Thứ Tự Bơm Máu Vào ống Nghiệm | BvNTP

✴️ Thứ tự bơm máu vào ống nghiệm (Order of Blood Draw Tubes and Additives) Mục lục

Tại sao phải bơm máu vào ống nghiệm theo đúng thứ tự?

Tùy từng loại xét nghiệm mà máu được cho vào các ống nghiệm không chứa chất chống đông hoặc có chứa các chất chống đông khác nhau.

Các Bệnh viện tại Việt Nam hiện nay thường sử dụng 5 loại ống nghiệm tương ứng với 5 chất chống đông là:

  • 1.Sodium citrate: Nắp màu xanh lá, thường dùng trong xét nghiệm Đông máu

  • 2.EDTA: Nắp màu xanh dương, thường dùng trong xét nghiệm Huyết đồ

  • 3.Heparin: Nắp màu đen, thường dùng trong xét nghiệm Sinh hóa

  • 4.Ống serum: Nắp màu đỏ, không chứa chất chống đông, thường dùng trong xét nghiệm Miễn dịch

  • 5.NaF: Nắp màu xám, dùng trong xét nghiệm định lượng glucose khi mẫu máu không được phân tích trong vòng 2 giờ

Cơ chế các chất chống đông và lý do tại sao không dùng ống EDTA trong xét nghiệm đông máu

1. EDTA (Ethylenediaminetetra-acetic Acid)

Thường được sử dụng trong xét nghiệm huyết độ

Cơ chế: Các muối Natri và Kali của EDTA có khả năng chống đông rất mạnh thông qua cơ chế kết hợp với Ca2+ ( EDTA có 4 nhóm COOH và 2 nhóm amin)

Muối EDTA K2 và Na2 thường được sử dụng ở dạng muối khan, EDTA K3 ở dạng lỏng. EDTA Na3 thì không được khuyến cáo sử dụng do pH cao.

Muối EDTA K2 ( 1650g/L) tan trong nước tốt hơn muối EDTA Na2 ( 108g/L) nên thường được sử dụng làm chất chống đông hơn.

EDTA K3 làm loãng máu 1% - 2% do đó là giảm nhẹ Hct đồng thời một số tế bào máu bị nhỏ lại, do đó khi sử dụng EDTA K3 sẽ làm giảm Hct.. EDTA K2 được sử dụng ở dạng phun khô trên thành ống nghiệm nên không làm pha loãng máu và hình dạng tế bào có sự thay đổi không đáng kể.

CLSI và ICSH (International Council for Standardization in Haematology) khuyến cáo nên sử dụng EDTA K2 với nồng độ 1.5 – 2.2mg/ml máu và EDTA K3 có thể được dùng như một chất chống đông thay thế.

EDTA thường được sử dụng trong xét nghiệm huyết đồ vì có khả năng giữ nguyên hình dạng tế bào máu và khả năng cho bắt màu thuốc nhuộm tối ưu. Nhưng thừa EDTA làm cho tế bào bị nhỏ lại. Tỉ lệ tối ưu nhất là 1.5mg EDTA /ml máu.

2. Heparin

Muối Li của Heparin với nồng độ 10 – 20 IU/ml máu được khuyến cáo sử dụng trong xét nghiệm hóa sinh, phân tích khí máu … vì nó ít ảnh hưởng đến các ion nhất.

Cơ chế: Tăng cường hoạt động của Antithrombin III ức chế hoạt động của yếu tố IIa (thrombin), Xa và XIa.

Heparin không được dùng trong xét nghiệm huyết đồ vì nó gây kết cụm tiểu cầu và bạch cầu, cũng không được sử dụng trong xét nghiệm PCR có enzyme cắt giới hạn vì nó ức chế hoạt động của enzyme.

