Thuật Ngữ đo Lường 3D - 3D Smart Solutions
Có thể bạn quan tâm
Đo lường cho phép các nhà sản xuất, sản xuất sản phẩm chính xác hơn, nhanh hơn và đạt tiêu chuẩn cao hơn. Những lợi ích này được chuyển đến người tiêu dùng khi sản phẩm trở nên rẻ hơn để mua và được sản xuất với chất lượng cao hơn.
Chiếc xe hơi là một ví dụ điển hình
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành tiên phong trong dây chuyền sản xuất. Ngành nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của đo lường - trong việc tiêu chuẩn hóa trong sản xuất từng bộ phận. Qua nhiều năm, họ đã cải tiến và hoàn thiện các quy trình của mình, điều này có nghĩa là những chiếc xe mà họ sản xuất hiện nay đạt tiêu chuẩn cao hơn nhiều.
Trong sản xuất hiện đại, hàng triệu bộ phận được sản xuất mỗi tuần. Phần lớn được sản xuất trên dây chuyền tự động với rất ít sự tương tác của con người. Mỗi máy trong dây chuyền sản xuất sẽ sản xuất một bộ phận cụ thể được sản xuất theo thông số kỹ thuật chính xác trong phạm vi sai số đặt trước. Ngay cả những máy móc phức tạp và đắt tiền nhất, theo thời gian, có thể thay đổi hoặc mất sự liên kết. Những thay đổi này có thể là một phần nhỏ, nhưng khi máy móc chịu trách nhiệm sản xuất các bộ phận nhạy cảm cho ngành hàng không vũ trụ hoặc ô tô, những thay đổi nhỏ có thể có ý nghĩa to lớn.
Đấy là lúc đo lường xuất hiện
Tất cả các bộ phận được sản xuất trên dây chuyền hiện đại sẽ có độ sai số đặt trước cho phép. Mức độ dung sai sẽ phụ thuộc vào bộ phận được sản xuất. Máy móc sẽ tự chẩn đoán xem các thành phần nó đang sản xuất có nằm trong dung sai cho phép hay không. Nếu không, họ sẽ cảnh báo cho người vận hành máy và đội kiểm tra chất lượng về vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm Thuật ngữ in 3d Thuật ngữ quét 3d Thuật ngữ gia công CNC Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là gì?
Các thuật ngữ đo lường 3d và khái niệm liên quan
- 2D Drawing: bản vẽ 2D của mô hình CAD, thường được hoàn thiện với các kích thước, dung sai và yêu cầu kỹ thuật phục vụ trong quá trình gia công, chế tạo sản phẩm
- 2D VMM: viết tắt của cụm từ 2D Video Measuring Machine. Là thiết bị đo biên dạng 2D có sự kết hợp của công nghệ xác định tọa độ bằng thước đo quang, camera độ phân giải cao và phần mềm nhận diện hình ảnh để đo các loại kích thước. Sản phẩm được đặt trên mặt bàn di mẫu và di chuyển bằng các vít me, thước quang được gắn kèm bàn di mẫu sẽ đưa ra các thông số tọa độ di chuyển trên các trục, phần mềm sẽ kết hợp các tọa độ và hình ảnh để đưa ra các kích thước cần đo.
- 3D CMM: viết tắt của cụm từ 3D Coordinate Measuring Machine. Máy đo tọa độ 3 chiều, 1 thiết bị đo hình học của các vật thể bằng cách cảm nhận các điểm rời rạc trên bề mặt vật thể bằng đầu dò (Probe). Tùy thuộc vào loại máy, đầu dò có thể được điều khiển thủ công bằng tay bởi người vận hành hoặc có thể điều khiển và lập trình đo tự động bằng máy tính. CMM thường chỉ định vị trí của đầu dò về độ dịch chuyển của nó so với vị trí tham chiếu trong hệ tọa độ Descartes ba chiều (tức là với các trục XYZ). Ngoài việc di chuyển đầu dò dọc theo các trục X, Y và Z, nhiều máy còn cho phép kiểm soát góc của đầu dò để cho phép đo các bề mặt không thể tiếp cận được.
