Thuật Ngữ Game | Mazarin95's Blog

Nguồn: Sưu tầm từ các trang wed

Thuật ngữ trong game

Một số thuật ngữ trong game, sợ lúc edit bỏ vào mà lười giải thích tổng kết luôn 1 lượt :

Game thủ: đam mê và đầu tư nhiều cho game cũng có thể từ game mà bán trang bị, cày thuê… để kiếm thêm tiền thiệt ngoài đời

Tuyển thủ chuyên nghiệp: game thủ tham gia vào các giải đấu, xem đây là nghề nghiệp của mình luôn.

Kĩ năng hỗ trợ/buff: các kĩ năng giúp tăng hiệu ứng khiến bạn mạnh hơn như thêm máu, tăng sát thương, tăng tốc độ… Những nghề chuyên về mảng này thì gọi là nghề trị liệu

Kỹ năng xấu/debuff: các kĩ năng gây bất lợi đến bạn hoặc quái.

Máu (Health Point): thanh sinh mệnh, thanh máu.

Mana (Magic Point): pháp lực để xài kỹ năng. Thanh này thường màu xanh dương nên người ta gọi là Lam mà thôi trans theo thế giới là mana luôn.

Thù hận: bạn đến gõ quái hoặc bước vào tầm nhìn thì quái sẽ ghi hận bạn, dựa vào điểm công kích, tổng điểm sát thương của bạn cao nhất thì quái sẽ mãi mãi một lòng vì bạn. Cũng có những kỹ năng riêng và trang bị để tăng thù hận.

T (Tanker):  dành cho những nghề máu trâu phòng thủ cao, T sẽ lên cướp thù hận của BOSS để BOSS chỉ đánh mình thằng này, tóm lại là hy sinh thân mình để anh em an tâm đánh mà ko bị BOSS chú ý. Có thể có nhiều tank, trong đó MT (Main tanker) là đứa gánh BOSS chính.

OT: Các bạn cứ hiểu là khi tổng điểm sát thương của T không bằng thằng khác thì BOSS sẽ thay lòng đổi dạ, yêu đứa mạnh hơn. Healer cũng có thể đoạt được thù hận từ tay T khi mà số lượng buff vượt quá mức so với tổng điểm sát thương của T, kiểu này thì rất dễ OT.

Nghề chuyên công kích, DPS ( Dealing Damage Per Second):  những nghề có sát thương cao, gây damage tranh thủ từng giây,. Khi đi phó bản rất cần những nghề chuyên công kích, có thể DPS cao nhưng máu mỏng, ví dụ như pháp sư…

Thời gian đóng băng (thời gian cool down viết tắt là thời gian CD): kỹ năng ko thể dùng liên tục phải có thời gian tạm dừng chờ phục hồi lại mới có thể dùng tiếp được, đấy là thời gian đóng băng.

PK (Player Kill): hiểu theo nghĩa trần trụi là đánh đấm giết chóc nhau, theo nghĩa hoa mỹ là chiến đấu với nhau.

Phó bản: Một bản đồ cách biệt khác, giống phá đảo trong Mario, gồm nhiều quái và 1 BOSS ở mỗi tầng, đánh hết quái và BOSS trong này là phá xong phó bản, tùy phó bản mà có giới hạn số lần được vào trong ngày hoặc thất bại sẽ có thời gian cấm vào liền phải chờ hồi phục. Thời gian phá phó bản càng ngắn sẽ đc xếp hạng trong bảng thành tích.

Đổ xí ngầu: Sau khi đánh BOSS ở phó bản sẽ rơi ra đồ hiếm, để tránh giành giật thì hệ thống sẽ tự động đổ xí ngầu (từ 1 -100 điểm), người chơi có quyền đổ hoặc bỏ quyền, ai được điểm cao nhất thì giành được món đồ. Đội trưởng của tổ đội cũng có thể chỉnh đặc điểm nhóm là “phân phối cho đội trưởng”, tức là bỏ vụ đổ xí ngầu và tất cả đồ đều thuộc nhóm trưởng sau đó phân chia sau.

[Updating…]

Có điều đúng là cũng cần có chút ghi chú. Ngoài việc điểm công kích hay tổng sát thương, còn cần tính tới các kỹ năng tạo ra Cừu hận (bao gồm cả các kỹ năng buff/debuff), hoặc đồ đạc tăng Cừu hận. Đặc biệt đối với các vai trò Supporter hoặc Tanker chính gốc – họ thường không phải là người có sát thương trung bình (damage per second) hay tổng sát thương cao nhất).

Trong truyện có Kỵ sĩ giữ vai trò Tanker chuyên giữ cừu hận, có điều bác Diệp nhà ta thời kỳ đầu có vũ khí ngon và khả năng điều khiển xịn quá nên dẹp luôn tanker chính gốc nhà người ta sang một bên… dùng dame to giữ cừu hận.

em là người qua đường và xin góp chút ý kiến: em không biết off tank mà thím nói có phải là thuật ngữ bên LOL không. và em không chơi LOL nên cũng không biết nó thế nào. Nhưng OT ở đây OT = over-tank = vượt cừu (khi damg/buff dùng các kỹ năng dễ tăng cừu hận nhiều và làm cừu hận của bản thân vượt qua cả tank, khi đó boss sẽ không đánh tank nữa mà sẽ quay sang đánh damg/buff đó) cr: đây còn off topic là các bài không liên quan đến chủ đề thảo thuận thì 😄 liên quan gì đến vượt dmg cướp thù hận hả thím ;;v;;

Mình nghĩ OT là Over Tanker, nghĩa là tổng dame của một thành viên vượt quá dame của Tanker- người giữ thù hận, dẫn đến việc quái đuổi theo đánh người bị OT, gây rối loạn đội hình đánh quái (boss)

Những thuật ngữ game quen thuộc đang bị game thủ Việt dùng…”max sai”

Bạn là một Game thủ, bạn có tự tin viết đúng chuẩn thuật ngữ trong game mà đề cập bên dưới?

Nếu bạn biết đến Game online, những trò chơi sẽ giúp cho bạn biết thêm nhiều ngôn ngữ, những thứ tiếng vùng miền đặc thù, cả những ngôn ngữ mà giới trẻ thường dùng gọi là “teencode” . Có nhiều người nói rằng, chơi game giúp họ biết thêm nhiều chữ tiếng Anh có thêm bạn bè, và nhiều hơn nữa…Ở khía cạnh khác, khi các thuật ngữ trong game được biến tấu, gia giảm, cho ngắn gọn hơn dễ hiểu hơn thì lại có không ít người mắc phải các sai lầm, khiến người khác phải ngả ngữa khi nghĩ về nó.

Tiếng Việt của chúng ta rất nhiều nghĩa, tùy vào suy nghĩ của mỗi người, hay đặt trong trường hợp nào mà nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nếu như có một số sai sót nào đó trong phát âm, hoặc cách dùng từ cũng có thể dẫn đến sự hiểu lầm tai hại. Trong những trò chơi cũng vậy, do không có nhiều thời gian để viết, nên những thuật ngữ tiếng anh được viết tắt trở nên thông dụng, nhưng nếu bạn không hay dùng, hay đọc thì chắc chắn sẽ viết sai. Có như thế mới thấy được, thế giới game đa chiều và muôn màu biết bao.

Ultimate: Skill cuối (ultimate) thường được cho là kỹ năng mạnh nhất, sức sát thương lớn nhất, và đạt đến một cấp độ nào đó mới sở hữu được. Thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên trong các tựa game MOBA như DOTA 2, LMHT.

Tuy nhiên, trong những cuộc chơi, những game thủ Việt của chúng ta thường sử dụng từ viết tắt cho ngắn gọn (nhưng lại sai chính tả) như unti, hay thậm chí viết sai từ này thành Until . Một cái sai khá thú vị, nó mang lại một nghĩa khác, nếu đối phương là người Việt thì họ cũng ngầm hiểu được ý của bạn muốn nói gì. Nhưng người nước ngoài thì…đang đau đầu với từ ngữ bạn đang dùng.

Damage – chỉ số quan trọng nhất trong các trò chơi, nó luôn được xem là minh chứng cho sức mạnh mà bất kỳ ai cũng phải khiếp sợ. Tuy nhiên, dù từ chuyên dùng về sát thương khá thông dụng nhưng lại có nhiều người mắc phải sai lầm khi viết từ này như “ dame ” chẳng hạn. Ấy vậy mà người chơi khác vẫn hiểu ý nghĩa của nó mặc dù trong trường hợp đó nó chẳng có một ý nghĩa nhất định nào cả.

Nerf (chỉ sự chỉ sửa giảm sức mạnh) thường dùng ám chỉ các tướng, nhân vật trong game nhưng lại được viết thành neft . Quả là một sự nhầm lẫn tai hại phải không? Thậm chí, bản thân một số phóng viên trang tin, báo game cũng thường hay viết sai về thuật ngữ này.

GGWP : (Good game well played) đây là một thuật ngữ các game thủ thường dùng sau khi kết thúc trận đấu để tỏ sự tôn trọng đối thủ, tuy nhiên ở Việt Nam đa số đầu hiểu đây là thuật ngữ “đầu hàng”, cứ mỗi khi feed quá nhiều hoặc không thể bật lại được trước khi vote đầu hàng rất nhiều game thủ gõ GG.

