Thông Tin & Kinh Nghiệm đi Khám Hiệu Quả Tại Bệnh Viện Bạch Mai ...

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, lớn nhất ở miền Bắc được người dân tin tưởng lựa chọn và đánh giá rất cao.

Để hiểu thêm về Bệnh viện Bạch Mai cũng như kinh nghiệm khi cần đi khám, chữa bệnh, khám theo yêu cầu hoặc khám kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai… bạn có thể tham khảo những thông tin có trong bài viết dưới đây.

Khi đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai, bạn có thể đi khám tại Khoa khám bệnh hoặc chọn khám tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu.

1. Một số thông tin về Bệnh viện Bạch Mai 

Địa chỉ Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3869 3731
  • Website: http://www.bachmai.gov.vn

Tập trung phát triển các lĩnh vực thế mạnh

  • Tim mạch
  • Hồi sức - cấp cứu - chống độc
  • Thần kinh
  • Tiêu hóa
  • Cơ Xương khớp
  • Dị ứng - Miễn dịch
  • Nội tiết - Đái tháo đường
  • Thận tiết niệu
  • Hô hấp
  • Thận nhân tạo
  • Y học hạt nhân và ung bướu
  • Sức khỏe tâm thần
  • Điện quang - Chẩn đoán hình ảnh
  • Hoá sinh
  • Vi sinh...

Là những lĩnh vực chuyên khoa mũi nhọn có thế mạnh của Bệnh viện Bạch Mai đạt tầm khu vực và là một trong những đơn vị có thế mạnh hàng đầu tại Việt Nam. 

Bệnh viện Bạch Mai có làm việc thứ 7 và chủ nhật không

Hiện tại hầu hết các khoa trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.

Thứ 7 và chủ nhật người bệnh đến bệnh viện có thể lựa chọn khám tại Khoa khám bệnh hoặc Khoa khám theo yêu cầu của Bệnh viện. Thời gian cụ thể:

  • Sáng: 6h30 – 12h00
  • Chiều: 13h30 - 18h00

Khoa khám theo yêu cầu thường xảy ra tình trạng đông bệnh nhân vào các giờ cao điểm nên người bệnh thường phải chờ rất nhiều.

Đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai thì khám ở đâu?

Khi đi khám ở bệnh viện Bạch Mai, người bệnh có thể đến khám ở các địa chỉ sau.

  • Khoa khám bệnh
  • Khoa khám theo yêu cầu
  • Phòng tái khám (cho bệnh nhân tái khám theo hẹn) tại các khoa Điều trị

Ngoài ra, các bệnh nhân đi khám tim mạch thì có thể đến khám tại Viện Tim mạch; bệnh nhân đi khám bệnh tâm thần thì khám tại Viện Sức khỏe Tâm thần là các Viện trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai.

Lưu ý: Đối với người bệnh có nhu cầu đi khám sức khỏe tổng quát, nên sắp xếp đi khám vào sáng Thứ 7 hàng tuần. Vì sẽ vắng bệnh nhân hơn ngày thường, nên sẽ giảm thời gian chờ khám.

Sơ đồ Bệnh viện Bạch Mai 

sơ đồ bệnh viện bạch mai
Sơ đồ Bệnh viện Bạch Mai 

Lưu ý: Hình ảnh trên là sơ đồ cũ của Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian gần đây, Bênh viên đã có một số ít thay đổi, Khoa khám theo yêu cầu đã chuyển về gần Khoa khám bệnh.

2. Một số bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm đã và đang công tác trên nhiều lĩnh vực, điển hình như:

Bác sĩ đang công tác:

  • PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển - Thận tiết niệu
  • PGS.TS.BS Phạm Bá Nha - Phụ sản
  • GS.TS.BS Lê Văn Thính - Thần kinh
  • PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu - Thần Kinh
  • TS.BS Dương Minh Tâm - Viện sức khỏe tâm thần 
  • Pgs.Ts Nguyễn Vĩnh Ngọc - Cơ Xương khớp
  • Ts. Bs. Vũ Trường Khanh - Tiêu hóa...

