Thư Ký – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Vai trò
  • 2 Xem thêm
  • 3 Tham khảo
  • 4 Chú thích
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một bà thư ký đang làm việc
Bàn làm việc của thư ký
Thư ký của Tổng thống Mỹ

Thư ký là một người chuyên thực hiện các công việc liên quan đến công tác hỗ trợ việc quản lý, điều hành trong văn phòng, thực hiện các công việc liên quan đến giấy tờ, các công việc tạp vụ hành chính, sắp xếp hồ sơ, soạn thảo văn bản, tiếp khách, lên lịch trình, tổ chức cuộc họp, hội nghị, lên kế hoạch cho giám đốc. Thư ký ban đầu chỉ thực hiện các chức năng liên quan đến việc ghi chép biên bản, hay các ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền hay còn gọi là thư lại (thuật ngữ cổ). Ngày nay, chức năng, nhiệm vụ và công việc của các thư ký đã được mở rộng, khiến thư ký trở thành một nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

Vai trò

[sửa | sửa mã nguồn]

Người thư ký và công việc thư ký đã thay đổi rất nhiều kể từ khi máy tính và các phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ văn phòng xuất hiện từ những thập niên 1980. Công việc đánh máy chữ trước đây chiếm rất nhiều khối lượng công việc của thư ký nay đã giảm tương đối nhiều. Ngoài ra thì công việc lưu trữ tài liệu, văn thư và tìm kiếm chiếm mất nhiều thời gian. Hiện nay, với sự trợ giúp của máy tính thì việc lưu trữ và tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn. Đối với các doanh nghiệp, từ vai trò quản lý các địa chỉ giao dịch, ngày nay thư ký thành bộ mặt không thể thiếu giữa người chủ doanh nghiệp và môi trường hoạt động của công ty, trong các quan hệ với những người cùng cộng tác, với khách hàng. Một trong các phẩm chất quan trọng của người thư ký ngày nay là biết sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ để tăng khả năng giao tiếp, truyền đạt, tiếp nhận thông tin do bối cảnh toàn cầu hóa. Khả năng ghi chép tốc ký biên bản, tài liệu kỹ năng cần có. Bên cạnh đó yếu tố ngoại hình và gia đình (độc thân) cũng quan trọng, nhất là đối với các nữ thư ký. Trong văn hóa bình dân thì người thư ký thường là đối tượng chịu định kiến nghề nghiệp tiêu cực, theo đó nhân sự thư ký được hình dung là một nữ thư ký riêng có ngoại hình, nhan sắc, chân dài và thường có nhiều lời đồn thổi về những mối quan hệ "không phù hợp" với "sếp" (thường là người tình hoặc "bồ nhí" của sếp).

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phụ nữ công sở
  • Thủ thư
  • Tiếp tân
  • Bảo mẫu
  • Gia sư

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nghệ thuật thăng tiến, Lưu Quân Sư, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, năm 2006
  • 22 điều sai phạm không nên có trong công việc, Nguyễn Hải Yến (biên soạn), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, năm 2007

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thư_ký&oldid=71862265” Thể loại:
  • Nghề nghiệp
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai

Từ khóa » Thư Ký Là Làm Những Công Việc Gì