Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây! © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thứ ba, 26/11/2024, 17:29 “Thư trung thu” là một bài thơ chứa chan tình yêu thương của Bác Hồ đối với các cháu thiếu niên nhi đồng. Em hãy phân tích bài thơ và nói lên cảm nghĩ của mình.
2017-01-20T09:21:08+07:00 2017-01-20T09:21:08+07:00 Có những bài thơ chỉ đọc một lần là ta nhớ mãi. Thơ Bác Hồ em đã được học và đã thuộc một số câu, một số bài. Bài “Thư trung thu”, hầu như bạn nào ở lớp 7 của chúng em cũng đều thuộc. Tưởng như sau mỗi vần thơ, Bác đang mỉm cười với các cháu. /themes/cafe/images/no_image.gif Bài Kiểm Tra https://baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.png Thứ sáu - 20/01/2017 09:21 Có những bài thơ chỉ đọc một lần là ta nhớ mãi. Thơ Bác Hồ em đã được học và đã thuộc một số câu, một số bài. Bài “Thư trung thu”, hầu như bạn nào ở lớp 7 của chúng em cũng đều thuộc. Tưởng như sau mỗi vần thơ, Bác đang mỉm cười với các cháu. Xin được khẽ đọc bài thơ: “Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu ngoan ngoãn, Mặt các cháu xinh xinh Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình. Đi tham gia kháng chiến Để gìn giữ hòa bình. Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh”. “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng”, điệp khúc ấy ngân vang mãi trong bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã, đã trở thành điệu tâm hồn của tuổi thơ Việt Nam. Như để đáp lại tiếng lòng của các cháu, mở đầu bài thơ, Bác đã trải hồn mình: “Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh” Bác yêu các cháu nhiều vì các cháu “ngoan ngoãn” là trò giỏi con ngoan, là đội viên tốt. Vì các cháu kháu khỉnh, dễ thương có gương mặt “xinh xinh” có đôi mắt sáng ngời. Các cháu là tinh hoa của đất Việt. Sao Bác không yêu thương quý mến chứ?. Bác đã chỉ ra và ngợi khen những phẩm chất tốt đẹp của thiếu niên nhi đồng với tất cả tấm lòng nâng niu: “Tính các cháu ngoan ngoãn – Mặt các cháu xinh xinh”. Bất cứ em bé Việt Nam nào, khi đọc hai câu thơ trên đây của Bác đều xúc động và sung sướng vì cảm thấy bản thân mình, các bạn của mình đang được Bác ngợi khen và nhắc đến. “Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế!”. Bác yêu thương, quý mến các cháu nhiều nên Bác cầu mong các cháu ngoan ngoãn hơn nữa, giỏi giang hơn nữa. Sáu câu thơ tiếp theo là niềm mong mỏi của Bác. “Thư trung thu” của Bác Hồ gửi thiếu niên nhi đồng vào dịp tết Trung thu năm 1952. Lúc ấy cuộc kháng chiến của quân và dân ta chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Bác chỉ “mong” các cháu: “Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành” Chữ “mong” là lời khuyên, là sự nhắc nhở, động viên ân cần của Bác. Kháng chiến gian khổ, thiếu thốn, trẻ em phải học trong bom đạn quân thù, nên phải gắng. Bác đã từng dạy thiếu nhi: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, Học tập lao động tốt”...