Gánh team: đây là một từ mang ý nghĩa là gồng gánh các đồng đội yếu hơn để đi đến chiến thắng, nhưng trong các trận đấu game MOBA đặc biệt là LMHT, rất nhiều game thủ nhầm Gánh với Gank (Gank là thuật ngữ chỉ việc đi săn đối thủ của người đi rừng hoặc hiểu rộng ra là đánh hội đồng), Khi đánh rank bạn sẽ gặp sự nhầm lẫn này rất nhiều đại khái là: “Tụi mày đánh thế sao tao Gank team nổi”.

Skill : Đặc biệt trong các game MOBA Skill (kỹ năng) một từ rất thông dụng không chỉ có ở trong game mà còn rất nhiều lãnh vực ngoài đời sống, game thủ lại cho rằng đó là Skin (trang phục, ngoại trang) một thứ hoàn toàn khác biệt nhau về nghĩa.

Ping: một dạng lệnh dùng để hướng dẫn các thành viên trong đội, hoặc các game thủ trong nhóm đi đến một địa điểm, vị trí nào đó trên bản đồ, thường được dùng nhiều trong các game MOBA. Song, thuật ngữ ping ngắn gọn nhưng lại không ít người chơi viết thành Pin, mang một ý nghĩa khác hoàn toàn. Đó là cục Pin dùng cho đồ điện tử chăng?

Server: Một từ tiếng Anh quá thông dụng, khi nó có nghĩa tiếng Việt là máy chủ. Tuy nhiên, một lượng không nhỏ game thủ đều gõ sai từ này thành… sever , vốn có nghĩa tiếng Việt là cắt đứt, chia lìa. Khá thú vị là một số phóng viên các kênh truyền thông cũng thường hay viết nhầm thành “sever”.

Trên đây là một số thuật ngữ game đang bị viết sai, hoặc hiểu sai nghĩa. Còn những thuật ngữ game nào nữa đang bị hiểu sai cách? Hãy comment phía dưới bài viết này các bạn nhé! Những thuật ngữ game đi cùng năm tháng

Có thể khi nghe đến, biết đến bạn sẽ giật mình nhớ về thời “tuổi thơ dữ dội” với bao là trò chơi điện tử, game online đầu đời!

Cụm từ “phá đảo” thường được dùng trong các game offline hơn để ám chỉ việc người chơi đã vượt qua tất cả các màn chơi, hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cũng như đánh bại tất cả các con trùm – thử thách trong game. Sau khi chiến thắng được nhiệm vụ cuối cùng thì được coi là “phá đảo. Từ đó “phá đảo” đã trở thành một từ khá thông dụng đối với tất cả game thủ Việt. Song từ “phá đảo” lại bắt nguồn từ chính tựa game Contra huyền thoại trên hệ máy NES xa xưa. Sau khi đánh bại con trùm cuối cùng, màn hình sẽ chuyển sang đoạn phim cắt cảnh mô tả người chơi ngồi trên máy bay rời khỏi hòn đảo đang sắp nổ tan tành. Từ đấy cụm từ “phá đảo” được xuất hiện và ám chỉ về việc bạn đã chơi xong một tựa game nào đó.

Kế đến là cụm từ “phá băng” hay “về nước. Mặc dù chúng cũng có nghĩa gần tương tự với “phá đảo” nhưng lại không quá phổ biến với toàn thể dân mê game. Dẫu vậy đối với những ai hâm mộ tựa game Mario nổi tiếng hoặc Ice Climbert của Nintendo thì sẽ không thể không biết tới từ lóng này! Theo đó “về nước” ngụ ý ám chỉ hành động khi nhân vật Mario kết thúc một màn chơi hay cứu được công chúa. Kế đến là việc đi qua hết các màn chơi “lạnh giá” song chứa đầy thử thách của game Ice Climbert cũng là tiền đề xuất phát từ “phá băng”. Tuy nhiên số ít game thủ nước nhà lại hiểu nhầm từ “phá băng” là chơi xong hết tất cả tựa game trong 1 băng/dĩa điện tử đã mua.

Cắm chuột, cắm tăm, treo máy xuất phát từ game MU Online

“Cắm chuột” vốn là một từ rất hay được người chơi sử dụng khi họ không còn ngồi trước màn hình máy tính nhưng vẫn để cho nhân vật hoạt động nhờ phần mềm auto hoặc một thứ “thần bí” khác hòng tranh thủ kiếm thêm điểm kinh nghiệm hay săn đồ quý thay vì thoát game. Khi đó nhân vật được gọi là đang ở trong trạng thái “cắm chuột” hoặc “treo máy”. Vậy thì tại sao người ta lại sử dụng từ ngữ này? Câu trả lời đến từ tựa game client MU Online huyền thoại và khi nhắc đến trò chơi này chắc hẳn trong chúng ta không ai không nhớ về hình ảnh con chuột được cắm một que tăm hoặc kẹp miếng băng dán, miếng giấy để nhân vật liên tục xuất skill đánh quái luyện level.

Không chỉ riêng MU Online mà cả trong thời đầu của Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) thì hình thức cắm chuột “bình dị” này cũng thường được áp dụng để cày đêm, luyện cấp. Từ đó hình ảnh con chuột cắm tăm đã gắn liền với lịch sử của làng game online Việt trong suốt những ngày đầu chập chững, khi mà auto, plug-in vẫn còn là các khái niệm khá xa lạ với người chơi.

Cave, ks xuất phát từ game Võ Lâm Truyền Kỳ

Ks là từ viết tắt của chữ klill steal – thuật ngữ thường dùng từ thời game nhập vai VLTK trở đi, ngụ ý mô tả hành động người chơi này đang so tài với người chơi kia/quái vật kia thì đột nhiên bị một người thư ba nhảy vào giết hết hoặc cướp công ăn boss, nhặt đồ. Cho nên những thành phần này thường rất dễ gây thù chuốc oán vào thân vì cái kiểu “chơi trên đầu trên cổ” người ta. Tuy nhiên đối với một số người chơi khác thì khái niệm ks lại trở thành một dạng kỹ năng, mưu mẹo cần có để hòng tranh bãi luyện cấp, săn đồ.

Kế đến là cụm từ thoạt nghe có vẻ nhạy cảm song rất thân mật với dân gamer là “cave”. Theo đó cụm từ 18+ này bắt nguồn từ việc chỉ ra các lớp nhân vật có đặc tính hỗ trợ người chơi khác. Và danh từ này nhanh chóng trở nên phổ biến kể từ thời VLTK và trước đó là các nhóm cộng đồng người Việt chơi game online nước ngoài.

Một lý do nữa là ở rất nhiều game online, đặc biệt là dạng MMORPG và MOBA/A-RTS thì các lớp nhân vật có tính năng hỗ trợ (buff) lại thường là…phái nữ. Từ đó nhiều người cho rằng việc các phái buff với tác dụng hồi phục máu, mana, công, thủ nhanh,…cũng giống như việc các nữ nhân viên xinh đẹp chuyên phục vụ mát xa, tẩm quất ở ngoài đời vậy! Và hiện nay thì hầu như dân game thủ rất ít gọi tên môn phái mà thường dùng từ lóng này để mô tả chung cho những phái đi theo đường phụ trợ. Thậm chí cả những lớp nhân vật dù là nam nhưng nếu đi theo hướng trên thì vẫn bị gọi bằng từ “cave”, đúng là thật trớ trêu!!!

Gà, rùa xuất phát từ game Gunbound

Có thể khẳng định rằng đây là một trong những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong thế giới game online nhưng không hẳn ai cũng biết được nguồn gốc của nó. Đầu tiên từ “gà” chính thức xuất hiện vào khoảng năm 2003~2004 và được biết đến đầu tiên ở tựa game bắn súng canh tọa độ Gunbound bởi cấp độ khởi đầu của trò chơi này chính là “gà con” đi kèm cả hình ảnh minh họa. Kể từ đó mỗi khi game thủ có những pha xử lý ngu xuẩn thì lập tức bị người chơi cùng phòng khác mỉa mai rằng “đồ gà con”. Dần dần từ ngữ này được áp dụng rộng rãi hơn ở các tựa game online khác và thậm chí là các tựa game Thể thao điện tử ngày nay.

Còn từ “rùa” hòng chỉ tình huống khi bạn làm một hành động vô ý thức trong game nhưng nó lại có hiệu quả tốt đến bất ngờ. Và từ này cũng xuất phát từ Gunbound mà ra. Bởi trong game có một loại xe hình con rùa bắn ra 2 viên đạn có quỹ đạo khá khó chịu, nhất là khi gặp gió lốc thì đạn của nó sẽ bay tứ tung rất khó trúng, nhưng khi trúng thì sát thương rất mạnh.

