ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh Tư Vấn: Gãy Xương đòn Bao Lâu Sẽ Lành?
Có thể bạn quan tâm
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị chấn thương chỉnh hình, vi phẫu và phẫu thuật bàn tay, các bệnh lý thần kinh ngoại biên. BS Mỹ Anh còn được nhiều bệnh nhân khen ngợi vì đường mổ rất thẩm mỹ, sẹo mảnh như một nếp da.
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Gãy xương đòn (xương quai xanh) khá thường gặp trong tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt. Và gãy xương đòn trái thường gặp hơn bên phải, vì sao lại như vậy, thưa BS?Gãy xương đòn nói riêng và gãy xương nói chung, đa phần bệnh nhân sẽ bị gãy bên trái. Theo một vài nghiên cứu, số người thuận bên phải nhiều hơn người thuận bên trái, và bên không thuận có xu hướng yếu hơn bên thuận.Ở Việt Nam, người tham gia giao thông phải chạy bên lề phải, vì vậy, mọi người thường có xu hướng chống xe bằng chân trái nên nếu xảy ra tai nạn, thường bệnh nhân sẽ ngã về phía bên trái.
2. Khi xương đòn bị tổn thương thì được chia thành những mức độ như thế nào ạ?Gãy xương đòn thường được chia theo biến chứng, không chia theo mức độ.Gãy xương đòn thường gãy kín mà không xảy ra biến chứng, hoặc có biến chứng khi gãy xương kèm theo những tổn thương khác. Chẳng hạn: tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, tổn thương màng phổi,… Hoặc những mảnh xương đòn gãy phức tạp, đâm vào bó thần kinh dưới xương đòn, đâm vào đỉnh của màng phổi dẫn đến tràn khí màng phổi. Đó là những tình huống gãy xương có biến chứng.
3. Có quan niệm rằng “xương đòn dễ gãy dễ lành”, vì sao lại vậy ạ? Xin BS cho biết điều trị gãy xương đòn gồm những phương pháp nào ạ?Mọi người thường quan niệm xương đòn là dạng xương dễ lành khi gãy vì xương đòn có màng xương dày và vị trí phía trên của lồng ngực là vùng cung cấp máu dồi dào. Nhờ vậy, xương đòn rất dễ lành khi gãy.Khi điều trị gãy xương đòn có 2 phương pháp chính: điều trị phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn.- Điều trị bảo tồn:Đa số các trường hợp gãy xương đòn được điều trị bảo tồn mang đai. Trước đây, bệnh nhân sẽ được bó bột nhằm điều chỉnh vai bệnh nhân ngửa ra, cố định lại xương đòn. Ngày nay, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp bảo tồn nhẹ nhàng hơn, tức mang đai bằng vải thun số 8 sẽ nhẹ nhàng hơn cho bệnh nhân.Thường bác sĩ cũng chỉ định bảo tồn đối với bệnh nhân cao tuổi, xương đã bị loãng khiến cho phẫu thuật kết hợp xương sẽ không thể đảm bảo. Hoặc những bệnh nhân không chấp nhận rủi ro lớn nên được điều trị bảo tồn.Điều trị bảo tồn sẽ được áp dụng khi bệnh nhân không chấp nhận cuộc mổ đau đớn hoặc sẹo mổ, không muốn nằm viện…
Mang đai bằng vải thun số 8 - Ảnh Alobacsi
- Điều trị phẫu thuật:Khi có biến chứng như tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu, tổn thương thủng màng phổi sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Bên cạnh đó, trường hợp gãy hở cần cắt lọc vết thương, kết hợp xương lại sẽ được chỉ định mổ.Những trường hợp gãy kín đang được điều trị bảo tồn nếu xuất hiện mảnh gãy thứ ba có nguy cơ gây chọc thủng da hoặc màng phổi cũng sẽ được chỉ định mổ.Ngoài ra chỉ định mổ được mở rộng hơn do nhu cầu thẩm mỹ của người dân. Chẳng hạn do đặc thù xương đòn nằm ngay dưới da, khi điều trị bảo tồn có những biến chứng như can xương lệch, tức quá trình lành xương không như mong muốn sẽ tạo nên 1 cục u trồi lên, gây mất thẩm mỹ. Nếu lo ngại điều này thì bệnh nhân có thể yêu cầu mổ để xương lành đẹp.
