Thông Tin Về Cộng Hòa Slovenia
Có thể bạn quan tâm
Quốc kỳ Slovenia
Bản đồ Slovenia
Địa lý:
Tên nước: Cộng hòa Slovenia (The Republic of Slovenia)
Thủ đô: Ljubljana (có dân số khoảng 300.000 người)
Con rồng đá, biểu tượng của Thủ đô Ljubljana
Diện tích: 20.273 km2
Vị trí địa lý: Phía bắc giáp với Áo ( đường biên giới dài 330 km), đông bắc giáp Hungary (102 km), đông nam giáp Croatia (670 km), phía tây giáp Italia (280 km) và tây nam giáp biển Adriatic (47 km bờ biển).
Khoáng sản: Có than, chì, kẽm, thủy ngân, urani, bạc…
Khí hậu: Có ba vùng khí hậu khác biệt, vùng sát biển mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình của năm là 12 độ C. Vùng trung tâm và tây bắc chịu ảnh hưởng của dãy núi Alps nên mùa đông lạnh và dài hơn, còn mùa hè khá nóng, nhiệt độ trung bình là O độ C. Phần còn lại có khí hậu đặc trưng của khí hậu lục địa Châu Âu. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng một là –2 độ C và cao nhất vào tháng bảy là 21 độ C.
Rặng núi Alps
Dân số: 2.010.347 người (tính đến 7/2006)
Mật độ dân số: 96,9 người/1 km2
Các nhóm người:
+ Người Slovene: chiếm 83,1%
+ Người Serb: chiếm 2%
+ Người Croat: chiếm 1,8%
+ Người Bosniak: chiếm 1,2%
+ Các nhóm người khác chiếm 12%
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính thống là tíếng Slovene (91,1%) và tiếng Serbia (4,5%), và các ngôn ngữ khác. Phần lớn người Slovenia biết một ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Italia hoặc tiếng Đức
Tôn giáo: 57,8% theo đạo Cơ đốc; 2,3% theo Chính thống giáo; 2,4% theo đạo Hồi; còn lại theo các tôn giáo khác hoặc vô thần.
Chính trị:
Ngày Quốc khánh: 25/6 (Ngày độc lập).
Chế độ chính trị: Nhà nước Cộng hòa Slovenia được tổ chức theo chế độ Cộng hòa, dân chủ, đại nghị và đa đảng. Một nước nhỏ, dân số chỉ có khoảng 2 triệu người nhưng có tới 8 đảng phái chính trị khác nhau, và không đảng nào nắm được đa số tuyệt đối trong Quốc hội, mà phải liên minh với nhau để lập ra chính phủ. Chính phủ hiện nay do liên minh của 4 đảng.
Tổng thống: Do cử tri bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống có vai trò chủ yếu trong lập pháp.
Quốc hội: Gồm Nghị viện quốc gia và Hội đồng quốc gia. Nghị viện quốc gia gồm 90 đại biểu được bầu trực tiếp từ các khu vực dân cư, nhiệm kỳ 4 năm. Hội đồng quốc gia gồm 22 đại biểu được cử đến từ các khu vực, các tổ chức kinh tế và xã hội trong cả nước, được bầu trong nhiệm kỳ 5 năm, tuy nhiên Hội đồng này chỉ có vai trò tham vấn.
Lịch sử:
Slovenia bị đế quốc Áo-Hung đô hộ suốt 8 thế kỷ, đến năm 1918. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Áo-Hung tan rã, theo Hiệp ước Quốc tế ngày 1/12/1918 tại Beograde, Liên bang Nam Tư lần thứ nhất- gọi là Vương quốcSlovenia, Serbia và Croatia được thành lập, đến năm 1929 đổi tên thành Vương quốc Nam Tư (Serbia lúc đó bao gồm cả Macedonia, Bosnia – Herzegovina và Montenegro).
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi phát xít Đức- Italia xâm lược và thống trị Nam Tư, nhà vua và Chính phủ Hoàng gia chạy sang Anh, Liên bang Nam Tư lần thứ nhất tan rã.
Ngày 29/11/1943, Hội đồng chống phát xít giải phóng Nam Tư (AVNOJ) quyết định thành lập nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư. Ngày này được coi là ngày thành lập Liên bang Nam Tư lần thứ hai .
Tháng 5/1945 với sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, Nam Tư đã giải phóng đất nước. Ngày 29/11/1945, Quốc hội lập pháp Nam Tư tuyên bố Nam Tư là nước Cộng hòa Liên bang Nhân dân và đến năm 1963 đổi tên thành CHXHCN Liên bang Nam Tư, gồm 6 nước cộng hòa: Serbia, Montenegro, Croatia, Slovenia, Bosnia – Herzegovina, Macedonia và 2 tỉnh tự trị là Kosovo và Vojvodina.
Ngày 23/12/1990, Slovenia tổ chức trưng cầu dân ý về nền độc lập. Ngày 25/6/1991, Slovenia chính thức tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập.
Văn hóa:
Slovenia là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời ở Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc cổ, kết hợp hài hòa với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Cầu Cobbler trên sông Ljubljana
Thác nước Ruscov Slap
Kinh tế:
Tiền tệ: đồng euro (đưa vào sử dụng từ 1/1/2007).