Def, gank, noob, combat,…phổ biến từ game MOBA/A-RTS

Dù đã từng xuất hiện ở nhiều thể loại game khác song ở MOBA hay A-RTS (theo kiểu dân DotA gọi) thì “def”, “gank”, “noob”, “combat” là các cụm từ được sử dụng phổ biến nhất. Bởi không giống như các thể loại game khác, ở MOBA/A-RTS người chơi luôn phải tập trung cao độ và thao tác liên tục. Cho nên việc ra hiệu hay nhắc nhở đồng đội cũng phải diễn ra thật nhanh gọn thông qua các thuật ngữ chuẩn xác, được sử dụng phổ biến trong game. Do đó thay vì phải chat dài dòng, thì chỉ cấn mấy câu đơn giản như “def” (thủ), “gank” (đi săn mạng đối phương), “combat” (trận đánh lớn) là người chơi khắc biệt sẽ phải làm gì. Còn riêng từ “noob” (tạm hiểu là ngu như…) cũng là 1 dành từ và vừa là một động tự dùng để xỉ vả người chơi thể hiện trình độ không tốt trong trận đánh.

Còn bạn, những thuật ngữ game gì khiến bạn nhớ mãi và sử dụng mãi nè? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé.

THUẬT NGỮ GAME

Một số thuật ngữ game thông dụng

Dành cho các bạn không chơi game và chưa chơi game Jx3, đọc để hiểu truyện dễ hơn nhé 媚眼

  1. Q = quest = nhiệm vụ
  2. Pt = party = tổ đội
  3. Afk = away from keyboard
  4. Lv = level =cấp
  5. Sv = sever
  6. Pm = private message = chat mật (chat riêng với 1 người)
  7. Acc = account = tài khoản
  8. Dis = disconnect = rớt mạng
  9. Ping = tình trạng mạng
  10. ĐTB = điểm trang bị = tổng điểm của set đồ mình đang mặc trên người
  11. CPC = công phòng chiến = hoạt động đánh nhau giữa hai phe vào 10h tối thứ 3 và thứ 5, 12h trưa thứ 7 và chủ nhật
  12. DK = danh kiếm = lập mộ tổ hoặc 22, 33, 55 đi đấu cới các đội khác để đạt được điểm danh kiếm và điểm tích lũy danh kiếm, đủ cả hai điểm đó có thể mua đồ trong shop danh kiếm
  13. BCN = bí cảnh ngày = Q hàng ngày yêu cầu phải vượt qua một bí cảnh nhất định nào đó
  14. Q trà = Q hàng ngày nhận từ bà chủ quán trà ở các thành chính
  15. Bí cảnh thường – anh hùng = cùng 1 bí cảnh nhưng bí cảnh anh hùng độ khó và cách đánh boss sẽ có yêu cầu cao hơn so với thường (lv quái và boss cũng cao hơn)
  16. NPC = non-played character = những nhân vật của game
  17. Feed: dùng acc clone của mình để thí mạng cho acc chính hoặc cho người khác để thắng, hoặc chỉ hành động lao lên tìm chết của địch (hoặc là bồ mình)
  18. Buff = những hiệu ứng có lợi với bản thân và đồng đội (vd: tăng máu hay tăng các loại thuộc tính nhân vật như phòng ngự, tốc độ hay lực công kích…) – Debuff = các trạng thái bất lợi với bản thân và đồng đội (vd: giảm máu liên tục hay giảm tốc, khóa chân…)
  19. Buff = nãi = người chuyên lo máu, hồi sinh và buff hiệu ứng có lợi cho team.
  20. Tank = người xấu nhất team, dễ hút cừu hận của boss nhất do quá xấu xí
  21. Damg = thành viên chủ chốt trong team để hiếp boss
  22. Cừu hận = lực hấp dẫn đối với boss và quái của bản thân
  23. Bí kíp = sách dùng để thêm hiệu ứng vào cho các skill có sẵn của bản thân (có thể mua trong Bang hoặc nơi giao dịch)
  24. GBAV = giám bản ấn văn = vật tích lũy từ làm Q, quan hệ sư đồ để có thể mua được bí kíp trong Bang
  25. Điểm nghĩa hiệp = điểm khi làm một số Q hàng ngày như quán trà, bí cảnh ngày, mỹ nhân đồ
  26. Điểm cống hiến bang = nhận được khi làm Q quán trà và các Q trong lãnh địa bang
  27. Tích lũy chiến giới = giết 1 mạng được 1 điểm chiến giới, và nhận được khi hoàn thành các Q trong phe, và nhận thêm khi đi CPC
  28. Uy Danh = tích lũy nhờ vào hoàn thành Q phe, Q danh kiếm và giết địch, tích đủ có thể mua đồ trong shop chiến giới
  29. YY = phần mềm thoại âm của Tung Của, chuyên dụng cho gamer (tương tự CCTalk của VN)
  30. CD = cool-down = thời gian làm lạnh (aka khoảng thời gian chờ trước khi có thể sử dụng lại 1 kĩ năng)
  31. ID = tên nhân vật
  32. OT = over-taunt = vượt cừu (khi damg/buff dùng các kỹ năng dễ tăng cừu hận nhiều và làm cừu hận của bản thân vượt qua cả tank, khi đó boss sẽ khôg đánh tank nữa mà sẽ quay sang đánh damg/buff đó)
  33. Pk = player kill = giết người chơi khác
  34. PvP (Person versus Person) chỉ các cuộc tranh đấu của người chơi với nhau. Còn PvE (Person versus Environment) chỉ cuộc chiến giữa người chơi và các tạo vật: quái, Boss …
  35. Ks = Kill Stealing = cướp quái hay mạng người từ một người khác
  36. AOE = area of effect = mấy skill có phạm vi rộng, gây sát thương cho nhiều mục tiêu trong khu vực nhất định cùng lúc.
  37. DOT = damage over time = gây sát thương giảm máu từ từ chứ không phải 1 lúc lên đôi thủ
  38. DPS, Damage Per Second = lượng sát thương gây ra cho boss trên từng giây

Tổng hợp Thuật ngữ game và những điều gamer thủ chưa chưa biết

Link gốc: http://wapvip.pro/page/Tong-hop-Thuat-ngu-game-va-nhung-dieu-gamer-thu-chua-chua-biet-10307.htm Nguồn: http://wapvip.pro

Không phải bất kỳ gamer nào cũng biết nguồn gốc ra đời, hay ý nghĩa thực sự của những thuật ngữ này. “Phá đảo”, “KS”, “Limit”,… đó là những từ ngữ “chuyên môn” hết sức thông dụng trong cộng đồng game Việt. Khi nói hoặc viết, đại đa số các gamer đều hiểu. Tuy vậy, không phải bất kỳ gamer nào cũng biết nguồn gốc ra đời, hay ý nghĩa thực sự của những thuật ngữ này. Câu chuyện từ hơn một thập kỉ trước Với độ tuổi trung bình của game thủ ngày càng được trẻ hóa như hiện nay, giai thoại về những chiếc máy điện tử đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội có lẽ không khác gì một câu chuyện cổ tích. Ngay cả những game thủ “lão làng” đã có thâm niên nhiều năm “cày” game, nếu không nghe kể lại chưa chắc ai cũng biết rằng chỉ hơn chục năm trước, trên đường Đinh Tiên Hoàng bên bờ hồ Hoàn Kiếm đã từng có những chiếc máy thùng tiền thân của làng games Việt bây giờ. Đó là thời hoàng kim của những chiếc máy điện tử “xèng”, điện tử “thùng” với những trung tâm mọc lên như nấm sau mưa, trở thành điểm vui chơi một thời của thế hệ trẻ thủ đô. Một trong những trò chơi phổ biến nhất từ những thời đầu tiên ấy, phải kể đến Contra của hãng Konami. Những “game thủ” từ choai choai đến lớn ngồng thời đó đều cuốn mình theo những viên đạn, những nhân vật trong game cho đến khi 2 anh em Contra bay khỏi hòn đảo vừa chiến đấu, để lại một vụ nổ lớn và kết thúc trò chơi. Thuật ngữ “phá đảo” ra đời như thế đó, và được truyền miệng đến mãi tận hơn một thập kỉ sau, những lớp game thủ thế hệ Internet, game 3D, Game Online vẫn lưu truyền. Rất nhiều “dị bản” khác như “phá băng”, “cứu công chúa”,… được các game thủ tạo nên sau này, tất cả cũng như “phá đảo” đều hướng tới một thuật ngữ kết thúc trò chơi, hay còn gọi là “end game”, “completed game”.Không phải dân trong nghề khó hiểu được ngôn ngữ của gamer

Sai cộng sai bằng đúng Trong khi cụm từ bất hủ “phá đảo” có hẳn một câu chuyện li kì phía sau như vậy, thì những thuật ngữ như “limit”, “KS” lại xuất phát điểm hết sức bình thường, nhưng cũng không kém phần hài hước. “Limit” trong tiếng Anh có nghĩa là “giới hạn”, nhưng không hiểu vì sao đã có một thời gian khá dài, đến tận ngày nay, game thủ Việt, đặc biệt ở khu vực phía Bắc, đều quy chữ “limit” về theo nghĩa “rất nhiều” (!?) Và không chỉ áp dụng vào game mà còn sử dụng như một “từ mới” trong ngôn ngữ thường ngày. “Nhà mình có limit đồ chơi, sang đây thoải mái”,… những câu nói mang đậm chất “game” khiến những kẻ ngoại đạo không thể không tự đặt câu hỏi “Limit là gì vậy trời?”. Hóa ra, đơn giản chữ “Limit” xuất phát từ trò chơi chiến thuật Starcraft: Broodwar, một tựa game của hãng Blizzard đã có từ rất lâu đời và phát triển đến tận ngày nay như một môn eSport thể loại RTS 0 điển hình. Những game thủ của “ngày xưa ấy” đâu có biết chiến thuật là gì, Starcraft đối với họ đơn giản là sản xuất thật nhiều “quân” (units) tới mức giới hạn (Limited – và hiện thông báo trên màn hình), rồi đem đi chiến đấu để giành phần thắng. Tuy vậy, khi đạt đến mức “Limited” thì số lượng units là rất lớn (thông thường là 200), và khi nhìn trực quan thì sẽ thấy đúng là “đông như quân Nguyên”. Từ “limit” được đánh đồng cùng “rất nhiều” là bởi lẽ vậy.