Bác sĩ đã nghỉ hưu:

  • PGS.TS.BS Đinh Thị Kim Dung - Thận tiết niệu
  • GS.TS.BS Đào Văn Long - Tiêu hóa
  • GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch - Tiêu hóa
  • PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng - Tiêu hóa
  • PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi
  • GS.TS.BS Đỗ Doãn Lợi - Viện Trưởng viện Tim mạch...

3. Các Viện, Khoa, Trung tâm tiêu biểu tại Bệnh viện Bạch Mai 

Bệnh viện Bạch Mai có 3 Viện

1. Viện Sức khỏe Tâm Thần

viện sức khoẻ tâm thần

  • Địa điểm: Tòa nhà T4, T5, T6 
  • Điện Thoại: 024 3576 5344

Viện Sức khỏe Tâm thần là một Viện trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Tiếp nhận mọi người bệnh mắc các rối loạn tâm thần đến trực tiếp hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

Đội ngũ bác sĩ giỏi của Viện gồm có: PGS.TS.BS Nguyễn Kim Việt, TS.BS Nguyễn Văn Tuấn, TS.BS Dương Minh Tâm... 

2. Viện Tim Mạch

  • Địa điểm: Khu C - Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 0243 6290 881

Viện Tim mạch Quốc gia là khám và điều trị các bệnh nhân Tim mạch với ứng dụng kỹ thuật cao bao gồm 3 lĩnh vực tim mạch: nội khoa, can thiệp và phẫu thuật ở cả hai đối tượng: người lớn, trẻ em.

Một số bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về tim mạch đã và đang công tác tại Viện như: GS.TS.BS Đỗ Doãn Lợi; GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt; PGS.TS.BS Trương Thanh Hương; GS.TS.BS Phạm Gia Khải…

viện tim mạch
Viện Tim mạch Việt Nam trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai 

3. Viện Giám định Y khoa

  • Địa chỉ: Tòa nhà 3 tầng, cạnh trường Trung cấp Y Bạch Mai
  • Điện thoại: 024 3869 4083

Viện có chức năng khám, giám định y khoa để xác định tình trạng sức khỏe, tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Viện có đội ngũ bác sĩ giỏi như: GS.TS.BS Ngô Quý Châu - TS.BS Dương Đức Hùng…

Bệnh viện có 11 Trung tâm

1. Trung tâm chống độc

  • Địa chỉ: Tầng 2, nhà A9 - Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 024 3869 3731, máy lẻ: 6821/6822/6823, 024 3869 7501

Nhiệm vụ, chức năng chính của Trung tâm là Cấp cứu - hồi sức - giải độc - điều trị nội trú, ngoại trú cho người bệnh ngộ độc cấp, mạn và các bệnh nội khoa khác.

2. Trung tâm Đào tạo - chỉ đạo tuyến

  • Địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 0243 8686 391

3. Trung tâm Giải phẫu bệnh - Tế bào học

  • Địa chỉ: Tầng 1- Đối diện khoa khám bệnh.
  • Điện thoại: 024 3868 5977

Trung tâm xây dựng 4 loại hình hoạt động chuyên môn: giải phẫu bệnh học giải phẫu; giải phẫu bệnh học ngoại khoa, giải phẫu bệnh lâm sàng và giải phẫu bệnh thực nghiệm.

4. Trung tâm Phục hồi chức năng

Trung tâm phục hồi chức năng
Trung tâm Phục hồi Chức năng Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Internet
  • Địa chỉ: Nhà tròn - Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 024 3629 0737

Trung tâm có các đơn vị kỹ thuật chuyên ngành gồm: Vật lý trị liệu, Vận động trị liệu, Hoạt động trị liệu, Âm ngữ trị liệu, Xưởng dụng cụ chỉnh hình-chân tay giả, Thăm dò chức năng… để chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho nhiều nhóm bệnh nhân với nhiều dạng khuyết tật khác nhau

Một số bệnh, chấn thương phù hợp điều trị ở Trung tâm phục hồi chức năng như: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, các di chứng sau bệnh lý thần kinh, chấn thương chỉnh hình, cắt cụt chi, các bệnh lý cơ xương khớp-cột sống, nhi khoa (bại não, tự kỷ…), các rối loạn âm ngữ, các rối loạn tiết niệu-sinh dục… Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm về phương pháp Châm cứu Phục hồi chức năng, đây là một trong phương pháp điều trị được các người bệnh lựa chọn vì độ hiệu quả của nó. 