- 3D Laser Scanner: thiết bị quét 3D sử dụng tia laser chiếu lên bề mặt chi tiết. Sự phản xạ của các tia laser được hệ thống camera của máy thu nhận. Từ đó, máy quét có thể xác định được vị trí trong không gian và tạo hệ tọa độ XYZ cho từng điểm phản xạ. Hệ thống sẽ dựa theo dữ liệu điểm này để dựng lên mô hình 3D chính xác của chi tiết.
- 3D Modeling: 3D Modeling là quá trình tạo ra các đối tượng 3 chiều được xác định bởi các thông số về toán học và hình học (VD: việc dựng lên 1 khối trụ tròn bằng việc xác định vị trí và gán các giá trị về bán kính và chiều cao cho 1 đường tròn). 3D Modeling có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng dữ liệu quét (xem mục Thiết kế ngược).
- 3D Scanner: máy quét 3D có nhiều kiểu, tuy nhiên, mục đích sử dụng chính của các dòng máy này đều là thu thập dữ liệu về biên dạng, đôi khi là màu sắc của các vật thể trong thực tế. Dữ liệu thu thập được thường được lưu trữ dưới dạng đám mây điểm, mỗi điểm đều có tọa độ xác định trong hệ tọa độ XYZ. Máy quét 3D có thể được phân loại thành các kiểu: tiếp xúc (contact) (như máy đo CMM dạng cánh tay) hoặc không tiếp xúc (non-contact) (công nghệ ánh sáng cấu trúc, tia laser hoặc quét đa chiều). Một số máy quét có thể quét được các biên dạng ẩn, khuất bên trong của vật thể như các máy quét sử dụng tia X.
- 3D Scanning: là quá trình sử dụng máy quét 3D để thu thập dữ liệu về hình dạng, màu sắc của chi tiết thực tế sau đó xây dựng thành mô hình 3D kỹ thuật số một cách nhanh chóng và chính xác.
- Accuracy: độ chính xác. Là mức độ mà kết quả của phép đo, tính toán hoặc thông số kỹ thuật phù hợp với giá trị chính xác hoặc tiêu chuẩn được đặt ra trước đó.
- Alignment: Quá trình sắp xếp 2 hoặc nhiều đối tượng vào chung 1 hệ tọa độ. Thường dùng để chỉ việc sắp xếp, ghép nối các dữ liệu quét vào đối tượng tham chiếu trong các quy trình đo kiểm.
- As-Built: Mô tả điều kiện thực tế và diện mạo của đối tượng thiết kế.
- As-Designed: Cách thức thiết kế ban đầu của đối tượng, thường được mô tả trong môi trường CAD.
- CAD: viết tắt của cụm từ Computer Aided Design. CAD là một thuật ngữ thông dụng chỉ việc thiết kế mẫu có sự trợ giúp của máy tính. Các phần mềm CAD là nhóm các phần mềm sử dụng trong quá trình dựng mô hình 3D và tạo các bản vẽ 2D của đối tượng thiết kế. Thường được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí chế tạo hoặc một số ngành khác như: kiến trúc, mỹ thuật, xây dựng, … Ví dụ: một kỹ sư thiết kế sản phẩm trên Solidwork, CATIA, Solid Edge, Creo, AutoCAD hoặc Inventor. Tất cả các phần mềm này đều là phần mềm CAD hoặc CAE. CAD và CAE thường bị nhầm lẫn với nhau.
- CAI: viết tắt của cụm từ Computer Aided Inspection. CAI là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các công cụ, phần mềm trên máy tính hỗ trợ kỹ sư, thợ máy và người quản lý chất lượng trong công việc kiểm tra chất lượng sản xuất sản phẩm. Mục đích chính của nó là tạo ra một quy trình sản xuất nhanh và đạt độ chính xác cao hơn về kích thước của sản phẩm.
- CAQ: Computer Aided Quality Assurance/ Inspection/ Control. Xem mục CAI.
- CAV: Computer Aided Verification - là đo kiểm tra và đánh giá chất lượng sản xuất chế tạo. Trong đó, sử dụng chức năng quét 3D thay vì các công cụ đo lường truyền thống. Giúp tăng tốc quá trình kiểm tra và cung cấp báo cáo nhanh hơn, chính xác hơn, giảm đáng kể thời gian chết của máy và dây chuyền.