Khi Internet du nhập vào Việt Nam cùng với cơn bão Games Online (GO), những thuật ngữ của GO cũng theo đó xuất hiện, điển hình là cụm từ “KS”. KS là viết tắt của Kill Stealing, dùng để chỉ việc những người chơi trong các game nhập vai trực tuyến (RPG: Role Playing Game) chơi xấu khi tranh cướp quái vật của nhau lúc luyện công để lên cấp. Tuy bị lên án, những hành động KS diễn ra đều đặn, thường xuyên trong làng GO Việt đến mức được cộng đồng gamer khổng lồ chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên biến tướng thành một ngôn ngữ phổ thông trong giới trẻ. “KS” lúc này lại được hiểu với nghĩa “tranh cướp, phỗng tay trên một cách có chủ ý”. Ví dụ điển hình “KS ghế vừa vừa thôi bạn…”. Hẳn một số độc giả là gamer khi đọc đến đây cũng thấy hơi “chột dạ” khi nhận ra đó là những câu nói quá quen thuộc được sử dụng thường xuyên, mà không nhận ra sự khác lạ trong đó. Một thời gian trôi đi, và nhận thức của game thủ cũng được nâng lên một tầm cao mới, họ cũng nhận ra sự “sai” trong cách nói, cách viết và cách nghĩ của mình. Tuy nhiên, những cụm từ đã trở nên phổ thông đến mức ai cũng có suy nghĩ “Thôi nhỡ rồi, dùng tiếp như mọi người có ai trách mình đâu”. Và thêm một lần “sai” nữa đã nghiễm nhiên đưa những thuật ngữ game “sai” trở thành “đúng”, và được coi như một bộ phận “từ mới” trong thanh thiếu niên. Còn bạn, là một game thủ, hay đơn thuần một người yêu game, đã bao giờ bạn nghĩ đến chính mình sẽ là “tác giả” của một “cụm từ mới” được thừa nhận như vậy chưa?

Link gốc: http://wapvip.pro/page/Tong-hop-Thuat-ngu-game-va-nhung-dieu-gamer-thu-chua-chua-biet-10307.htm Nguồn: http://wapvip.pro

Mỗi khi bạn tham gia bàn luận về game tại bất kỳ đâu, từ những nơi “thâm cung bí sử” đầy chuyện “hỉ nộ ái ố” trên Facebook, các diễn đàn game, cho đến Reddit hay 4chan, có bao giờ bạn gặp phải vấn đề “thất lạc trong ngôn ngữ” bởi mấy tên đại bàng “xả” hàng loạt “từ lóng” về game mà mình… đếch bao giờ hiểu?

À há *vỗ ngực*, trong bài viết sau đây, Vietgame.asia sẽ truyền lại bí kíp “bí truyền” về những thuật ngữ game thông dụng nhất, hy vọng sẽ giúp cho các bạn sẵn sàng sống sót trước bất kỳ cuộc “đấu khẩu” nào về game.

1. AAA: Thuật ngữ game được dùng để mô tả những tựa game “bự, to và hoành (tá) tràng” bởi những người làm việc trong ngành game (rồi lan truyền ra cộng đồng người chơi vì nghe nó khá là “cool”). Bởi vì không có ai thừa nhận tựa game của mình… dở như hạch nên cũng chả buồn xóa bớt một chữ A.

2. Abandonware: Dùng cho những tựa game không còn được bày bán, không còn được hỗ trợ bởi nhà phát triển và được cho phép tải về thoải mái. Chả hiểu vì lý do gì mà vài năm sau bắt đầu xuất hiện trên GOG.com và được bán với giá… 10 USD, khiến cho cộng đồng nháo nhào bảo rằng “game cult-classic abcxyz đã trở lại!!!!”.

3. Achievement: Đúng như cái tên, thuật ngữ game này là những “danh hiệu” mà bất cứ ai thích cày cuốc 100% đều hướng đến, mỗi tội Achievement mà khó quá thì bắt đầu… đập tay cầm hoặc bàn phím rồi chửi thề.

4. Action: Thể loại game kén người chơi xoay quanh việc mọi người thực hiện những công việc gì đó, thỉnh thoảng có di chuyển xung quanh tại các khu vực nào đó.

5. Adventure: Thể loại game sở hữu những câu chuyện đầy ma mị, hội thoại hài hước, và những câu đố hại não khiến bất kỳ người bình thường nào cũng trở thành những gã bác học với ý nghĩ chả giống ai.

6. ARPG: Action RPG – game nhập vai hành động (nhưng không phải hành động nhập vai), đối với những người bập bẹ Anh ngữ thì thuật ngữ game này nghĩa là “an RPG”.

7. Assassin’s Creed: Ubisoft chúc bạn “năm mới vui vẻ”.

8. Autosave: Tự động lưu game, luôn nhắc bạn đừng bao giờ tắt phần cứng khi đang hoạt động, luôn xuất hiện khi bạn muốn thoát game, và khiến bạn chửi thề mỗi khi nó không hoạt động đúng như ý mình.

9. Avatar: Nhân vật do người chơi khởi tạo, thuật ngữ game này không liên quan gì đến mấy con xanh xanh cao cao trong cái phim “ỳ đùng” của James Cameron.

10. Beta: Bản thử nghiệm, ngày nay thì thuật ngữ game này tráo đổi ý nghĩa với “finished game”.

11. Boss: Trùm. Một kẻ thù “trâu chó” và hay cố tình được đặt trong các khu vực rộng thênh thang, lâu lâu cụng đầu bạn mặc dù trước đó đã bị bạn đánh cho bất tỉnh.

12. Buff: Một số chiêu thức hoặc vật phẩm tác động lên nhân vật giúp cho nhân vật mạnh hơn hoặc trông “sáng chói” hơn.

13. Bullet hell: Chỉ những tựa game bắn phi thuyền phủ đầy màn hình bằng hàng nghìn kẻ thù, khiến bạn không rõ rằng mình cố tình bắn vào chúng hay chúng cố tình đi vào đường đạn của bạn.

14. Cheese: Những chiến thuật “ném đá giấu tay” (không tính ăn gian) do người chơi tự mò ra và vận dụng để đánh bại thử thách mà không có trong ý đồ của nhà phát triển, được lan truyền rất nhanh nhờ vào Internet.

15. Cooldown: Quãng thời gian ngắn khiến bạn cảm thấy buồn vì không được xài chiêu thức yêu thích của mình.

16. Console: Đối với một số người thì thuật ngữ game này là mấy cục gạch dùng để chơi Bloodborne, Halo hay Mario, đối với một số người khác là một cái bảng toàn những mã lệnh thường được mở bằng nút “~”.

17. CRPG (Computer Role-Playing Games): Game nhập vai trên máy tính, chữ “C” có thể được coi là cụm từ “Classic” (cổ điển), thường có liên quan đến hầm ngục, rồng và xúc xắc. Những ai hâm mộ thể loại game này thường rất ghét game nhập vai AAA hiện đại (trong đó có người viết).

18. Cover system: Thuật ngữ game này được vận dụng trong game bắn súng góc nhìn thứ ba, trong đó những người chơi “áp mông” vào góc tường, lâu lâu hé đầu ra trao đổi những cái hôn gió giống như mấy gã mới tập chơi Pokémon.

19. Crouch jump: Nhảy ở tư thế ngồi, một động tác mà ai cũng thích thực hiện nhưng nó chả có tính thiết thực tý nào cả.

20. Class: Lớp nhân vật, giúp cho người chơi chọn các kiểu nhân vật đã được cân bằng sẵn cho khỏi mệt óc.

21. Closed beta: Bản thử nghiệm kín, thực chất thuật ngữ game này nghĩa là một khoảng thời gian ngắn trong đó nhà phát triển… giả vờ rằng sẽ lắng nghe và chỉnh sửa trò chơi từ các ý kiến thu thập từ người chơi.

22. Cutting edge: Công nghệ tiên tiến, có thể coi thuật ngữ game này là lời nói thầm: “Thấy cái abcxyz hấp dẫn chứ? Xì $400 ra”.

