Thủ Tục Sang Tên Cho Xe 2 Bánh đã Hết Hạn đăng Kiếm Tại Nhật

Chia sẻ:

  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • More
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Pocket (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)

Theo quy định, các xe có dung tích xi-lanh vượt quá 250cc sẽ phải đăng kiểm mỗi 2 năm một lần (năm thứ 3 kể từ thời điểm đăng ký).

Vậy trong các trường hợp xe không đăng kiểm hoặc đã đăng ký như không được thông qua thì bạn có thể thực hiện sang tên đổi chủ được hay không?

Trong bài viết này, mình sẽ giải thích rõ hơn việc sang tên đổi chủ cho những phương tiện đã quá hạn đăng kiểm.

Có nhiều ý kiến được đưa ra cho vấn đề này. Nhưng mọi người thường hay bị nhầm lẫn về thủ tục cũng như điều kiện sang nhượng của xe 2 bánh và xe 4 bánh. Nếu là xe 4 bánh thì mọi người cần phải đăng kiểm cho xe, sau đó mới được sang tên. Còn với trường hợp xe 2 bánh thì bạn hoàn toàn có thể sang tên đổi chủ cho xe dù xe đã hết hạn đăng kiểm.

Tại sao lại cần phải sang tên đổi chủ cho xe 2 bánh đã hết đăng kiểm?

Liên quan đến vấn đề sang tên và phương tiện hết hạn đăng kiểm, mọi người thường sẽ có một tâm lý chung là “Tại sao mình phải cất công sang tên cho một chiếc xe đã hết hạn đăng kiểm như thế này chứ?”

Mọi người thường có suy nghĩ như: xe hết đăng kiểm nghĩa là tất cả các đăng ký trước nay của xe cũng không còn, vậy nên cũng không cần đăng ký sang tên nữa.

Tuy nhiên, có một việc mà mình muốn mọi người lưu ý, dù phương tiện có hết hạn đăng kiểm đi chăng nữa, thì cũng không có chuyện mọi đăng ký trước nay của phương tiện đó bị xóa sạch hết.

Tất cả mọi thông tin đăng ký chỉ bị xóa khi bạn hoàn thành thủ tục xóa thông tin (có hai loại thủ tục là xóa vĩnh viễn và xóa tạm thời).

Vậy nên, dù cho phương tiện có hết đăng kiểm đi chăng nữa, thì việc phương tiện đã được đăng ký cũng sẽ không hề bị xóa bỏ.

Và dĩ nhiên, các phương tiện đang được công nhận là có đăng ký thì khi sang nhượng, bạn nhất định phải sang tên đổi chủ cho phương tiện đó.

 

Những bất lợi khi không sang tên đổi chủ cho phương tiện hết đăng kiểm

Như đã nói ở trên, bạn nhất định phải sang tên đổi chủ cho xe khi có hành động sang nhượng lại xe đó. Cho nên, khi không thực hiện sang tên, dĩ nhiên bạn cũng sẽ có nhiều bất lợi.

Điều đầu tiên phải nói đến là vấn đề thuế của xe.

Nếu không hoàn thành thủ tục hủy đăng ký xe, thì xe của bạn sẽ bị thu thuế hằng năm, bất kể là nó có được đăng kiểm hay không.

Nói đến vấn đề này, mình xin giải thích chi tiết như bên dưới:

Trong trường hợp bạn mua chiếc xe này ở cửa hàng xe cũ thì không có gì phải lo lắng vì người bán sẽ giúp bạn hoàn thành các thủ tục sang tên, đăng kiểm cũng như các vấn đề liên quan trước khi trao phương tiện đến tay bạn. Nhưng nếu bạn mua xe qua mạng theo kiểu mua bán cá nhân thì nó lại là một vấn đề khác.

Trường hợp bạn mua xe thông qua đấu giá trên mạng, và chiếc xe đó vẫn còn trong thời hạn đăng kiểm, bạn sẽ sử dụng ngay khi nhận được xe mà quên mất luôn việc phải sang tên?

Hay trường hợp bạn mua được xe nhưng xe đã hết hạn đăng kiểm, bạn sẽ tạm chưa dùng đến nó, hoặc giả dụ bạn mua chỉ vì thích sưu tầm?

Trong những trường hợp trên, việc sang tên đổi chủ cho phương tiện sẽ bị trì hoãn.

Và vấn đề phát sinh chính là vào ngày 1 tháng  4 của năm sau, giấy thông báo thuế của phương tiện sẽ được gửi cho chủ cũ.

 

Để tránh rắc rối trong việc sang tên đổi chủ

Ở trên mình đã đề cập đến một rắc rối khá phổ biến, là việc chủ cũ bị gửi giấy báo thuế cho phương tiện đã được sang nhượng.

Vậy phải làm sao để không phải gặp rắc rối như vậy?

