Thông Tin Quy Hoạch Khu đô Thị Du Lịch Lấn Biển Cần Giờ

Vừa qua, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ. Trong đó gồm 5 phân khu: A, B, C, D, E với tổng diện tích hơn 2.800 ha. Hãy cùng Lộc Phát Land tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

  1. Quy hoạch Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
    1. Phân khu A
    2. Phân khu B
    3. Phân khu C
    4. Phân khu D & E
  2. Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có gì đặc biệt

Quy hoạch Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Phân khu A

Tổng diện tích đất là 771,05 ha, quy mô dân số tối đa hơn 65.000 người. Phân khu A được quy hoạch thiết kế thành khu vui chơi, giải trí (công viên chuyên đề, sân golt…), du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự, chung cư), thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu sử dụng hỗn hợp và an ninh quốc phòng… được bố trí đồng bộ và đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND TP phê duyệt.

Phân khu A có vị trí phía Đông giáp phân khu B và E; phía Tây giáp biển Đông (cửa sông Đồng Tranh); phía Nam giáp biển Đông; phía Bắc một phần giáp hành lang cây xanh cảnh quan đường dọc Biển Đông 1, đường dọc Biển Đông 2 và đường nội bộ ven biển Khu du lịch 30/4.

Phân khu B

Phân khu B với quy mô rộng 586,88 ha, có dân số tối đa hơn 71.200 người, được đầu tư quy hoạch là khu ở, khu du lịch nghĩ dưỡng, khu công trình dịch vụ – công cộng đô thị (y tế, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính, thương mại dịch vụ, văn phòng…), khu cây xanh đô thị và khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo định hướng đô thị hiện đại và thông minh.

Phân khu B có vị trí phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp phân khu A; phía Nam giáp phân khu E; phía Bắc giáp hành lang cây xanh cảnh quan đường dọc Biển Đông và đường nội bộ ven biển khu du lịch 30/4.

Phân khu C

Phân khu C có quy mô rộng 303,47 ha, với mật độ dân số khoảng 26.246 người, khu vực này được quy hoạch là khu trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu đô thị hiện đại gồm các khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự, nhà ở cao tầng) hiện đại, văn minh. Nơi đây được bố trí đồng bộ và đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật…

Phân khu C có vị trí phía Bắc giáp phân khu E, B; phía Nam giáp Biển Đông; phía Đông giáp biển Đông (Vịnh Gành Rái); phía Tây giáp phân khu E, D thuộc quy hoạch Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Phân khu D & E

Phân khu D, E có tổng diện tích khu vực quy hoạch 1.208,6 ha (trong đó, phân khu D có quy mô 449,82 ha; phân khu E có quy mô 758,78 ha). Dân số tối đa khu vực này là gần 66.000 người. Nơi đây được quy hoạch là khu Trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp, khu nhà ở (nhà ở liên kế, biệt thự) đảm bảo tiêu chí hiện đại và thông minh. Bố trí đồng bộ và đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch phân khu đã được UBND TP phê duyệt.

Phân khu D, E có vị trí phía Bắc giáp phân khu A, B; phía Nam giáp biển Đông, phía Đông giáp phân khu B, C; phía Tây giáp phân khu A.

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có gì đặc biệt

Với vị trí nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ là huyện duy nhất của TP.HCM giáp biển với 23 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Huyện có tổng diện tích tự nhiên hơn 71.300 ha, trong đó trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, rừng, sông…

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, UBND TP.HCM yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các phân khu phải tôn trọng, phát huy tốt nhất các giá trị thiên nhiên sẵn có, phát huy chức năng du lịch sinh thái biển theo nét đặc thù là khu đô thị du lịch sinh thái biển lớn nhất Việt Nam. Đồng thời tiếp cận không gian cảnh quan ven biển phía Đông Nam và ven biển hồ trung tâm, kiểm soát mức độ bêtông hóa.

Chính phủ yêu cầu quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm hẹp nguồn nước biển cung cấp cho rừng ngập mặn…

5/5 (12 Reviews)

Từ khóa » Cần Giờ Lấn Biển