Thù Lao Là Gì? Đặc điểm Và Cách Tính Thuế Thù Lao Lao động?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Thù lao là gì?
- 2 2. Thù lao lao động là gì?
- 3 3. Đặc điểm của thù lao:
- 4 4. Cách tính thuế thù lao:
- 5 5. Thu nhập được miễn thuế từ tiền lương, tiền công:
1. Thù lao là gì?
Tiền thù lao là một Khoản thanh toán tự nguyện được trả cho một người làm dịch vụ mà thực tế không được yêu cầu phải trả phí về mặt pháp lí hay có thể hiểu đó là Khoản tiền công bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra để thực hiện một công việc, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc theo thời gian lao động hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
Tiền thù lao thường được sử dụng để giúp trang trải chi phí cho các tình nguyện viên hoặc diễn giả được mời và có thể được coi là thu nhập chịu thuế.
Tiền thù lao khác với trợ cấp hằng ngày – là Khoản trợ cấp hằng ngày được trả cho nhân viên hoặc chuyên gia tư vấn để trang trải chi phí cho chuyến công tác như tiền khách sạn, tiền đi lại, tiền ăn uống.
2. Thù lao lao động là gì?
Theo nghĩa hẹp, thù lao lao động là tất cả các Khoản mà người lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn giữa họ với người sử dụng lao động.
3. Đặc điểm của thù lao:
Cơ cấu thù lao lao lao động gồm 3 thành phần: thù lao cơ bản, các khuyến khích, các phúc lợi.
Thứ nhất, Thù lao cơ bản. Thù lao cơ bản là phần thù lao cố định mà người lao động nhận được một cách thường kỳ dưới dạng tiền lương (theo tuần, theo tháng) hay là tiền công theo giờ. Thù lao cơ bản được trả dựa trên cơ sở của loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của người lao động.
– Tiền công: là số tiền trả cho người lao động tùy thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công thường được trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng.
– Tiền lương: là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lương thường được trả cho các cán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật. Tuy nhiên, trong thực tế hai thuật ngữ này thường được dùng lẫn lộn để chỉ phần thù lao cơ bản, cố định mà người lao động được nhận trong tổ chức. Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Thứ hai, Các khuyến khích tài chính: là Khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương để trả cho những người lao động thực hiện tốt công việc. Loại thù lao này gồm: tiền hoa hồng, các loại tiền thưởng, phân chia năng suất, phân chia lợi nhuận.
Thứ ba, Các phúc lợi và dịch vụ: là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của người lao động như: bảo hiểm sức khỏe; bảo đảm xã hội; tiền tiền lương hưu; tiền trả cho những ngày nghỉ: nghỉ lễ; nghỉ phép; các chương trình giải trí, nghỉ mát; nhà ở; phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành viên trong tổ chức.
4. Cách tính thuế thù lao:
Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các Khoản giảm trừ sau:
– Các Khoản giảm trừ gia cảnh.
– Các Khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
– Các Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Mức tiền lương phải nộp thuế
Người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tuy nhiên, không phải tất cả cá nhân đều phải nộp thuế, mà chỉ người có thu nhập tính thuế mới phải nộp thuế.
Hay nói cách khác, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Từ ngày 01/7/2020, khi Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực thì mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau:
Mức giảm trừ cũ: Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Mức giảm trừ mới: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Công thức và các bước tính thuế thu nhập cá nhân
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo công thức sau:
(1) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các Khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế được tính như sau:
(3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các Khoản được miễn
Các bước tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2. Tính các Khoản được miễn
Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)
Bước 4. Tính các Khoản được giảm trừ
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)
Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).
Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp (bước 6) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì người nộp thuế áp dụng phương pháp tính thuế sau theo đúng đối tượng.
Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công áp dụng cho 03 đối tượng khác nhau, cụ thể:
– Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên (đây là cách mà bài viết đang hướng dẫn).
Lưu ý: cá nhân cư trú theo quy định của pháp luật thuế chứ không phải “cư trú” theo pháp luật cư trú.
– Khấu trừ 10%: Áp dụng đối với cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
– Khấu trừ 20%: Áp dụng đối với cá nhân không cư trú, thường là người nước ngoài.
5. Thu nhập được miễn thuế từ tiền lương, tiền công:
Theo Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế là Khoản thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động, cụ thể như sau:33
– Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, Khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Ngoài các Khoản được miễn thuế từ tiền lương, tiền công trên, người lao động nếu có các Khoản thu nhập sau thì sẽ không bị tính thuế như: Tiền ăn trưa, ăn giữa ca, tiền điện thoại…
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Thứ nhất, Điều kiện được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
– Phải có hồ sơ chứng minh và đăng ký người phụ thuộc.
Thứ hai, Ai là người phụ thuộc?
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau:
– Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
– Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện dưới đây:
Trường hợp 1: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động: Là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Trường hợp 2: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
– Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm:
+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
+ Ông nội, ông nội; ông ngoại, ông ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi phải đáp ứng được các điều kiện sau đây thì mới được giảm trừ, cụ thể:
Trường hợp 1: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Trường hợp 2: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Từ khóa » Thù Lao Là Gì Nghĩa
-
Thù Lao Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Thù Lao Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Thù Lao
-
Tiền Thù Lao Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Thù Lao Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
"thù Lao" Là Gì? Nghĩa Của Từ Thù Lao Trong Tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt
-
Thù Lao - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tiền Thù Lao Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Thù Lao Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Cơ Cấu Thù Lao - Những Vấn đề Cần Quan Tâm Của Người Lao động
-
Tiền Thù Lao Là Gì?
-
Sự Khác Biệt Giữa Thù Lao Và Tiền Lương (Kinh Doanh) - Sawakinome
-
Tiền Thù Lao Là Gì? - Blog Hỏi Đáp
-
Tiền Thù Lao Là Gì? - Học Đấu Thầu
-
Nguồn Gốc ý Nghĩa Từ Cát-xê - VNU