Thủ Tục Thanh Toán Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) Trong Thời Gian Chờ Cấp Lại ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Các cơ quan QLHCNN
- Hỏi đáp
- Phần mềm QLVB
- Thư điện tử công vụ
- Phần mềm QLCĐ
Giới thiệu
| Trang chủTìm hiểu pháp luật Lao động và Công đoàn
Bà Lưu Thị Thuận (Quảng Bình) đã đóng BHYT tại trường. Bà phải cấp lại thẻ BHYT mới do đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu. Vừa qua, bà Thuận muốn đi khám bệnh nên đến phòng y tế trường để nhận thẻ BHYT, nhưng chưa có thẻ. Nhân viên y tế trả lời, bà đi khám, giữ hóa đơn và đến cơ quan BHXH để được hoàn tiền. Bà Thuận hỏi, trường hợp của bà có được hoàn tiền khám bệnh không? Những mục khám, chữa bệnh nào sẽ được hoàn tiền? Về vấn đề này, Tổ tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh xin trả lời như sau: Tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 146/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật Bảo hiểm Y tế quy định trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám, chữa bệnh người tham gia BHYT phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan BHXH ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại, đổi thẻ theo Mẫu số 4 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định và một số loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định mức thanh toán trực tiếp đối với trường hợp người bệnh đi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật BHYT (không xuất trình thẻ BHYT) được quỹ BHYT thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh đối với trường hợp khám, chữa bệnh nội trú. Như vậy, đề nghị bà hoặc thân nhân được người đại diện mang hồ sơ chứng từ khám, chữa bệnh đến BHXH cấp huyện nơi cư trú để được hướng dẫn thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh, cụ thể: - Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu); - Thẻ BHYT, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP; - Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám, chữa bệnh nêu trên; - Bản chính hóa đơn và các chứng từ liên quan./. Thu Hà
|
- Gởi bài
- Unicode
- Góp ý
Từ khóa » Mức Thanh Toán Lại Bảo Hiểm Y Tế
-
Mức Thanh Toán Bảo Hiểm Y Tế Cho Người Tham ... - Thư Viện Pháp Luật
-
Thủ Tục Thanh Toán BHYT Sau Khi Ra Viện - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Hiện Nay Mức Thanh Toán Lại Bảo Hiểm Y Tế Là Bao Nhiêu?
-
Có Hạn Mức Thanh Toán BHYT Cho Một Lần Khám Chữa Bệnh?
-
Hỏi: Có Hạn Mức Thanh Toán BHYT Cho Một Lần Khám Chữa Bệnh?
-
BHYT, Chi Trả, Viện Phí, Bảo Hiểm, KCB đúng Tuyến
-
Bảo Hiểm Y Tế - Bệnh Viện Trường Đại Học Y - Dược Huế
-
Mức được Thanh Toán Khi KCB Tại Nơi Không Có Hợp đồng Với BHYT
-
Mức Hưởng BHYT Khi điều Trị Tại Cơ Sở Không Có Hợp đồng KCB
-
Mức Hưởng Bảo Hiểm Y Tế được Ghi Trên Thẻ Bảo Hiểm Y Tế ?
-
Xin Cho Hỏi Thời Hạn Thanh Toán Trực Tiếp Chi Phí Khám, Chữa
-
Mất Thẻ BHYT, Làm Sao để được Thanh Toán Tiền Khám Chữa Bệnh?
-
Quy định Hạn Mức Thanh Toán Bảo Hiểm Y Tế Cho Một Lần Khám Chữa ...
-
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM CHỮA ...