Các ngành nghề là thế mạnh:
Slovenialà một trong những nước thành công nhất tại khu vực Trung Đông Âu trong thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Sloveniacó một số ngành kinh tế khá phát triển như công nghiệp chế biến, dịch vụ tài chính, kinh doanh, ngân hàng, chế tạo máy, điện tử.
Nông nghiệp tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế (4,8%) nhưng phát triển ổn định và bền vững. Slovenia có sản phẩm rượu vang nổi tiếng.
Cánh đồng nho
Sloveniađã khá thành công trong việc tư nhân hóa nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, giải quyết thất nghiệp, ổn định đồng tiền, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, và hiện đại hóa hệ thống thuế. Phát triển hạ tầng kinh tế, hệ thống điện, hệ thống giao thông và bưu chính viễn thông là các bước đi quan trọng tiếp theo để Slovenia hòa nhập tốt vào nền kinh tế thế giới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Kinh tế của Slovenia có tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong 7 năm qua với tốc độ tăng trung bình là 3,8%.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong các năm qua: năm 2003: 3,1 %; năm 2004: 4,6%; năm 2005: 4%, năm 2006: 4,4%. Thu nhập đầu người năm 2004 là 16.621 USD; năm 2005 là 19.193 USD, năm 2006 là 23.400 USD. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2004 là 10,7 %, năm 2005 là 10,6 %, năm 2006 là 9,6%. Tỷ lệ lạm phát năm 2004 là 3,6%; năm 2005 là 3,0%, năm 2006 là 2,4%.
Tháng 5/2006, EU đã công nhận Slovenia đáp ứng mọi tiêu chí để có thể gia nhập khối đồng tiền chung euro từ 1/1/2007.
Đầu tư nước ngoài tại Slovenia:
Phần lớn là từ các nước trong EU, trong đó Áo, Đức, Pháp, Italia là những nước đầu tư nhiều nhất.
Chính sách thương mại:
Chính sách của Slovenia là hòa nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới và kinh tế của EU, phản ánh qua các hiệp định thương mại khu vực, đa phương và song phương. Trong đó tập trung vào các đối tác thương mại quan trọng của Slovenia là các nước thành viên của EU, đặc biệt là Đức, Italia, Áo và Pháp và các nước ở Trung và Đông Âu .
Biện pháp quản lý xuất nhập khẩu:
Hơn 90% hàng hóa nhập khẩu vào Slovenia là không bị hạn chế về số lượng, còn lại là bị áp hạn ngạch hoặc phải có giấy phép. Các hàng hóa khi nhập khẩu yêu cầu có giấy phép là các nhóm hàng nhạy cảm có ảnh hưởng đến an ninh của cộng đồng, đến sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường như: Lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng nói chung, động vật sống, dược phẩm, thiết bị quân sự, chất phế thải, các chất độc, chất nổ.
Hạn ngạch dệt may áp dụng theo quy định của WTO và EU.
Giấy phép xuất khẩu áp dụng với đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, thiết bị quân sự và tài nguyên.
Đối ngoại:
Ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại là tham gia EU và NATO. Slovenia là nước đi đầu trong các nước thuộc Nam Tư cũ xin gia nhập NATO. Tại cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào tháng 3/2003, người dân ủng hộ mạnh mẽ việc Slovenia trở thành thành viên của EU và NATO. Tháng 5/2004 Slovenia đã được chính thức kết nạp vào các tổ chức này.
Tăng cường quan hệ với các nước láng giềng như: Áo, Italia, Hungary và Croatia cũng là hướng ưu tiên trong đối ngoại. Slovenia quan tâm thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng, các nước tại khu vực Trung Đông Âu trong khuôn khổ mô hình tam, tứ giác phát triển và trong Nhóm sáng kiến Trung Âu.
Slovenia là thành viên của Liên hợp quốc (22/5/1992), OSCE (24/3/1992), WTO (30/7/1995).
Hiện nay, Slovenia có quan hệ Ngoại giao với trên 100 nước và là thành viên đầy đủ của 32 Tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc. Ngày 3/9/1999, Hội nghị cấp cao VIII các nước Francophonie họp ở Canada đã công nhận Slovenia là quan sát viên của Tổ chức này.
(T.Tiên, Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 3-4-2007)
Từ khóa » Dân Số Slovenia
-
Dân Số Slovenia Mới Nhất (2022) - Cập Nhật Hằng Ngày - DanSo.Org
-
Slovenia – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dân Số Slovenia Mới Nhất Năm 2022
-
Dân Số Của Slovenia Mới Nhất Năm 2022 Là Bao Nhiêu?
-
Dân Số Của Slovenia Mới Nhất Là Bao Nhiêu? - Lịch âm Năm 2021
-
Dân Số Của Slovenia Mới Nhất Là Bao Nhiêu? - Lịch Âm Hôm Nay
-
Đất Nước Slovenia: Đặc điểm - Dân Số - Kinh Tế
-
Di Trú Định Cư - Cộng Hòa Slovenia được Chia Thành 12 Vùng ...
-
Top 10 Quốc Gia Có Dân Số Già Nhất Thế Giới - Mobitool
-
Người Slovenes
-
Slovenia ở đâu? Giới Thiệu Về Vị Trí địa Lý Của Slovenia
-
Slovenia Mã Quốc Gia +386 / SI / SVN - Who Called
-
Slovenia