Thông Tin Sâu Cuốn Chiếu Cắn Khiến Chân Chảy Máu đầm đìa Gây ...
Có thể bạn quan tâm
Sự thú vị của những người thuận tay trái | |
Ghi nhớ những điều này để sống khỏe cả năm thôi! | |
Bí quyết giúp bạn sống khỏe và trường xuân |
Vừa qua, trên trang mạng xã hội, một tài khoản đã đăng tải hình ảnh bắp chân chảy đầy máu cùng với một con côn trùng được cho là sâu cuốn chiếu khiến ai nấy nhìn thấy đều phải "nổi da gà".
Kèm theo hình ảnh, chủ tài khoản này còn viết: "Các bạn chắc biết về con trùng chúa này. Ở vùng quê nhiều con này, khi mình chạm vào nó hay cuốn mình lại nên thường gọi là con cuốn chiếu. Nó ít cắn lắm, mà căn thì rất nguy hiểm gây chảy máu lỗ chân lông khu vực bị cắn. Nên các bạn cẩn thận một chút”.
Hình ảnh gây xôn xao cộng đồng mạng. |
Ngay sau khi hình ảnh cùng thông tin nói trên được đăng tải đã khiến không ít người hoang mang. Facebooker Tr.S. hỏi lại: “Có thật là cuốn chiếu không? Con này hiền lắm mà?”
Rất nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ, cho rằng đây là thông tin không có thật, chỉ nhằm mục đích "câu like" của người viết status. "Mình thấy con này ở nhiều nơi lắm, mấy đứa nhỏ bắt bỏ lên tay nó cuốn lại tròn vo, có cắn đâu?", chủ tài khoản Facebook S.N.U. bình luận.
Hiện dòng trạng thái này của chủ tài khoản đã thu hút hàng chục nghìn lượt chia sẻ sau 3 ngày đăng tải.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sỹ da liễu Đỗ Thị Phương Nhung (Hà Nội).
Bà Nhung cho biết: “Thông tin sâu cuốn chiếu cắn gây chảy máu lỗ chân lông là không đúng. Sâu cuốn chiếu có tính lành, khi cắn người chỉ gây ra hiện tượng da mẩn đỏ, sưng tấy, gây ngứa, rát tại chỗ, nặng có thể gây viêm da, loét da khi cọ xát mạnh.
Sâu cuốn chiếu cắn chỉ gây kích ứng nhẹ. Khi bị sâu cuốn chiếu cắn, người bệnh không cần điều trị cũng tự khỏi sau vài ngày. Nếu có biểu hiện lạ, người tiếp xúc với sâu cuốn chiếu nên đến các cơ sở y tế để khám chữa”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Danh Đương - giáo viên môn Sinh học (Nghệ An) cũng khẳng định: “Đây đúng là con sâu cuốn chiếu. Tuy nhiên, cuốn chiếu là các động vật ăn vụn hữu cơ. Phần lớn chúng ăn các lá cây khô mục và các phần khô mục khác của thực vật.
Cuốn chiếu có thể bị nhầm lẫn với rết, những loài động vật thuộc lớp chân môi, có họ hàng và ngoại hình gần gũi với cuốn chiếu. Loại sâu cuốn chiếu này độc tố không nhiều, nên không gây hại đến con người”.
Chuyên gia tiết lộ 7 bí quyết để sáng thứ 2 sẵn sàng đi làm 3 chuyên gia y tế sẽ đưa ra những lời khuyên hàng đầu về các quy tắc dinh dưỡng, tập luyện và lối sống để ... |
Quá trình phẫu thuật đầy đau đớn của người chuyển giới nam sang nữ Muốn được sống "là chính mình" bằng cách sở hữu diện mạo của một người phụ nữ thay vì vỏ bọc đàn ông như lúc ... |
Từ khóa » Cuốn Chiếu Cắn Có Nguy Hiểm Không
-
Con Cuốn Chiếu Có Cắn Không Và Chúng Có độc Không? - Vinmec
-
Rết Cắn Và Cuốn Chiếu Cắn - Chấn Thương; Ngộ độc - Cẩm Nang MSD
-
Trả Lời Thắc Mắc: Bị Cuốn Chiếu Cắn Có Sao Không?
-
Bị Con Cuốn Chiếu Cắn, Người đàn ông Chảy Máu Từ Lỗ Chân Lông ...
-
Cuốn Chiếu Có Độc Không? Làm Sao Hạn Chế Cuốn Chiếu Bò ...
-
Con Cuốn Chiếu Có Cắn Không Và Chúng Có độc Không?
-
Con Cuốn Chiếu, Tác Dụng Cai Rượu Và độc Tính Chết Người
-
Một Phút Lơ Là Của Mẹ, Bé Trai 7 Tháng Tuổi Bị Cuốn Chiếu Cắn Nát Mặt ...
-
Con Cuốn Chiếu Có đốt Người Không? - VnExpress
-
Cuốn Chiếu Cắn Có Sao Không?
-
Con Cuốn Chiếu Có Độc Không, Trả Lời Thắc Mắc
-
Trả Lời Thắc Mắc: Bị Cuốn Chiếu Cắn Có Sao Không? - NongDanMo
-
Nhầm Con Cuốn Chiếu Là đồ ăn, Bé Trai 9 Tháng Tuổi Cho Vào Miệng ...