4. Biến chứng gãy xương đòn khi điều trị bảo tồn là gì, cách thể khắc phục như thế nào, thưa BS?Khi điều trị bảo tồn không tốt có khả năng xương đòn sẽ không thể lành lại và can xương không mọc được. Hoặc trong quá trình bảo tồn bị tì đè, dẫn đến phần xương gãy nhô cao, gây ra tình trạng loét da, đâm thủng ra ngoài.Việc lành xương của điều trị bảo tồn thường không đạt được hình dạng tuyệt đối như phương pháp phẫu thuật nên có những can lệch, xù lên làm cho vai ngắn lại, khiến xương đòn bị nhô lên, gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.Để khắc phục những biến chứng của điều trị bảo tồn, bệnh nhân cần giữ nguyên và đến bệnh viện thăm khám thường xuyên. Thường 1 tuần sau khi điều trị bảo tồn, bệnh nhân nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại phim có đạt kết quả không, có nguy cơ xương đâm qua da không, nếu có khả năng gây ra các biến chứng sẽ được chỉ định mổ.
5. Những trường hợp gãy xương đòn như thế nào phải phẫu thuật kết hợp xương? Dụng cụ dùng để kết hợp xương gồm những gì ạ?Đối với người trẻ, gãy xương đòn thường được khuyến khích phẫu thuật kết hợp xương. Bác sĩ sẽ xem xét giữa mặt lợi và hại đối với bệnh nhân.So với điều trị bảo tồn, nếu bệnh nhân chọn phẫu thuật sẽ được nắn chỉnh xương tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ để lại vết sẹo mổ và chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn điều trị bảo tồn, và bệnh nhân phải thực hiện cuộc mổ thứ hai để lấy dụng cụ y tế ra ngoài. Vì vậy, bệnh nhân cần cân nhắc 2 phương pháp trên.Đối với dụng cụ kết hợp xương đòn hiện tại có 2 phương pháp, bao gồm sử dụng đinh nội tủy có răng vặn và nẹp vít tức nẹp và bắt vít vào.
Bờ vai có vết mổ xương đòn sau phẫu thuật đặt nẹp kết hợp xương - Ảnh: bạn đọc Alobacsi
6. Nhờ BS cho biết thêm, việc lựa chọn đóng đinh nội tủy và nẹp vít để kết hợp xương đòn dựa trên cơ sở nào ạ? Ca phẫu thuật thường kéo dài trong bao lâu? Bệnh nhân nằm viện mấy ngày?Để lựa chọn phương pháp đóng đinh nội tủy hay nẹp vít cho bệnh nhân cần dựa vào nhiều yếu tố. Trong lòng tủy xương có một cái ống, nếu lòng tủy bệnh nhân nhỏ mà đường gãy không bị gãy thành nhiều mảnh thì nên lựa chọn phương pháp đóng đinh. Phương pháp này có nhược điểm dễ bị lộ phần đinh khi đinh vừa đóng, chưa chắc vào xương. Tuy nhiên, ưu điểm là khi đóng đinh, đường mổ sẽ nhỏ, đơn giản.Đối với nẹp vít, đường mổ dài hơn nhưng phần nắn chỉnh sẽ tuyệt đối, vững chắc hơn.
Ảnh nẹp xương đòn - Ảnh Alobacsi
Nhìn chung, giữa 2 phương pháp thời gian mổ không khác biệt nhau nhiều, từ 30-45 phút sẽ hoàn thành cuộc phẫu thuật kết hợp xương.Tại bệnh viện Nhân dân 115, sau khi bệnh nhân được làm phẫu thuật có thể xuất viện rất sớm trong vòng khoảng 3-5 ngày, tùy theo đường mổ lớn hay nhỏ.