Ở đây Bác lại nhắc các cháu “ Thi đua học hành”. Cô giáo em cho biết, lúc bấy giờ chưa có phong trào thi đua như hiện nay, nhưng ở hậu phương thiếu nhi sôi nổi tham gia các phong trào như “phòng gian bảo mật” giúp đỡ các gia đình bộ đội, thương binh liệt sĩ, ở nhà thì chăn trâu, cắt cỏ, quét nhà... giúp đỡ bố mẹ, thực hiện lời dạy bảo của Bác: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” – “ Tùy theo sức của mình”. Biết “thi đua học và hành”, biết “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” là đã thiết thực thể hiện lòng yêu nước. Lúc bấy giờ, nhiều thiếu niên đi học trường Thiếu sinh quân, làm liên lạc mặt trận, làm chiến sĩ du kích ở vùng dịch hậu... Nhiều bạn đã lập nên bao chiến tích vẻ vang. Lê Văn Tám ở miền Nam, Lượm ở thành phố Huế, Phạm Ngọc Đa ở Hải Phòng, Vừ An Dính ở Tây Bắc, ở Bắc Ninh có “Đội du kích thiếu niên Đình Bảng” lừng danh,... Có biết bao tấm gương anh hùng “tuổi nhỏ chí cao” sáng ngời tinh thần chiến đấu anh dũng. Thiếu nhi Việt Nam đã noi gương và tiếp bước ông cha nêu cao dáng đứng Việt Nam lẫm liệt: “Dân ta gan dạ anh hùng, Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn” (30 năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) Nhiều giọt nước tụ lại thành sông; nhiều dòng sông làm nên biển cả. Ngàn vạn ngọn gió góp lại làm căng cánh buồm, tạo nên sức mạnh to lớn, đưa con thuyền kháng chiến vượt qua mọi thác ghềnh, cập bến bờ thành công. “Việc nhỏ” mà Bác Hồ mong các cháu làm có một ý nghĩa vô cùng to lớn như vậy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình Đi tham gia kháng chiến Để gìn giữ hòa bình” Vần thơ của Bác giản dị mà vô cùng thấm thía. Như những giọt nước ngọt lành tỏa mát tâm hồn tuổi thơ. Bác không chỉ thương yêu mà còn nhìn thấy bao phẩm chất tốt đẹp của thiếu nhi Việt Nam anh hùng. Đọc thơ Bác, chúng ta vô cùng sung sướng vì được Bác động viên khích lệ, cảm thấy được “nâng cánh bay lên” ai cũng muốn lập được nhiều thành tích tốt đẹp hơn nữa để Đảng và Bác, thầy cô giáo và cha mẹ vui lòng: “Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh” Đã bao lâu nay, hàng triệu thiếu niên nhi đồng trên mọi miền đất nước đều “thi đua học và hành”, phấn đấu trở thành trò giỏi, con ngoan, đội viên tốt, được tự hào và vinh dự mang danh hiệu cao quý Bác Hồ Minh một cách xứng đáng. “Thư trung thu” rất độc đáo, viết bằng thơ ngũ ngôn. Cách viết của Bác rất giản dị, nhẹ nhàng và tình cảm. Bài thơ đã thể hiện trái tim nhân ái bao la, mênh mông của Bác Hồ Chí Minh kính yêu. Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi. Đất nước đã được độc lập, thống nhất, hòa bình. Bác Hồ đã đi xa,... Nhưng kì lạ thay, tuổi thơ gần xa vẫn cảm thấy có tiếng Bác Hồ ân cần nhắc nhở: “Mong các cháu cố gắng - Thi đua học và hành”. Em xin được mượn câu thơ của Tố Hữu để nói lên cảm xúc, ý nghĩ của mình khi đọc “Thư trung thu” của Bác Hồ: “Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao! Giọng của Người, không phải sấm trên cao, Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau” (Sáng tháng năm) © Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích
Theo dòng sự kiện
Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề đời sống Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 sách Chân trời năm 2024 Xem tiếp...
Những tin cũ hơn
Hãy giải thích câu nói sau đây và nói lên những suy nghĩ của em: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Cảm nhận của em về một bài thơ chữ Nôm viết theo thể thơ Đường. GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Bài học Bài soạn Bài giảng Bài giới thiệu Bài hướng dẫn Bài làm văn Bài trắc nghiệm Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2 Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2 Luyện thi theo Bài học Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ:
60 giây