5. Trung tâm Hô Hấp

  • Địa chỉ: Tầng 6 nhà P - Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 024 3868 6986, số máy lẻ: 3631

Trung tâm thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị cho các bệnh nhân thuộc chuyên khoa hô hấp với kỹ thuật cao, đồng thời tham gia công tác nghiên cứu, đào tạo, chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực hô hấp.

6. Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng

  • Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A - Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 0243 869 3731/6722

Khám, tư vấn, điều trị nội và ngoại trú cho bệnh nhân dị ứng và tự miễn dịch hay gặp ở nước ta: dị ứng thuốc, mỹ phẩm, thức ăn, lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ, xơ cứng bì hệ thống…

7. Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng

Trùm tâm dinh dương lâm sàng bệnh viện bạch mai
Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Người dùng chia sẻ
  • Địa chỉ: Tầng 4 Trung tâm hội nghị Quốc tế - Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 0243 869 3731 - 6521 hoặc 0243 9047 643

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với từng loại bệnh, điều trị về chế độ dinh dương cho bệnh nhân tại các khoa lâm sàng, hội chẩn dinh dưỡng với khoa lâm sàng, quản lý chế độ ăn uống trong bệnh viện…

8. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu

  • Địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
  • Điện thoại: 0246 278 2050

Thực hiện các kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại trong khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về ung bướu…

9. Trung tâm Huyết học và Truyền máu

  • Địa chỉ chính: Tòa nhà Trung tâm Huyết học – Truyền máu và tầng 3 khu khám bệnh
  • Điện thoại: 0243.5763 647 

Trung tâm Huyết học Truyền máu thuộc Bệnh viện Bạch Mai thực hiện các nhiệm vụ về chuyên khoa Huyết học – Truyền máu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

10. Trung tâm Điện quang

  • Địa chỉ: Tầng 1 Khu nhà P - Bệnh viện Bạch Mai 
  • Điện thoại: 024.3868 6986 (máy lẻ 1108)

Trung tâm thực hiện chẩn đoán hình ảnh  trên các phương tiện: máy x quang thường quy, máy siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cho các chuyên khoa Thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, cấp cứu, điều trị tích cực...

Chụp mạch và điều trị bằng điện quang can thiệp nút mạch, nong mạch, tạo hình thân đốt sống…

11. Trung tâm Bệnh viện đới

  • Địa chỉ: Tòa nhà 3 tầng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai
  • Điện thoại: 024- 38 68 99 63

Trung tâm là tuyến cuối cùng trong công tác khám bệnh và điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh Truyền nhiễm.

Bệnh viện có 21 Khoa lâm sàng

  • Khoa Hồi sức tích cực
  • Khoa Thận nhân tạo
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Cơ xương khớp
  • Khoa Tiêu hóa
  • Khoa Thận - Tiết niệu
  • Khoa Ngoại Tổng hợp
  • Khoa Gây mê hồi sức
  • Khoa Nhi
  • Khoa Phụ sản
  • Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
  • Khoa Thần Kinh
  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Răng Hàm Mặt
  • Khoa Mắt
  • Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
  • Khoa Phẫu thuật Thần kinh
  • Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống
  • Khoa Y học cổ truyền
  • Khoa Da liễu
  • Khoa Khám bệnh

4. Cách đi đến Bệnh Viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai gần bến xe nào

Bệnh viện Bạch Mai gần bến xa Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm nhất. Ngoài ra, bệnh nhân từ các bến xe như Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm cũng có thể bệnh viện bằng cách lựa chọn đi xe bus, xe taxi hay xe ôm. Tuy nhiên khoảng cách từ các bến xe đến bệnh viện là khá xa:

  • Bến xe Giáp Bát: Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện khoảng 4 km.
  • Bến xe Nước Ngầm: Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện khoảng 6 km.
  • Bến xe Mỹ Đình: Khoảng cách khoảng 10 - 12km. 
  • Bến xe Gia Lâm: Khoảng cách khoảng 10 - 13km. 
  • Bến xe Yên Nghĩa: Nếu đi qua Quốc lộ 6 khoảng 13,5km, qua Lê Trọng Tấn/Đường Phúc La - Văn Phú khoảng 17,8km. 