Có một cách khá hiểu quả để phòng tránh việc đó.

Chính là bạn nên làm thủ tục xóa đăng ký tạm thời cho phương tiện, trước khi giao nó cho chủ mới.

Nếu bạn làm như vậy thì sẽ không phải nhận những yêu cầu thanh toán thuế phương tiện. Xe sẽ được đăng ký mới khi chủ mới của nó làm thủ tục sang tên đổi chủ. Và chủ cũ của phương tiện sẽ không còn liên quan hay bị ảnh hưởng gì nữa.

Ngược lại, nếu xe được bán trong trường hợp vẫn còn trong thời hạn đăng kiểm thì sẽ như thế nào? Khi bán xe, nếu xe bạn vẫn còn trong thời hạn đăng kiểm, thì nó như một điểm cộng trong mắt người mua. Nhưng cũng như mình đã trình bày ở trên, người chủ cũ sẽ bị ảnh hưởng nếu người mua không thực hiện sang tên đổi chủ. Trong trường hợp này, người bán cũng sẽ khó lòng mà thực hiện thủ tục xóa đăng ký tạm thời cho phương tiện. Bởi lẽ, khi xóa đăng ký tạm thời, cũng đồng nghĩa với việc xóa luôn thời gian đăng kiểm còn lại.

Sau khi xem xét lợi hại, thì mình nghĩ mọi người thường sẽ chọn cách hủy đăng ký tạm thời cho phương tiện, chấp nhận việc mất thời gian đăng kiểm còn lại. Dù là sẽ mất đi điểm cộng của phương tiện trong mắt người mua, nhưng nó sẽ bảo vệ được quyền lợi cho người bán.

Nếu so sánh một cách khách quan thì việc có thêm điểm cộng là còn đăng kiểm với việc có thể sẽ phải trả tiền thuế thì mình nghĩ mọi người đều sẽ có lựa chọn đúng đắn.

Hồ sơ cần thiết để sang tên đổi chủ

Dưới đây là list hồ sơ cần thiết khi bạn đăng ký sang tên đổi chủ cho phương tiện (2 bánh):

  1.       自動車検査証(いわゆる車検証): Giấy chứng nhận đăng kiểm xe
  2.       譲渡証明書(旧所有者の押印があるもの): Giấy chứng nhận sang nhượng (cần có dấu của chủ cũ phương tiện)
  3.       代理人申請の場合、委任状: Trường hợp người khác đại diện đăng ký thì cần thêm giấy ủy quyền
  4.       新所有者の住民票(発行後3ヶ月以内、マイナンバーなしのもの): Juminhyo của chủ mới của phương tiện (phải được cấp trong vòng 3 tháng trước ngày sang tên, trong giấy không in My Number)
  5.       ナンバープレート: Biển số xe

Ngoài những giấy tờ nêu trên sẽ có trường hợp cần thêm giấy tờ khác như giấy đăng ký v.v.

Nhưng các bạn có thể xin những giấy tờ kia ở chi cục đăng ký.

Vậy nên cần chuẩn bị như list mình nêu trên cũng khá ổn rồi.

Juminhyo thì bạn có thể dùng bản copy vẫn được, không cần phí phạm dùng bản gốc đâu nhé.

Giấy chứng nhận sang nhượng và Giấy ủy quyền thì các bạn có thể download theo link dưới đây:

譲渡証明書: https://wwwtb.mlit.go.jp/kinki/content/000008032.pdf

委任状: https://wwwtb.mlit.go.jp/kinki/content/000096272.pdf

Thêm nữa, trong form giấy ủy quyền, 委任者 là người ủy quyền, chính là người mua/chủ mới của phương tiện. Các bạn tránh nhầm lẫn nhé.

Các bạn chú ý kỹ các nội dung, tránh nhầm lẫn các mục cua người mua – người bán, người ủy quyền – người được ủy quyền cũng như đóng dấu đúng ô.

Kết luận

+ Có thể sang tên đổi chủ cho xe 2 bánh dù đã hết hạn đăng kiểm

+ Xe 2 bánh hết hạn đăng kiểm vẫn bị tính thuế

+ Nếu không nhanh chóng sang tên đổi chủ sau khi sang nhượng/được sang nhượng phương tiện thì sẽ dễ xảy ra vấn đề về thuế

+ Tốt nhất là nên hủy đăng ký tạm thời cho phương tiện rồi mới bàn giao

+ Nên nhờ người bán/chủ cũ phương tiện ký tên, đóng dấu cho Giấy chứng minh sang nhượng

Mong là nội dung chia sẻ lần này sẽ giúp ích cho mọi người lúc mua bán, chuyển nhượng xe nhé!

 

iSenpai

Chia sẻ:

  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • More
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Pocket (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)

Related

Từ khóa » Giấy Bán Xe Máy ở Nhật