3. Trisodium Citrate nồng độ 0.109M (3.2%) và 0.129M (3.8%)

Thường được sử dụng trong xét nghiệm đông máu và đo tốc độ máu lắng

Cơ chế: Kết hợp với ion Ca2+

Trong xét nghiệm đông máu, tỉ lệ 9 thể tích máu: 1 thể tích Trisodium Citrate ( Trong một số trường hợp Hct cao thì cần điều chỉnh thể tích máu phù hợp, theo bảng hiệu chỉnh

Trong xét nghiệm đo tốc độ máu lắng, tỉ lệ 4 thể tích máu: 1 thể tích Sodium citrate ( Đo bằng ống Westergren)

4. NaF

NaF ức chế enzym đường phân nên được sử dụng để hạn chế sự tiêu thụ đường của tế bào trong mẫu máu thu thập. Ống nghiệm chứa hỗn hợp EDTA và Flouride trong dung dịch đệm citrate (pH < 5.9) có thể ức chế quá trình đường phân ngay lập tức.

Vậy ống nghiệm NaF hàng ngày chúng ta dùng thực chất gồm 3 thành phần NaF/citrate buffer/Na2EDTA

5. Cùng một cơ chế chống đông bằng cách kết hợp với ion Canxi, tại sao không sử dụng EDTA trong xét nghiệm đông máu?

EDTA có 6 vị trí có thể gắn ion Canxi ( 4 nhóm COOH và 2 nhóm amin)

EDTA kết hợp với Ca2+ mạnh hơn Sodium Citrate, ngoài kết hợp với Ca2+, EDTA còn kết hợp với một số ion kim loại khác rất mạnh như Cu2+, Cu2+ là thành phần của yếu tố V, yếu tố VIII và Prothrombin ( 1mol yếu tố V chứa 1 mon ion Cu2+, 1mol Prothrombin chứa 0.01mol Cu2+, yếu tố VIII chứa 1 nguyên tử Cu2+). Do đó khi sử dụng EDTA sẽ làm giảm nồng độ của một số yếu tố đông máu ( Có một thử nghiệm cho thấy nồng độ yếu tố VIII giảm từ 92% xuống còn 8% và nồng độ yếu tố V giảm từ 131% xuống 64% khi sử dụng EDTA so với Sodium Citrate)

Nhiều nghiên cứu so sánh sự chênh lệch kết quả xét nghiệm PT, APTT, Fibrinogen khi sử dụng EDTA và Sodium citrate và cho thấy sự khác biệt là cần lưu ý.

Nếu không tuân theo thứ tự cho máu vào ống nghiệm thì mẫu máu từ ống nghiệm này sẽ bị nhiễm chất chống đông từ ống nghiệm khác làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Thứ tự cho máu vào ống nghiệm như sau:

  • 1. Chai cấy máu: Blood culture tube or bottle

  • 2. Sodium citrate tube: Xanh lá

  • 3. Serum tube: Đỏ

  • 4. Heparin tube: Đen

  • 5. EDTA tube: Xanh dương

  • 6.Sodium fluoride: xám

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

BÀI VIẾT KHÁC

ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ SỐ HUYẾT THANH HỌC ĐẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH GIỚI THIỆU VỀ ĐỒ THỊ CWA (CLOT WAVEFORM ANALYSIS) CỦA XÉT NGHIỆM PT VÀ aPTT Ống ly tâm Báo cáo khoa học của Khoa Xét nghiệm tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật - Chào mừng 120 năm thành lập Bệnh viện Nguyễn Tri Phương PROCALCITONIN- Một marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Đặt hẹn khám Khám tại nhà

Lịch khám bệnh dịch vụ từ ngày 16 - 20 tháng 9 năm 2024

Nguyên nhân khiến dương vật tiết mủ

✴️ Kỹ thuật làm giày chỉnh hình

✴️ Huyết áp thấp

✴️ Viêm đại tràng co thắt

✴️ Trặc cổ (trẹo cổ) là bị gì?

✴️ Định lượng AFP (Alphafetoprotein) bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

Didhanamax Tab

return to top

Từ khóa » Xét Nghiệm Vi Sinh ống Màu Gì