- Color Map: Một biểu đồ màu thể hiện trực quan sự sai lệch về biên dạng, kích thước trong các phép đo mẫu thực tế so với thiết kế gốc. VD: Một khách hàng cần kiểm tra biểu đồ màu khi so sánh dữ liệu quét mẫu thực tế với mô hình CAD.
- Computational Fluid Dynamics (CFD): Phân tích động lực học chất lỏng. Là quá trình sử dụng các thuật toán số học để nghiên cứu, phân tích dòng chất lỏng và khí trong một hệ thống. Máy tính sẽ xử lý hàng triệu phép tính liên quan đến phân tích CFD với các ứng dụng như khí động học (hầm gió, ống hơi) và các thử nghiệm về thủy động lực học. Người ta thường sử dụng máy quét 3D để thu thập dữ liệu bề mặt của các đối tượng nghiên cứu phục vụ quá thực hiện các mô phỏng.
- Datum: Một đối tượng xác định như điểm, đường thẳng, măt phẳng, trụ tròn, … chuẩn được sử dụng để xác định và thiết lập vị trí hoặc mối quan hệ hình học của một đối tượng khác.
- Degrees of Freedom: mô tả số lượng hướng di chuyển và đề cập đến việc làm thế nào vị trí và hướng của một đối tượng được mô tả liên hệ đến một hệ tọa độ. Trong quét 3D, đây là định nghĩa mô tả việc di chuyển mẫu dọc theo 3 trục X, Y, Z và quay mẫu quanh 3 trục này.
- Deviation: thường được sử dụng trong quá trình quét và kiểm tra 3D. Đây là thông số độ sai lệch về hình dạng và kích thước của dữ liệu quét 3D mẫu thực tế so với dữ liệu thiết kế của nó. Thông số này dễ dàng xác định bằng việc sử dụng các phần mềm CAI để tính toán, mô phỏng sự sai lệch sau đó biểu diễn dưới dạng biểu đồ màu hay các mặt cắt 2D trên đối tượng.
- Dimension: phép đo một đối tượng theo một hướng cụ thể. Đặc biệt là chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
- "Dumb" IGES: là một thuật ngữ dùng để chỉ bất kì định dạng tệp IGES, STEP hoặc bề mặt. Mặc dù về mặt kỹ thuật, các tệp này đều là các mô hình toán học nhưng được gọi là "Dumb" vì nó không chứa lịch sử thiết lập về thông số của dữ liệu. Nó chỉ đơn giản là các bề mặt không thể chỉnh sửa một cách thông minh. VD: một hình trụ tròn được thiết kế bằng phần mềm thiết kế sau đó xuất dữ liệu ra dưới định dạng IGES. Ở định dạng này ta không thể chỉnh sửa bất kì hình dạng, kích thước nào của trụ tròn bằng việc thay đổi đường kính đường tròn hay tăng giảm độ cao của nó.
- F.A.I: First Article Inspection - Là một quy trình kiểm tra một loạt sản phẩm đầu tiên và chính thức. Thường được áp dụng trong gia công khuôn mẫu - để nghiệm thu gia công khuôn. Quá trình kiểm tra F.A.I được lập thành tài liệu, sử dụng để xác minh rằng một bộ phận / chi tiết nào đó được sản xuất đáp ứng các thông số kỹ thuật chất lượng cần thiết. Những kiểm tra này là các thủ tục cần thiết trong ngành công nghiệp như: ô tô, xe máy, y tế và hàng không vũ trụ.
- FEA: viết tắt của cụm từ Finite Element Analysis. Chỉ quá trình phân tích phần tử hữu hạn bằng việc thực hiện các thử nghiệm khác nhau trên một bề mặt để xác định hoặc thiết lập tính vẹn toàn của nó trong những điều kiện đặc biệt khác nhau.
- FEM: Finite Element Model. Mô hình phần tử hữu hạn. Mô hình mô tả bề mặt toán học của một đối tượng. Mô hình này sẽ được sử dụng để thực hiện các quá trình giả lập, mô phỏng.