Đi đến bệnh viện Bạch Mai bằng cách nào

Tùy vào từng vị trí của các tỉnh mà người bệnh nên lựa chọn đi đến bến xe nào hợp lý nhất, sau đó lựa chọn phương tiện đi đến Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện nay người bệnh muốn đến Bệnh viện Bạch Mai rất đơn giản. Người bệnh có thể lựa chọn hình thức đi xe bus, đi taxi hay đi xe ôm hoặc Grab.

Người bệnh có thể chọn đi Taxi Grab hoặc xe ôm Grab từ các bến xe, với người đi xe oto cá nhân nên cân nhắc vì trong khuôn viên Bệnh viện không có nhiều chỗ gửi xe, đồng thời giá giữ xe theo giờ khá cao.

Xem thêm: Đặt xe đến Bệnh viện Bạch Mai

khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu

Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu nằm ở nhà A1 và A3 - Bệnh viện Bạch Mai 

5. Bảng giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

Dưới đây là chi phí khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được áp dụng từ ngày 01 tháng 12 năm 2017. 

STT Tên dịch vụ  Giá (VNĐ)
1 Khám bệnh  39.000
2 Khám Giáo sư  550.000
3 Khám Phó Giáo sư  450.000 
4 Khám Tiến sĩ, Bác sĩ CK II 350.000
5 Khám Thạc sĩ, Bác sĩ CK I 250.000
 6 Khám bác sĩ   150.000

Bên cạnh đó, để biết thêm chi phí điều trị, giá dịch vụ kỹ thuật... tại Bệnh viện, người bệnh có thể tìm hiều thêm thông tin tạiBảng giá dịch vụ khám chữa bệnh Bạch Mai.

6. Một số lưu ý khi đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai

Qua tổng hợp ý kiến từ nhiều người bệnh đã từng thăm khám và điều tri tại Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đúc kết thành những lưu ý quan trọng đó là: 

  • Do số lượng bệnh nhân tập trung về đây để khám bệnh khá lớn, vì thế khi đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh tốt nhất nên đến sớm hơn trước giờ bác sĩ bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự.
  • Hãy cố gắng nhịn ăn sáng để có thể làm những thủ tục xét nghiệm cũng như cho kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu chính xác.
  • Khi xếp hàng khám bệnh, nên để ý tới tài sản cá nhân như ví tiền, điện thoại để tránh trường hợp xấu xảy ra. Hơn nữa, vì trong thời gian chờ đợi, lượng bệnh nhân khá đông nên rất dễ gây ra tình trạng mất cắp.
  • Khi đi khám, không nên đi một mình, hãy đi cùng người nhà để có thể cùng chờ đợi không cảm thấy chán ngán. Bên cạnh đó, khi nhận được phiếu chỉ định khám, hãy phân ra 2 hướng và xếp hàng trước số phòng khám để có thể lấy số thứ tự khi đi khám.
  • Vì là môi trường bệnh viện nên thường có rất nhiều bệnh nhân, do đó bạn tốt nhất nên mang theo khẩu trang y tế để có thể phòng ngừa việc lây nhiễm bệnh từ cơ thể người khác.
  • Để tránh trường hợp mất cắp, tốt nhất khi đi xe máy bạn nên gửi xe và móc mũ bảo hiểm vào yên xe, vừa gọn gàng lại vừa tránh bị mất trộm.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có thêm thông tin tham khảo hữu ích khi cần đi khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. 

Từ khóa » Tòa Nhà A11 Bệnh Viện Bạch Mai