Giữa việc lựa chọn phẫu thuật hay bảo tồn, đinh nội tủy hay nẹp vít phụ thuộc vào lòng tủy của bệnh nhân và thói quen, sự đánh giá của phẫu thuật viên. Cá nhân tôi thường lựa chọn phương pháp phẫu thuật nẹp vít sẽ cho kết quả nắn chỉnh tốt, chắc hơn và bệnh nhân không bị biến chứng trồi đinh về sau.7. Trường hợp người cao tuổi bị gãy xương đòn, lẽ ra nên phẫu thuật kết hợp xương nhưng do bị loãng xương nên chống chỉ định phẫu thuật thì sẽ được điều trị như thế nào ạ?Đối với bệnh nhân lớn tuổi thường có các bệnh nội khoa kèm theo, như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... Đồng thời thường bị loãng xương, là tình trạng xương mỏng dần, bị giòn, xốp đi, không đảm bảo xương có đủ độ chắc khỏe sẽ được đánh giá là cuộc phẫu thuật có nhiều nguy cơ. Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được khuyên nên điều trị bảo tồn.8. Thời gian lành xương đòn thường là bao lâu, thưa BS? Tốc độ lành xương có khác nhau giữa điều trị bảo tồn và phẫu thuật hay không ạ?Lành xương là một quá trình cần nhiều thời gian để hồi phục. Trong điều trị bảo tồn, xương sẽ có can xương sau 4-8 tuần. Bệnh nhân khi điều trị bảo tồn sẽ được mang đai trong suốt thời gian này.Còn nếu mổ bệnh nhân sẽ được hoạt động sớm hơn nhờ phương tiện được đặt trong xương, không gây vướng víu. Trong quá trình phẫu thuật, can xương cũng bị ảnh hưởng do quá trình bóc tách xương, vì vậy, can xương hình thành chậm hơn phương pháp bảo tồn.
9. Sau khi gãy xương đòn bao lâu thì bệnh nhân có thể đi xe máy được ạ? Và trong thời gian đợi lành xương, họ cần kiêng cữ như thế nào, những động tác nào phải tránh? Có cần tập vật lý trị liệu không ạ?Riêng trường hợp phẫu thuật kết hợp xương đòn, bệnh nhân thường mong muốn chạy xe máy rất sớm vì sau phẫu thuật nẹp vít sẽ không gây ra tình trạng đau nhức và nẹp ở trong xương không gây vướng víu khi cử động. Tuy nhiên, động tác đi xe máy hoặc lao động sớm sẽ không tốt cho bệnh nhân. Bởi vì khi bắt nẹp vít vào phần xương gãy, khi xương chưa lành, cử động của bệnh nhân có thể làm lỏng và tuột vít ra, làm cuộc mổ thất bại.Trong thời gian chờ lành xương, bệnh nhân nên kiêng xách vật nặng vì xương đòn là phần nối giữa toàn bộ thân người và tay, khi xách vật nặng sẽ kéo phần vai xuống, dễ di lệch chỗ gãy hơn.Ngoài ra, về gãy xương đòn, ít để lại di chứng nên không bắt buộc bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu. Chủ yếu bệnh nhân nên tập khớp vai, tránh bị cứng khớp vai do lâu ngày không cử động.Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên vận động trễ hơn, sau phẫu thuật từ 2-3 tháng khi có dấu hiệu của can xương.10. Thời điểm nên tháo đinh nội tủy hoặc nẹp vít là bao lâu sau khi phẫu thuật, thưa BS? Nếu bệnh nhân sợ phải phẫu thuật lấy ra, quyết định để luôn có được không ạ?Về nguyên tắc, khi xương lành thì có thể lấy dụng cụ nẹp xương ra được. Tuy nhiên, khi lành xương trong trường hợp đặt nẹp vít, bệnh nhân nên để yên nẹp trong vòng 1 năm vì đây là sự lành xương trực tiếp, nên xương cũng sẽ yếu hơn lành xương gián tiếp.Đối với trường hợp đóng đinh nội tủy, khi thăm khám nhận thấy có hiện tượng lành can xương, hoặc can xương còn hơi yếu nhưng có biến chứng như đinh đâm thủng da sẽ được chỉ định phẫu thuật tháo đinh.