- Geometric Dimensioning & Tolerancing (GD&T): Kích thước hình học và dung sai đo lường là một tiêu chuẩn để xác định sai lệch về biên dạng và kích thước của sản phẩm gia công so với mô hình CAD của chúng. GD&T cung cấp cho các đơn vị sản xuất và nhân viên QC thông tin rõ ràng về sai số trong tổ hợp sản phẩm. Và chuẩn hóa cách đo lường để phát hiện đúng sự sai khác đó.
- Handy Scanner: máy quét 3D cầm tay.
- Hybrid Surface Model: là một dạng bề mặt IGES hoặc STEP thường được kết hợp với các bề mặt, chi tiết được tạo ra một cách tự động (Auto-surfaced) trong quá trình xử lý dữ liệu 3D. Các bề mặt lai (Hybrid Surface) thường được gọi là các dữ liệu “dumb” vì khi xuất ra thường không bao gồm dữ liệu, thông tin về các thông số kích thước trong quá trình thiết kế và hiệu chỉnh. Do đó, không thể chỉnh sửa thông số về hình dạng, kích thước của các bề mặt này một cách thông minh. Các bề mặt này thường có những khu vực không phải là bề mặt lý tưởng về mặt toán học. Thay vào đó, các bề mặt NURBS sẽ được tính toán và sử dụng ở những khu vực này.
- Median Part Verification: xác minh phần trung vị. Đây là quá trình tạo ra một mô hình 3D đại diện sử dụng kết quả tính trung bình dữ liệu quét các chi tiết giống nhau. Sử dụng xác minh phần trung vị để giảm thiểu lỗi của quá trình sản xuất lên sản phẩm cuối cùng.
- Merge: hợp nhất 2 hoặc nhiều dữ liệu quét từng phần nhỏ lẻ thành một mẫu quét hoàn chỉnh.
- Inspection: hành động xem xét các thành phần, thông số của các đối tượng cụ thể để kiểm tra độ chính xác và mức độ hoàn thiện của đối tượng đó. Trong đo lường 3D, đây là quá trình kiểm tra các kích thước, yếu tố bề mặt, hình dạng của chi tiết để đưa ra đánh giá về chất lượng của chi tiết hoặc sản phẩm gia công so với những yêu cầu kỹ thuật được đưa ra trong quá trình thiết kế.
- Inspection Report: báo cáo kiểm tra. Văn bản hoặc tập tin thể hiện các thông tin liên quan tới quá trình đo kiểm sản phẩm. Một báo cáo đo kiểm 3D thông thường sẽ thể hiện các đối tượng như: bảng giá trị kích thước cần kiểm tra, kích thước GD&T, trạng thái của đối tượng đo (OK hay NG), biểu đồ so sánh 2D, 3D, …
- Mesh: lưới. Xem định nghĩa về Poly-Mesh.
- NG: Not Good - thể hiện rằng kích thước đo chưa đáp ứng được yêu cầu đưa ra. Kích thước đo nếu nằm ngoài dung sai dung sai cho phép thì sẽ bị đánh giá là NG.
- Noise: nhiễu. Chỉ các dữ liệu thu thập được nằm ngoài dữ liệu đám mây điểm của mẫu quét. Các dữ liệu này thường xuất hiện khi có các vật thể gây cản trở cảm biến của máy quét hoặc ánh sáng môi trường phản xạ vào cảm biến trong quá trình thu nhận dữ liệu.
- OK: thể hiện rằng kích thước đo đáp ứng được yêu cầu đưa ra. Các kích thước đo nếu nằm trong dung sai cho phép thì sẽ được đánh giá là OK.
- Organized STL: Dữ liệu lưới bao gồm dữ liệu đám mây điểm với khoảng cách điểm toán học dựa trên dữ liệu bề mặt. Một dữ liệu lưới có tổ chức của một khối sẽ bao gồm 8 điểm (1 cho mỗi góc).