23. Cutscene: Phim cắt cảnh, những đoạn phim dùng để truyền tải câu chuyện game, thay vì bị “cắt” đi đúng như cái tên.

24. Double jump: Nhảy hai lần trên không, một định luật phá vỡ vật lý thường thấy và khiến người chơi cảm thấy trống trải nếu bị lược bỏ đi.

25. DLC: Phần còn lại của trò chơi mà bạn mới mua.

26. Dungeon: Hầm ngục, những khu vực đầy rẫy quái vật và kho báu, khiến người chơi tự hỏi thằng điên nào “rảnh hớn” quá lại đi xây mấy cái này.

27. DRM: Thuật ngữ game ám chỉ một phương pháp kinh điển khiến những tên cướp biển thỉnh thoảng phải chờ một tuần để chơi game, thỉnh thoảng thôi nhé.

28. Early Access: Một hình thức giúp người chơi bỏ tiền thưởng thức game trước khi chúng đi vào phân đoạn “vui”, và ra mắt chính thức khi người chơi đã xóa bỏ chúng ra khỏi đầu mình.

29. Episodic: Ngoại trừ Telltale Games và một vài hãng khác ra thì bạn không nên quá gắn bó với bất kỳ nhân vật nào xuất hiện trong các tựa game có dán mác thuật ngữ game này.

30. E-sports: Thường được xem là một môn thể thao chính thống, đối với người chơi thì giành được hàng triệu USD tiền thưởng và danh tiếng trước tuổi 30, đối với người xem thì là một cách thoái thác nếu như người trong gia đình cứ vặn vẹo về việc suốt ngày chơi game: “Con đang xem thể thao mà!!!”.

31. Escort mission: Những nhiệm vụ ngáng đường người chơi bằng các nhân vật AI ngu độn mà hầu như ai cũng ghét nhưng nhà phát triển rất khoái bỏ vào.

32. Exclusive: Game độc quyền, có hại cho người chơi, nhưng lại là thuật ngữ game mà các anh tài rất khoái mang ra “khè” nhau mỗi khi cãi lộn giữa các hệ máy.

33. Exploit: Những lỗ hổng mà người chơi tìm ra có thể khiến tài khoản game “bay” hoàn toàn theo ý của nhà phát triển, chứ chả liên quan gì đến thiệt hại trong game.

34. Fall damage: Bị thương khi nhảy từ trên cao xuống. Vì nhà phát triển thích thế, cấm cãi!

35. Field of View: Độ rộng góc nhìn, ở mức cao nhất sẽ khiến bạn trở thành một con cú vọ cầm một khẩu súng Uzi.

36. Farming: Cày cuốc, công việc mà trong đó người chơi sẽ chạy long nhong ở các khu vực nhất định, thu thập các vật phẩm và đập nhau với những địch thủ y chang nhau, ai cũng thực hiện nhưng chả ai công nhận rằng nó “vui” tý nào cả.

37. Finished game: Game đã được phát triển hoàn chỉnh, ngày nay thì tráo đổi ý nghĩa với thuật ngữ game “beta”.

38. Free to Play: Một cái catalog sở hữu cả tá tựa game miễn phí với mục đích giống nhau: Khiến người chơi phải phun ra những từ ngữ mở đầu bằng hai từ “Đ” và “M” trước khi nhập số thẻ tín dụng vào game.

39. Games for Windows Live: Công cụ hành hạ thể xác và tinh thần người chơi PC của Microsoft.

40. God game: Thể loại game trong đó người chơi lạm dụng sức mạnh của đấng tối cao khiến người dân phải tin vào mình. Trớ trêu thay là sau này God game… chết ngắc vì niềm tin của cộng đồng vào thể loại này vơi dần.

41. God mode: Chế độ bất tử, thường ở dạng mã ăn gian (cheat), là thứ ai cũng muốn thử trong phần chơi mạng mặc dù biết chắc là không dùng được.

42. Griefer: Những thành phần bất hảo chuyên gia quấy rối những người chơi khác bằng đủ trò, với độ thông suốt ngoại ngữ đạt đến mức thượng thừa qua hai câu nói kinh điển: “cyka blyat” và “putang ina mo”.

43. Grinding: Xem lại thuật ngữ game “farming”.

44. Health potion: “Thần dược” cứu nguy cho nhân vật mỗi khi cận kề cái chết, trong khi đa số người chả nhớ nổi thế quái nào mà mình gần hết máu.

45. Indie game: Game được phát triển bởi các studio độc lập, việc những studio đó kiếm được vốn làm game từ vàng của yêu tinh hay không thì chỉ có trời mới biết.

46. Instance: Thuật ngữ game ám chỉ một phân đoạn nhỏ trong phần chơi mạng, trong đó người chơi cùng những thành viên trong “tập đoàn” của mình sẽ thoải mái đi long nhong mà không bị người ngoài làm phiền.

47. JRPG: Game nhập vai Nhật Bản, chơi giống như đọc tiểu thuyết, nhạc rất hay, tóc tai nhân vật thì miễn bàn.

48. Killstreak: Phần thưởng dành cho những người chơi giỏi hơn người khác sau khi “bán hành”, giúp cho người chơi giỏi hơn người khác bằng việc tiếp tục hỗ trợ “bán hành”.

49. Lag: Thuật ngữ game bất hủ sau khi bị “ăn hành” (à mà nó chả liên quan gì đến số khung hình hết).

50. Lane-pusher: Một thuật ngữ game của dân chơi MOBA và cũng giống như mọi thuật ngữ MOBA khác, Google không cho ra bất kỳ kết quả nào thỏa đáng.

51. Level: Cấp độ, thuật ngữ game này được áp dụng trong rất nhiều thứ, từ chỉ số của nhân vật hoặc vũ khí, cho đến việc mở khóa cái “camo” hình Hello Kitty cho khẩu súng M16A4 của bạn.

52. Ludology: Những nghiên cứu, luận thuyết về video game. Đơn giản chỉ là cách miêu tả hào nhoáng về việc “tám” trên trời dưới biển về game.

53. Microtransactions: Giao dịch mua vật phẩm ảo trong game bằng tiền thật. Tựa game nào mà được xác nhận rằng sẽ có Microtransaction trước khi ra mắt thì sẽ nhận được tràng gạch đá khổng lồ của cộng đồng, hoàn toàn trái ngược với định nghĩa “micro”.

54. Mana: Là thuật ngữ game chỉ năng lượng giới hạn số lần thực hiện phép thuật, là thứ duy nhất “nerf” các nhân vật pháp sư trong game.

55. Matchmaking: Hệ thống tự động dò tìm phòng chơi, lúc thì kết nối rất nhanh, lúc thì pha cà phê xong vẫn thấy mình trơ trọi ngoài phòng chờ. Liệu hệ thống này hoàn toàn tự động hay được điều khiển bởi một đàn rùa hoàn toàn là một ẩn số.

56. Middleware: Những phần mềm làm nhiệm vụ “cầu nối” giữa hệ điều hành hoặc cơ sở dữ liệu và các ứng dụng, ví dụ như mấy cái giới thiệu Havok engine hay NVIDIA và AMD mỗi khi bạn bắt đầu game, khiến cho người dùng thỉnh thoảng… phát khùng vì game không cho bỏ qua mấy đoạn giới thiệu “ảo lòi” này.

57. Mob: Trong tiếng Anh tức là đám đông, vì một lý do nào đấy mà thuật ngữ game này có nghĩa là một (chỉ một) địch thủ trong video game.

58. MOBA: Multiplayer Online Battle Arena, game chiến thuật đối kháng chơi mạng, thường hay phân ra hai luồng sóng, một bên luôn chế nhạo bên kia vì không thể “deny” được (“deny” cũng lại là một thuật ngữ game MOBA mà khi Google cũng không cho ra kết quả thỏa đáng).

59. Mouselook: Dùng chuột để nhìn xung quanh mình và xả đạn trong lúc di chuyển. Nghe qua thì có vẻ thuật ngữ game này là điều mà trẻ con lên 3 cũng làm được, cho đến khi bạn xem phụ huynh làm thử.

60. Multiple endings: Các kết cục khác nhau, là thứ mà đa số người chơi sẽ xem trên Youtube sau khi hoàn thành game.

61. MMORPG: Massively Multiplayer Online Role-Playing Game, game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi. Trước đây thuật ngữ game này là một thể loại game cực kỳ phổ biến vì tính cộng đồng cao, mỗi tội những tựa game thuộc thể loại này về sau lại bị nhét vào hệ thống nhiệm vụ mang tính cày cuốc cá nhân, và cổ vũ việc cày đồ đua top server thay vì đi “đàn đúm” (ít nhất là ở Việt Nam).

62. Myst: Tựa game phiêu lưu nhấn-trỏ chuột kinh điển ra mắt vào năm 1993, là cú “hit” bất ngờ (và cũng đầy mỉa mai) của ngành công nghiệp game.

63. Nerf: Vũ khí hoặc nhân vật của bạn giờ sẽ hoạt động như hạch, trong khi đấy của người khác thì vẫn mạnh một cách bất hợp lý (xem thuật ngữ game “overpowered“). Ở Việt Nam thì phát âm là “nép” hoặc “nớp”.