Đối với một số trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, có những bệnh nội khoa kèm theo có thể khiến cuộc phẫu thuật nặng hơn sẽ được tư vấn để dụng cụ kết hợp xương trong người, không phải thực hiện tiếp cuộc mổ lần 2.Bác sĩ thường không khuyến khích bệnh nhân nên giữ nẹp lại trong người vì sau khi lành phần nẹp vít nằm ngay dưới xương đòn sẽ lộ lên, gây mất thẩm mỹ. Đối với phẫu thuật đinh nội tủy sẽ nhẹ nhàng hơn, các bác sĩ chỉ cần mổ 1 đường nhỏ để lấy đinh ra bên ngoài.Tuy nhiên, vì ở ca phẫu thuật kết hợp xương đầu tiên sẽ rất đau nên bệnh nhân thường có tâm lý lo lắng cho cuộc phẫu thuật lần 2. Vì vậy, các bác sĩ thường giải thích cho các bệnh nhân hiểu là lần phẫu thuật thứ 2 để lấy đinh/nẹp ra, họ sẽ ít đau hơn, mổ nhanh hơn, thời gian lưu lại bệnh viện ngắn hơn, chi phí thấp hơn vì vậy cũng không nên quá lo lắng.11. Giữa hai phương pháp điều trị bao gồm bảo tồn và phẫu thuật kết hợp xương. Bác sĩ có lời khuyên cho bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp nào không ạ?Với trường hợp có biến chứng, bệnh nhân nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp gãy có mảnh thứ 3 có nguy cơ đâm xuống màng phổi sẽ được chỉ định kết hợp xương.Đối với những trường hợp gãy ngang, tuy không cần thiết phải thực hiện phẫu thuật nhưng bệnh nhân nên xem xét dựa trên các yếu tố như tình trạng sức khỏe, mong muốn của bản thân là gì (muốn thẩm mỹ đẹp hơn, hay kinh tế thoải mái và có thể vận động sớm hơn) thì bệnh nhân vẫn có thể lựa chọn phẫu thuật.Ngoài ra, khi bị gãy xương, bệnh nhân không nên kiêng cữ thực phẩm. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian, người dân thường có thói quen kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng, phong ngứa như hải sản, tôm, cua,...Tuy nhiên, bệnh nhân không nên kiêng những loại thực phẩm trên vì chúng chứa rất nhiều canxi, khi kiêng cữ xương sẽ chậm lành hơn.
~~~~~~~~Hy vọng qua những chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh - Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về điều rị gãy xương đòn? Thay mặt bạn đọc, xin chân thành cảm ơn bác sĩ!.Nếu có thắc mắc về sức khỏe, kính mời bạn đọc đặt câu hỏi và gửi về chương trình thông qua:Fanpage: Bệnh viện Nhân dân 115Hộp thư: bvnd115tphcm@gmail.comTrân trọng!*Chương trình do Bệnh viện Nhân dân 115 và Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn phối hợp thực hiện.Từ khóa » Bó Bột Xương đòn
-
Bị Gãy Xương đòn Có Cần Bó Bột Không? - Vinmec
-
Các Phương Pháp điều Trị Gãy Xương đòn Vai - Vinmec
-
Gãy Xương đòn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
Gãy Xương đòn Có Nguy Hiểm Không? Bao Lâu Thì Lành? • Hello Bacsi
-
Gãy Xương đòn, điều Trị Thế Nào?
-
Gãy Xương Đòn Bao Lâu Mới Lành, Có Cần Bó Bột Không?
-
Tìm Hiểu Về Nắn, Bó Bột Gãy Xương đòn Tại Bệnh Viện Bạch Mai
-
Tổng Quan Về Gãy Xương - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Xương đòn Dễ Lành - Tuổi Trẻ Online
-
Bị Gãy Xương Nên ăn Gì để Mau Liền? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Người Bị Gãy Xương Đòn Cần Chữa Trị, Chăm Sóc Như Thế Nào?
-
Gãy Xương đòn Có Cần Bó Bột Không? Có Nguy Hiểm Gì Không?
-
Gãy Xương đòn Bao Lâu Thì Lành
-
Nguyên Nhân Gãy Xương đòn Vai? Các Phương Pháp điều Trị
-
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ TẠI BỆNH VIỆN
-
Gãy Xương Đòn - Những Nguy Cơ Nếu Không Kịp Thời Chữa Trị