- PCMM: viết tắt của cụm từ Portable Coordinate Measuring Machine. Máy đo 3 chiều di động - 1 dạng thiết bị thu thập dữ liệu điểm phục vụ các phép đo biên dạng bề mặt ngoài của sản phẩm. Các máy đo 3 chiều di động thường thấy là dạng cánh tay đo có nhiều khớp nối, thông thường là 6 hoặc 7 trục xoay. Các máy này có thể di chuyển, sử dụng linh hoạt ở nhiều không gian khác nhau. Máy sử dụng đầu dò tương tự các máy đo 3 chiều cố định để thu thập dữ liệu điểm hoặc kết hợp với đầu quét laser để quét biên dạng 3D của chi tiết đo. Ngoài ra, người sử dụng còn có thể gắn thêm một số loại đầu đo chuyên dụng cho những ứng dụng như đo đường ống.
- Performance Surfaces: bề mặt hiệu suất. Là các bề mặt chịu ảnh hưởng của một số lực liên quan tới khí động học và thủy động lực học. Các bề mặt này là các bề mặt quan trọng, quyết định hiệu suất của đối tượng nghiên cứu.
- Photogrammetry: là quá trình thực hiện các phép đo chính xác bằng cách tính toán các dữ liệu hình ảnh thu thập được. Dựa vào hệ thống điểm tham chiếu được mã hóa trong các hình ảnh thu thập được, phần mềm sẽ tính toán và cho ra kết quả là hệ thống điểm 3 chiều tương ứng với mẫu thực tế có độ chính xác cao. Trong quét 3D, quá trình này được áp dụng để xây dựng lên dữ liệu điểm tham chiếu chính xác, đảm bảo cho dữ liệu quét từ máy quét 3D đạt độ chính xác cao khi quét các vật thể vừa và lớn.
- Point Cloud: một đám mây điểm mô tả trực quan mẫu thực tế trong hệ tọa độ XYZ trên máy tính. Mỗi điểm trong đám mây đại diện cho một điểm thực tế trên mẫu, mô tả chung về hình dạng và kích thước của mẫu. Các điểm này có thể được thu thập một cách riêng lẻ như việc chạm từng vị trí để lấy điểm với máy đo CMM hay thu thập một cách đồng loạt hàng nghìn điểm với các máy quét 3D từ nhiều góc độ quét khác nhau. Các điểm này đều được hợp nhất vào đám mây điểm lớn nhất để thể hiện rõ hình dạng và kích thước của mẫu. Các đám mây điểm thường được biểu thị bằng một tệp STL không có tổ chức và đồng bộ với dữ liệu quét thô.
- Poly-Mesh: mô hình đa giác được sử dụng trong đồ họa máy tính 3D. Lưới là hình ảnh trực quan của dữ liệu đám mây điểm. Về cơ bản, lưới được hình thành từ việc liên kết các điểm trong đám mây thành hệ thống các tam giác nối liền nhau.
- Presicion: Độ chính xác lặp lại của các phép đo.
- Quality Control: Kiểm soát chất lượng (QC) là một quá trình mà qua đó doanh nghiệp, xưởng sản xuất tìm cách đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện. Kiểm soát chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường trong đó các bộ phận liên quan từ khâu thiết kế tới chế tạo đều phấn đấu cho sự hoàn thiện. Điều này được thực hiện bởi người thiết kế và kiểm tra, tạo ra các điểm chuẩn cho chất lượng sản phẩm và thử nghiệm sản phẩm để kiểm tra các biến thể có ý nghĩa thống kê. Một khía cạnh chính của kiểm soát chất lượng là thiết lập các kiểm soát được xác định rõ. Các biện pháp kiểm soát này giúp tiêu chuẩn hóa cả quá trình sản xuất và phản ứng đối với các vấn đề chất lượng. Kiểm soát chất lượng tốt sẽ giúp giảm thiểu số lượng phế phẩm và tối ưu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
- Quality Inspection: quá trình kiểm tra, đánh giá sự khác biệt về kích thước, biên dạng của sản phẩm gia công so với thiết kế CAD của nó. Từ các thông số đã kiểm tra so sánh, ta sẽ đánh giá được chất lượng của sản phẩm. Có thể tham khảo thêm định nghĩa về Độ lệch (Deviation).