64. Noob: Là thuật ngữ game chỉ những người luôn nhận phải gạch đá từ đồng đội khi luôn bị “gank” và đứng bét trên bảng xếp hạng, nhưng ít người biết rằng họ đang giữ cấp bậc Global Elite trong một game khác.

65. NPC: Non-playable characters, là những nhân vật thỉnh thoảng để lạc mất thú cưng và nhờ vả bạn đi tìm hộ. Thỉnh thoảng lại bán phế liệu cho bạn với giá cắt cổ.

66. NVIDIA: Khiến cho mọi người nghĩ rằng là dòng card đồ họa chơi game duy nhất vì có dòng chữ “The way it’s meant to be played” trong đoạn phim giới thiệu, ngoại trừ những game được tài trợ bởi “đội đỏ”.

67. Open-world: Thế giới mở, thật ra chỉ đơn giản là ném bạn vô một cái “hộp cát” bự hơn bình thường.

68. Overpowered (OP): Mạnh quá đáng, là mấy cái thứ mới đá đít bạn (xem thuật ngữ game “nerf“).

69. Permadeath: Cơ chế “chết là hết”, xuất hiện trong rất nhiều tựa game phổ biến, song ít ai nhận ra.

70. Persistent World: Thế giới trong game sẽ tiếp tục “hoạt động” cho dù người chơi có tham gia hay không, thật ra chả thay đổi gì nhiều lắm trừ phi người chơi bỏ game vài năm rồi quay lại.

71. Pixelbitching/Pixelhunting: Dò con trỏ chuột khắp màn hình để tìm một mẩu “pixel” tý tẹo để giải đố trong game phiêu lưu nhấn-trỏ chuột, là lối thiết kế kinh điển được phát minh từ quyển sách “Hướng Dẫn Thiết Kế Game Theo Phong Cách Đ*t M* Người Chơi”.

72. Port: Bản chuyển thể, nếu đi đôi với những từ “Assassin’s Creed Unity” hoặc “Batman: Arkham Knight” và “tốt” sẽ khiến cho cả đống người cười phá lên.

73. Procedural Generation: Là thuật ngữ game ám chỉ nghệ thuật chế tạo thế giới game ngẫu nhiên bằng thuật toán thay vì thiết kế bằng tay, đảm bảo giá trị chơi lại cao đến mức con cháu bạn có thể tiếp tục phần chơi của bạn.

74. PvE: Players vs. Environments, nơi người chơi hợp tác chống lại các sinh vật không trả lời “mục đích xuống Trái Đất” là gì.

75. PvP: Players vs. Players, là trò chơi mô phỏng đối kháng trực tuyến nhiều người chơi tại các diễn đàn game hoặc bất cứ nơi nào có thảo luận sôi nổi về game. Thỉnh thoảng Admin hoặc Moderator cũng tham gia.

76. Quest: Nhiệm vụ, là thuật ngữ game có hàm nghĩa khá chung chung liên quan đến việc nhận và trả. Đánh đuổi một con rồng và cứu lấy vương quốc? Nó là một Quest. Ăn 10 quả cà chua? Nó cũng là một Quest.

77. Quick Time Event: Một thuật ngữ game dùng để chỉ cơ chế game trong đó người chơi trải nghiệm những phân đoạn gay cấn, đậm chất điện ảnh, nhưng thay vì chứng kiến những gì đang diễn ra trên màn hình thì lại chờ xem nút bấm nào hiện ra để mình nhấn vào.

78. Replay value: Giá trị chơi lại, là thứ mà ai cũng khen về một tựa game nào đó, nhưng thực chất phá đảo xong thì cũng bỏ xó.

79. Retrogaming: Chơi lại các tựa game cổ điển. Nhớ cái game bạn từng bỏ vài tháng để cày nát bét hồi còn “trẻ trâu” chứ? Giờ bạn sẽ thoát game sau 5 phút vì lối điều khiển như hạch.

80. Rocketjumping: Là thuật ngữ game được phát minh bởi Quake, trong đó người chơi chĩa khẩu súng phóng lựu dưới chân và bắn khiến cho nhân vật bay lên chín tầng mây, trông giống như một gã… xì hơi ra trái hỏa tiễn nhưng thực chất lại là một kỹ thuật di chuyển quý báu.

81. Roguelike: Một thể loại game mà ngày nay chả có có điểm gì tương đồng với tựa game “Rogue” kinh điển ngoài cơ chế permadeath và độ khó như có ai đấy cố tình đấm vào mặt bạn.

82. Romance: Những lời đối thoại chân thành giữa hai linh hồn (thỉnh thoảng không phân biệt giới tính) gắn kết với nhau thông qua một loạt câu hỏi và trả lời, nếu trả lời sai thì cứ quay lại điểm lưu gần nhất rồi chọn câu trả lời đúng, chả có gì phải xoắn (ước gì ngoài đời cũng vậy).

83. RPG: Game nhập vai, là thể loại game khiến người chơi hớp hồn bị vào những thế giới tuyệt đẹp và đầy mộng ảo, có điểm chung là hay có nhện, yêu tinh tai nhọn (elves) và những nhân vật nữ với bộ giáp thiếu tính thiết thực. Thỉnh thoảng diễn ra ngoài vũ trụ.

84. Simulator: Game mô phỏng, nghe qua thì các hoạt động như lái xe tải, thực hiện nghĩa vụ quân sự hay quản lý công viên giải trí khá là buồn tẻ, song những trò chơi dựa trên những hoạt động này cực kỳ gây nghiện và hấp dẫn một bộ phận đông đảo người hâm mộ.

85. Season Pass: Trong lúc thuyết phục bạn rằng trò chơi abcxyz rất hay và đáng tiền, nhà phát triển sẽ sờ ví bạn thêm chút nữa.

6. SLI: Scalable Link Interface, công nghệ giúp người dùng kết hợp hai card đồ họa của NVIDIA trên một hệ thống PC và khiến khổ chủ “khóc thét” khi nhìn vào hóa đơn tiền điện mỗi tháng.

87. Sliding Block Puzzle: Game xếp hình khối, là cái game mà có lẽ bạn từng “chọt chọt” trên điện thoại hồi học cấp 2 mà ai cũng ghét, nhưng đều cố phá đảo để ganh đua với nhau.

88. Speedrun: Nghệ thuật sử dụng “kiến thức” về game và “glitch” của game để hoàn thành một trò chơi trong thời gian ngắn nhất. Bao gồm việc nhấn nút nhảy vào đúng tích tắc thứ 13 của giây 37 hay leo lên cây cột đánh số 6 trong 9 giây kể từ khi xuất phát.

89. Smurf: Là thuật ngữ game chỉ những người chơi có kỹ năng “bá đạo” tìm cách xuống hàng ngũ “gà công nghiệp” để hưởng niềm vui “bán hành”. Người cùng đội rất hoan nghênh, địch thủ thì không thể làm gì hơn ngoài việc nhấn nút “Report” và… chửi.

90. Stealth mission: Những nhiệm vụ bí mật vớ vẩn buộc người chơi phải lê mông đằng sau vật chắn và không để bị phát hiện, trong khi mình đang có trên tay một khẩu súng máy có thể càn quét cả một quốc gia. *cough Far Cry 4 *cough.

91. Strategy: Những chiến thuật mang tầm “vĩ mô” được đưa ra trước thực chiến. Nghe qua thì thuật ngữ game này rất cao cả và có cái gì đấy rất chi là “lớn lao”, cho đến khi đồng đội nói vào mic “YOLO” và bắt đầu xông pha vào chiến trường với một con dao nhựa.

92. Survival horror: Game kinh dị – sinh tồn, ngoại trừ game của Frictional Games thì chả có game nào dán mác này thật sự đáng sợ cả.

93. Tactic: Chiến thuật tự phát trong khi chơi, ví dụ như 4 mạng cầm AWP để hạ tên nào xấu số chạy qua cửa mid ở Dust 2, hay ném bom lửa Molotov vào trái C4 để “nướng” 3 tên địch cố gỡ bom.

94. Theorycrafting: Việc phân tích số liệu giúp tạo nên các chiến thuật hoàn hảo nhất cho người chơi bắt nguồn từ StarCraft. Có lẽ là thứ duy nhất gắn kết toán học và video game, và dĩ nhiên như thường lệ, chả ai quan tâm.

95. Touchscreen: Màn hình cảm ứng, hay còn gọi là bộ sưu tập vân tay và mồ hôi miễn phí.

96. Twinking: Hành động “thả” vật dụng hàng xịn cho các nhân vật có cấp bậc thấp hơn, thật ra chủ yếu dùng để khoe khoang.

97. Vietgame.asia: Đơn vị mang đến cho các bạn bài viết ngớ ngẩn này

98. WASD: Nếu như bạn nhìn vào bàn phím của một ai đó bị mờ nét chữ ở bốn phím này, thì 140% rằng chủ nhân của nó chơi game rất nhiều (hoặc là bàn phím dởm).

