4 đến 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 25,5 ÷ 33,0 m cho các đoạn Sơn Tây - Phủ Lý (đoạn đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) và Phủ Lý - Bắc Giang (từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn) thuộc TP Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình và Bắc Giang.

Đồng thời, đạt tiểu chuẩn đường ô tô cấp II theo TCVN4054-05, quy mô 4, 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu Bn=22,5, 32,5m cho các đoạn Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Sơn Tây 9 (từ đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh); đoạn Bắc Giang - Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên).

Diện tích đất để xây dựng tuyến đường vành đai 5 khoảng 1.532ha, trong đó Tp. Hà Nội khoảng 260ha (bao gồm thị xã Sơn Tây, huyện Quốc Oai, Mỹ Đức, Ba Vì, Ứng Hoà, Chương Mỹ); tỉnh Hoà Bình khoảng 192ha (huyện Lương Sơn); tỉnh Hà Nam khoảng 152ha (Tp. Phủ Lý, huyện Kim Bảng, Lý Nhân, Lục Bình, Duy Tiên); tỉnh Thái Bình khoảng 169ha (huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà); tỉnh Hải Dương khoảng 290ha (Tp, Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách, Gia Lộc, Thanh Hà); tỉnh Bắc Giang khoảng 238ha (huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam, và Tân Yên); tỉnh Thái Nguyên khoảng 117ha (Tp Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ); tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 114ha (Tp Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Yên Lạc).

Theo bản đồ quy hoạch đường vành đai 5, các hạng mục công trình gồm có 25 nút liên thông, các cầu vượt trực thông, 2 vị trí hầm tại khu vực núi Bé và núi Voi thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hoà Bình (mỗi hầm dài 300km). Ngoài ra, còn có 17 cầu lớn, 45 cầu nhỏ và 32 cầu trung.

2. Tiến độ thi công đường vành đai 5

tiến độ thi công đường vành đai 5 bản đồ quy hoạch đường vành đai 5

Đường vành đai 5 tại Hà Nội hiện vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu dự án. Riêng đoạn qua cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng đã được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 170 triệu.

Bên cạnh đó, theo kế hoạch, dự án đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên phải hoàn thành trong năm 2020. Tuy nhiên, dự án hiện bị chậm tiến độ, và phải tạm dừng thi công vì một số vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng và thủ tục điều chỉnh dự án.

Mặc dù theo kế hoạch, dự án đường vành đai 5 sẽ hoàn thành đầu tư trước năm 2030. Nhưng hiện nay, do một số khó khăn về huy động nguồn lực của các địa phương, tiến độ dự án đang diễn ra diễn chậm và có thể khó hoàn thành theo kế hoạch.

Do đó, tháng 5/2021, UBND tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương trong giai đoạn 2021-2025 quan tâm hỗ trợ tỉnh từ nguồn ngân sách Trung ương để triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đoạn từ Km0-Km13+700.

3. Lợi ích từ tuyến đường vành đai 5

lợi ích từ tuyến đường vành đai 5 bản đồ quy hoạch đường vành đai 5

Dự án đường vành đai 5 đi qua 36 quận, thành phố thuộc 8 tỉnh thành trên cả nước được kỳ vọng sẽ trở thành tuyến đường qiao thông quan trọng, giúp đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và tạo điều kiện cho người dân di chuyển, đi lại thuận lợi, dễ dàng hơn.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tạo thành một vòng tròn lưu thông khép kín, kết nối 8 tỉnh thành với nhau và hướng về trung tâm để tạo động lực phát triển kinh tế ở những vùng sâu vùng xa.

Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ góp phần nâng cao tầm cảnh quan, tiện ích của đô thị, tạo đà cho sự phát triển toàn diện của 8 tỉnh thành phố tuyến đường đi qua nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung trên mọi lĩnh vực.

Ngoài ra, dự án còn kết nối thị trường trong nước và quốc tế, đảm bảo sự phát triển kinh tế - văn hoá - quốc phòng - an ninh của đất nước.

Giữa ngành giao thông vận tải và kinh tế cũng như thị trường bất động sản có mối quan hệ liên kết chặt chẽ. Chỉ khi cơ sở hạ tầng giao thông được mở rộng thì kinh tế và bất động sản mới có động lực phát triển mạnh mẽ. Nhiều dự án giao thông của Nhà nước thời gian qua đã cho thấy sự tác động rõ rệt lên nền kinh tế và bất động sản.

Do đó, theo bất động sản ODT, sau khi đường vành đai 5 được hoàn thành và đưa vào sử dụng, thị trường mua bán nhà đất dọc trục vành đai 5 sẽ tăng giá đáng kể.

Từ khóa » Bàn đó đường Vành đai 5 Thái Nguyên