- Reference Markers: điểm tham chiếu. Là các điểm phản quang có kích thước xác định được dùng trong quét 3D để tạo ra các điểm tham chiếu giúp máy quét xác định vị trí trong không gian và ghép nối dữ liệu quét thành mô hình hoàn chỉnh. Các điểm này có kích thước khác nhau tùy theo thiết lập của các nhà sản xuất máy quét 3D.
- Registration: quá trình sắp xếp 2 hay nhiều dữ liệu về chung một gốc tọa độ.Thường được áp dụng trong việc ghép nối, sắp xếp các dữ liệu rời rạc thành 1 mẫu hoàn chỉnh khi quét các mẫu có kích thước lớn.
- Repeatability: là mức độ tương đồng về kết quả của các phép đo được thực hiện bởi 1 người trên cùng 1 đối tượng, trong cùng 1 điều kiện và trong khoảng thời gian ngắn. Thông số này thường phản ánh mức độ tin cậy của 1 phép đo trong quá trình đo kiểm hàng loạt hoặc độ chính xác của dữ liệu thu thập được khi sử dụng các thiết bị đo.
- Resolution: độ phân giải. Là khoảng cách giữa các điểm trong đám mây điểm. Độ phân giải càng cao, khoảng cách điểm càng nhỏ, độ chi tiết của dữ liệu quét càng được thể hiện rõ và ngược lại, độ phân giải càng thấp, khoảng cách điểm càng lớn, độ chi tiết của dữ liệu quét không được rõ nét.
- Scan 3d: là quá trình đo, thu thập dữ liệu điểm và chuyển các dữ liệu thu được từ máy quét vào máy tính. Máy tính sẽ dựa vào dữ liệu tọa độ XYZ của các điểm trong đám mây điểm thu thập được; Để xây dựng lên mô hình 3D của mẫu được quét.
- STEP: Standard for the Exchange of Product model data. Sự phát triển của STEP bắt đầu vào năm 1984 với tư cách là người kế thừa của IGES, nhưng do sự phức tạp của dự án, tiêu chuẩn ban đầu chỉ được công bố vào năm 1994. Định dạng STEP phù hợp với ISO 10303-21. Nó được sử dụng trong việc trao đổi dữ liệu thiết kế giữa các hệ thống hay phần mềm thiết kế khác nhau. STEP được cập nhật liên tục, với bản cập nhật lớn cuối cùng trong năm 2016. Định dạng tập tin có thể được hiển thị dưới dạng .step, .stp, .stpz, .ste hoặc .p2
- IGES: viết tắt của cụm từ Initial Graphics Exchange Specification - Đặc tả trao đổi đồ họa ban đầu. Đây là định dạng tệp trung lập của nhà cung cấp cho phép trao đổi thông tin kỹ thuật số giữa các hệ thống thiết kế có sự trợ giúp của máy tính. Được sử dụng trong hơn 25 năm trong hầu hết các hệ thống CAD để biểu diễn toán học các dữ liệu vật lý. Đây là định dạng phổ biến nhất để trao đổi dữ liệu CAD giữa các phần mềm thiết kế. Xem thêm định nghĩa về dữ liệu STEP.
- STL: viết tắt của Stereolithography. Đây là định dạng tệp có nguồn gốc từ phần mềm CAD lập thể được tạo bởi 3D Systems. STL có một số từ viết tắt như Standard Triangle Language hay Standard Tessellation Language. Định dạng tệp này được hỗ trợ bởi nhiều phần mềm khác nhau, thường được sử dụng rộng rãi trong thiết kế ngược, tạo mẫu nhanh, in 3D, kiểm tra 3D hoặc CAM. Các tệp STL chỉ mô tả hình dạng bề mặt của một đối tượng ba chiều mà không có bất kỳ biểu hiện nào về màu sắc, kết cấu hoặc các thuộc tính như các mô hình CAD phổ biến khác. Định dạng STL được biểu diễn ở 2 dạng nhị phân ASCII và nhị phân (Binary). Các tệp nhị phân là phổ biến hơn, vì chúng nhỏ gọn hơn.
- Time of Flight: máy quét 3D sử dụng tia laser tính toán các phép đo dựa trên thời gian cần thiết để chùm tia laser phát hiện bề mặt và phản hồi lại.