99. Wallhack: Là thuật ngữ game ám chỉ một kiểu ăn gian cho phép người chơi nhìn thấy địch thủ xuyên vật thể trong game, là công cụ chơi trốn tìm khá hiệu quả.

100. Zombie: Trước đây là những con quái vật khiến người chơi sợ hãi, ngày nay là bia tập bắn cho các xạ thủ.

101. Zoning: Kỹ thuật thường thấy trong game đối kháng trong đó người chơi giữ khoảng cách với địch thủ. Những ai “bá đạo” kỹ thuật này cũng giống như khi bạn theo đuổi một cô nàng nào đó vậy, nếu bạn đứng ở ngoài nhìn vào thì không sao, lại gần rồi chạm vào thì đừng thắc mắc vì sao mình lại cắm hàm răng xuống đất vài giây sau đó.

Thế giới game ngày nay là một “chiến trường” vô cùng khốc liệt, khi có quá nhiều những nhà phát triển và những tựa game mới xuất hiện liên tục. Vậy phải làm sao để bán chúng? Hay chí ít là thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng?

Các nhà phát hành và những chuyên gia marketing của họ, cố nhiên sẽ dùng những “ca từ có cánh” để mê hoặc người chơi, để che dấu đi những khuyết điểm của game hay những chiến lược kinh doanh đầy nghi vấn.

Sau đây là những ca từ có cánh mà bạn sẽ bắt gặp thường xuyên nhất ở những buổi giới thiệu game mới hay trên các đoạn trailer, và ý nghĩa “thực sự” của chún

1. Authentic (Chính thống): “Game của chúng tôi dùng nhãn hiệu có thật cho các loại vũ khí.”

2. Award-winning (Đoạt giải): “Trang SurlyBillReviewsGamesAndHamburgers.blogspot.com chấm năm sao cho trò chơi của chúng tôi!”

3. Cinematic (Chất điện ảnh): “Bạn sẽ dành một nửa thời gian chơi để xem phim cắt cảnh.”

4. Dark (Đen tối): “Nhân vật của bạn thường xuyên quên… cạo râu.”

5. Dynamic (Năng động): “Chuyển động… giật cục.”

6. Engaging (Hấp dẫn): “Thì nó là game mà.”

7. Epic (Hoành tráng): “Game của chúng tôi có nhạc nền được chơi bởi dàn nhạc.”

8. Exclusive (Độc quyền): “Trò chơi sẽ không được phát hành trên hệ console của đối thủ nhưng có thể sẽ xuất hiện trên PC.”

9. Free-to-play, not pay-to-win (Chơi miễn phí, không “Đô la thần chưởng”): “Vâng, bạn có thể tiêu một lượng tiền không hạn chế vào những món đồ trong game để làm trò chơi dễ hơn và “có thể” sẽ vui hơn, HÃY NHÌN VỀ HƯỚNG NÀY BẠN ƠI!”

10. Gone Gold (Đã hoàn thành): “Trò chơi của chúng tôi đã hoàn thành mặc dù bạn vẫn phải tải xuống bản vá… 3GB trong ngày đầu tiên.”

11. Gritty (Xù xì): “Người chơi sẽ gặp vài cô gái làng chơi.”

12. High-octane (Octan cường độ cao): “Game đua xe đây mà.”

13. Immersive (Sống động): “Sẽ có camera góc nhìn thứ nhất, bạn sẽ nhìn thấy tay của nhân vật khi vượt qua chướng ngại vật.”

14. Infinite possibilities (Không giới hạn): “Bạn có thể là chiến binh, phù thủy hay tên trộm.”

15. Mature (Dành cho người trưởng thành): “Sẽ có rất nhiều gái làng chơi.”

16. Open world (Thế giới mở): “Bạn sẽ dành 10 phút lái xe đến địa điểm nhiệm vụ tiếp theo. Thêm vào đó chúng tôi cũng đặt một đống trứng Faberge trong game để bạn tìm và mở khóa achievement.”

17. Over-the-top (Đỉnh của đỉnh): “Bạn sẽ chiến đấu với một người lùn.”

18. Pre-order (Đặt trước): “Hãy cúng tiền cho chúng tôi trước khi có các bài đánh giá.”

19. Pushes modern-day hardware to its limits (Đẩy phần cứng hiện tại đến giới hạn): “Game của chúng tôi có giá 60 đô.”

20. Realigning our resources (Cơ cấu lại nguồn lực): “Chúng tôi đang sa thải cả đống người.”

21. Refocusing our effort (Định hướng lại chiến lược): “Chúng tôi đang sa thải cả đống người và giờ chúng tôi sẽ làm game di động.”

22. Reimagining (Định hình lại): “Nhớ cái game mà bạn rất thích hồi những năm 90 chứ? Chúng tôi đã làm một game bắn súng dựa theo nó.”

23. Remastered (Tút lại): “Nhớ cái game mà bạn rất thích hồi năm 2007 chứ? Hãy trả 40 đô để được hiệu ứng ánh sáng tốt hơn.”

24. Revolutionary (Mang tính cách mạng): “Hệ thống núp bắn của tựa game bắn súng này cũng trọng đại như một cuộc đảo chính vậy.”

25. Retro-inspired (Cảm hứng cổ điển): “Đồ họa dưới trung bình và không có checkpoint.”

26. Season Pass (Vé theo mùa): “Bạn đã cúng cho tựa game rất hay này 60 đô, vậy sao không cúng thêm 40 đô cho DLC nhỉ?”

27. Shipped 1 Million Copies (Đã giao được 1 triệu bản): “Nhà bán lẻ mua 1 triệu bản game của chúng tôi với giá khuyến mại nhưng khách hàng vẫn chưa mua hết từng đó. Chúng tôi hi vọng không ai nhận ra sự khác biệt.”

28. Siritual successor (Người kế vị tinh thần): “Game của chúng tôi giống phần tiếp theo của một dòng game “hit” trước đây nhưng chúng tôi không muốn bị kiện. Xin hãy ủng hộ chúng tôi trên Kickstarter.”

29. Streamlined (Sắp xếp hợp lí): “Phần tiếp theo này có thể được chơi với ít nút bấm hơn các bản trước.”

30. Value (Giá trị): “Season pass của chúng tôi là một món hời vì nó rẻ hơn mua các gói DLC lẻ. Hãy bỏ qua sự thật là không mua DLC còn rẻ hơn nữa.”

31. Visceral (Máu me): “Hãy chuẩn bị đấu với bọn yêu quái trẻ em.”

32. Winner of multiple E3 awards (Dành nhiều giải thưởng E3): “Có một màn chơi trông khá tốt và chúng tôi đã khoe nó tại E3.”

Một số thuật ngữ trong game online!
  1. Phần lớn các bạn sẽ thấy các thuật ngữ này trong game online tiếng Anh nhìu hơn là tiếng Việt…

    Party = pt : lập nhóm đi cùng nhau

    People killer = PK: giết người mà người đó không chống trả

    Game master = GM: người quản lý trò chơi

    Damage = dmg: độ sát thương

    Attack power = att-pow: sức tấn công

    Defend = def hay dr : độ phòng thủ

    Away from keyboard = afk : đi xa khỏi bàn phím

    Thank you = ty: Cám ơn bạn

    Good luck = gl: chúc may nắm

    Oh my god = omg: Ôi chúa ơi

    Be right back = brb: trở lại ngay

    Laughing out loud = lol: cười lớn tiếng

    Want to buy = WTB: muốn mua

    Want to sell = WTS: muốn bán

    Killing stead = ks: môn na là giành giết mob cua nguoi ta

    Experience = exp: điểm kinh nghiệm

    Mob: các nhân vật không do người chơi điều khiển

    NPC: các nhân vật máy có thể cung cấp thông tin hay mua bán với bạn Noob: ám chỉ những người mới chơi , chưa có kiến thức

    Farm: đi “cày” để kiếm tiền hay lên level

    Bot: một chương trình để điều khiển nhân vật chơi tự động

    Buff: miện phép cho bạn giúp tăng máu hay khả năng.

    Lag: dùng để chỉ tình trạng trễ tương tác giũa máy chơi và server

    wtf: What the fuck wth: What the hell lmao: Laugh my ass off stfu: Shut the fuck up brt: Be right there! ns: Nice Shot! nt: Nice Try! bs: Bullshit!