- Stereo Vision: một phương pháp thu thập dữ liệu 3 chiều chỉ dựa trên máy ảnh. Một thuật toán cho phép nhận tín hiệu thu được từ 2 hay nhiều camera được định hướng ở các góc độ khác nhau. Phần mềm sẽ phân tích sự khác biệt về tọa độ của các bức ảnh để tái tạo ra mô hình 3 chiều của đối tượng. Dữ liệu này được thể hiện dưới dạng đám mây điểm 3 chiều.
- Tolerance: Dung sai kích thước - là phạm vi cho phép của sai số. Trị số dung sai bằng hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất, hoặc bằng hiệu đại số giữa sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn dưới.
- Touch Probe: đầu dò. Là môt bộ phận của máy đo tọa độ (CMM) yêu cầu tiếp xúc vật lý với bộ phận cần đo để đo.
- Triangulation: quá trình sử dụng các hàm lượng giác để tính toán các phép đo. Được sử dụng trong một số loại máy scan laser 3D nhất định để xác định vị trí điểm dựa trên vị trí truyền và phản xạ của chùm tia laser. Trong quét 3D, Triangulation đề cập đến việc tạo ra các tam giác từ đám mây điểm trong quá trình tạo ra các bề mặt 3D.
- Uncertainty: sự không chắc chăn. Đây là con số của một phép đo mà ta không xác định được so với đặc điểm thực tế. Uncertainty ngược lại với Accuracy, độ gần đúng của phép đo với đặc điểm thực tế. Uncertainty về cơ bản mô tả mức độ không chắc chắn của phép đo. Tham khảo thêm định nghĩa Accuracy.
- Unorganized STL: dữ liệu lưới được hình thành từ đám mây điểm thu thập được từ quá trình quét 3D. Khoảng cách điểm dựa trên thông số độ phân giải của dữ liệu quét và không phụ thuộc vào hình dạng hoặc đặc điểm của vật được quét.
- Videogrammetry: quá trình thực hiện các phép đo chính xác bằng cách sử dụng hình ảnh video được quay từ hai hoặc nhiều máy quay được quay ở các góc khác nhau.
- Watertight: dữ liệu lưới hoặc dữ liệu bề mặt không chứa bất kỳ lỗ nào giống như khả năng giữ nước của một vật thể thật.
- White Light Scanning (Interferometry): Phương pháp đo không tiếp xúc bằng quang học. Máy quét sử dụng ánh sáng trắng thu được hình dạng của một vật thể bằng cách xác định các thay đổi ở phần rìa và sự biến dạng của vùng ánh sáng được chiếu lên bề mặt vật thể.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn 3d Là Gì
-
Khái Niệm 3D 5S Là Gì? - ITG Technology
-
Nguyên Tắc 3D 5S Là Gì? Nhà Lãnh đạo Học được Gì Từ ... - 123Job
-
3d 5s Là Gì? Bài Học Dành Cho Người “cầm Cờ” Doanh Nghiệp
-
3D Trong Sản Xuất Là Gì - Bài Học Dành Cho Người “Cầm Cờ ...
-
3d5s Là Gì? Ý Nghĩa Thú Vị Liên Quan đến Phát Triển Doanh Nghiệp
-
Khái Niệm 3D 5S Là Gì?
-
3d5s Là Gì? Có Nên áp Dụng Tiêu Chuẩn 3d5s Cho đơn Vị Doanh ...
-
Có Nên Áp Dụng Tiêu Chuẩn 3D 5S Là Gì Từ Nguyên Tắc 3D 5S ...
-
3D 5S Là Gì - Công Cụ 5S3D Và Khái Niệm Pro
-
3d5s Nghĩa Là Gì - Xây Nhà
-
5s 3d Là Gì - Marketing Blog
-
Nguyên Tắc 3d5s Là Gì? Nhà Lãnh đạo Học được Gì ... - MuaReHon
-
Tư Vấn Đào Tạo 5S3D Cho Các Nhà Máy Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ ...
-
Chuẩn Mực Trong Mô Hình 3D Là Gì? - Smart Review A-Z