  2. thường gặp trong khi chơi các games online!

ai cũng biết mà có người vẫn nhầm PK = player kill, ko pha?i la` people killer killing steal, ko phai stead, sai lo^~i chi’nh ta? ba’c na`y ca^u ba`i lo^. lie^~u that PvP – Player vs Player, used for describing when two players engage in combat or a system that allows this. PvE – Player vs Environment, used for describing player interaction with the environment, usually combating NPCs. PK – Player killer, a player who kills another in PvP. PK can often refer to a player who aggressively kills others without being provoked. KS – Kill stealing, when a player engages and kills a NPC that was being fought by another player, thus receiving any benefits. KoS – Kill on Sight, when a player adds another player to a virtual “kill list”. Also used of an aggressive NPC. GM – Game Master, a person employed by the developer of the game to offer in-game technical support, and assume a policing role. PC – Player character, a character in the online world who is controlled by another human player. NPC – Non-player character, meaning that this character is controlled by the game. WTB – Want to buy, when a player want to buy a specific item from another player. WTS – Want to sell, when a player want to sell a specific item to another player. WTT – Want to trade, when a player want to trade a specific item for another one. DPS – Damage per second, a standard way to calculate the damage dealt to others (500 damage in 2.5 seconds = 200DPS). AoE – Area of effect, meaning that a spell or item will deal damage in a given area (as opposed to swords and other items that deal damage to a single enemy). TNL – To next level, how many experience points are needed for a player to reach the next level. Mob – A mob is an NPC enemy. Class – Character class represents a character’s archetype and career (e.g. fighter, rogue, bard, paladin, necromancer, etc.) Buff – A Buff is a term generically used to describe an effect (usually cast as a spell) which beneficially enhances the recipient. Debuff – The opposite of buff, or the act of removing a buff. Level – A way to measure the power of a player, see experience points. Party – A group of player, preferably with different abilities. Role – The role of a player is related to their class, or example, a priest’s role is to heal their party. Aggro – A player has aggro when one or more mobs are focused on attacking the player. Tank – A player who intentionally aims to keep all of the mob’s aggro, by doing so, protecting other party members who can heal the tank or damage the mob more effectively. A tank should generally have high hit points and armor class. Incoming or Inc – A message denoting the arrival of NPCs for the party to fight, after aggroed by a player. Add – A message denoting the arrival of additional NPCs for the party to fight, arriving usually of their own accord. Grind – To repetitively kill mobs in a area. Farm – To repetitively gather resources in a area. May mean grinding when the resources are held by mobs. Instance – An instance dungeon is a part of the world (normally a dungeon) of which a copy is made and reserved for a player or group of players. If two groups access the zone simultaneously, they will be in two separate though identical zones. Zone – Any subdivision of the virtual world; usually accompanied by loading of new content or some other transition. Zoning – The act of entering a Zone or other transition between divisions Thêm mấy kái: -mobbed: khi bị mob kwây -qm: quest mob/monster -gfy: go f*** urself -go fp: go full-party -lvl: level -SP: skill point -GP: game point/guild point -plvl: power level, chỉ hành động party 1 mạnh 1 yếu, yếu đi theo ăn ké lvl kủa mạnh, hay nói đúng hơn là “ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay từng bước” Anna này IMO là gì nhỉ IMO = in my opinion IMHO = in my humble opinion IMO = in my opinion IMHO = in my humble opinion

Trong quá trình tham gia Game Củ Hành, các anh hùng sẽ rất thường xuyên nghe thấy các thuật ngữ rất đặc trưng của dòng game dotA.

Đây là các thuật ngữ phổ biến dùng khi thi đấu tổ đội, đồng thời rất tiện lợi khi thảo luận cùng người chơi khác, các anh hùng nên tham khảo để tùy nghi sử dụng.

Thuật ngữ Game Củ Hành:

Stt Viết tắt / thuật ngữ Giải nghĩa
1 Creep Từ chỉ quân lính trong trò chơi.
2 Farm Từ chỉ việc người chơi ” chăm chỉ” đi kiếm tiền Vàng (thông qua tiêu diệt creep). để lấy gold. Một người được gọi là “đang farm” khi họ hoàn toàn tập trung vào công việc đó.
3 Focus Tập trung vào một mục tiêu cần phải tấn công.
4 Lane Đường đi, lộ trình tiến quân.
5 Mid Viết tắt của từ “lane middle”, là con đường trung tâm dẫn thẳng tới phe đối phương.
6 Top Viết tắt của từ “lane top “, là con đường phía trên dẫn tới phe đối phương.
7 Bot Viết tắt của từ “lane bottom”, là con đường phía bên dưới dẫn tới phe đối phương.
8 Rừng Là các vị trí xen giữa các lane, nơi xuất hiện các neutral creep (gọi nôm na là creep rừng).
9 Harass Có thể hiểu là việc gây áp lực lên đối phương bằng cách tấn công tướng đi trên cùng lane. Về cơ bản harass là chiến thuật quấy rối đối phương ngăn không cho họ farm một cách thoải mái.
10 Juke Là động tác giả khiến cho đối phương khó lòng phán đoán được nước đi của bạn. Thường dùng để trốn thoát khi bị truy đuổi.
11 Pull Mô tả việc quây dụ lính đối phương cho đồng đội cùng đánh.
12 Spam Tức spam skill, dùng 1 skill lặp đi lặp lại nhiều lần.
13 Boss Quái vật/ lính trùm có sức mạnh hơn các loại thông thường. Đánh hạ được Boss, người chơi sẽ nhận được nhiều phần thưởng hậu hĩnh.
14 Roshan Chỉ Boss trong bản đồ thi đấu.
15 Gank Hành động một mình hoặc cùng vài đồng đội bao vây, tập kích anh hùng đơn thân phe địch.
16 B Viết tắt của “back”. Khi đồng đội nói “b” tức là hãy rời khỏi đó hoặc lùi về ngay.
17 TP Viết tắt từ teleport. Sử dụng vật phẩm di chuyển tức thì đến chỗ cần giúp đỡ.
18 Def Phòng thủ
19 Miss Ám chỉ việc mất dấu một tướng nào đó trên bản đồ. Cẩn thận! Bạn hoặc đồng đội sắp bị tập kích.
20 Skill Chiêu thức, kỹ năng của mỗi nhân vật. Dùng để tấn công đối phương hoặc hỗ trợ đồng đội.
21 Damage Gây sát thương đối phương.
22 Nuke Hoặc nuker. Chỉ việc dùng skill để gây damage lên đối phương.
23 Ult Chiêu thức cuối cùng của tướng (thường rất mạnh hoặc có tác dụng đặc biệt).
24 oom Viết tắt của từ “our of mana”, tức hết mana.
25 Cd Viết tắt từ “cooldown”. Chỉ thời gian mà bạn phải chờ để sử dụng tiếp skill mà bạn vừa dùng xong trước đó.
26 Str Strength – Sức mạnh
27 Int Intelligence – Trí lực.
28 Agi Agility – Nhanh nhẹn.
29 lh Viết tắt từ last-hit, dứt điểm creep để nhận được tiền.
30 Phá trụ Khi binh tuyến phe mình chưa đến tháp phòng thủ phe địch, hành động tấn công tháp phòng thủ gọi là Dota.
31 Giữ trụ Đang trong game, khi đối phương anh hùng âm mưu tiến hành dota, tháp bị tập kích sẽ nhận 1 buff gần như vô địch.
32 Dứt điểm Khi lượng HP sau cùng của 1 đơn vị (Dã quái hoặc Phe địch) kết thúc bởi anh hùng phe ta, thì gọi là Dứt điểm, có thể được thưởng tiền.
33 Deny (Tự hủy) Khi lượng HP sau cùng của 1 đơn vị Thường (hoặc Kiến trúc) phe ta kết thúc bởi anh hùng phe ta, thì gọi là Tự hủy, mục đích để Tướng phe địch đạt được kinh nghiệm hoặc tiền
34 Combat Khi có rất nhiều anh hùng cùng lúc tham gia 1 trận chiến, phối hợp lẫn nhau.
35 DPS Viết tắt của Damage Per Second, tức sát thương gây ra trong mỗi giây. DPS là một khái niệm phản ánh hiệu quả của việc xây dựng hệ thống skill và vật phẩm. Anh hùng DPS thuộc anh hùng có bất kỳ thuộc tính nào, kỹ năng của họ có thể tăng tấn công, tốc độ tấn công…, trong lúc đấu, DPS thường mạnh vào giai đoạn giữa và sau, giai đoạn đầu sẽ hơi yếu.
36 Phụ trợ Bao gồm các khả năng trị liệu, khống chế, đặc kỹ… Trong 1 trận đoàn chiến, tướng có khả năng phụ trợ sẽ giúp ích cho đồng đội đồng thời bản thân cũng trở nên mạnh hơn.
37 Công phá Tiêu diệt sạch 1 loạt binh lực phe địch (kể cả phá trụ), giúp binh tuyến phe ta tiến lên, chiến thuật này sử dụng khi giải vây căn cứ hoặc thần tốc tiến lên.
38 Cản lính Khi không muốn binh tuyến phe ta tiến lên, sử dụng các cách ngăn cản binh sĩ ta tiến lên phía trước, gọi là Kéo Tuyến, Kéo Tuyến có thể làm cho chiến tuyến duy trì dưới Tiễn Tháp, để nhận được nhiều ưu thế hơn, đồng thời có thể ngăn cản anh hùng phe địch thăng cấp, chứng minh sự trưởng thành của bản thân.
39 Kéo lính rừng Kéo lính rừng trung lập về binh tuyến, là hành vi làm cho tiểu binh bị lôi cuốn mà đi tấn công, gọi là Kéo lính rừng, Kéo lính rừng là 1 phương pháp cản lính rất hiệu quả, đồng thời có thể bảo chứng sự trưởng thành của anh hùng trong tình huống bị áp chế.
40 Feed Feed ám chỉ những người chết quá nhiều tạo cơ hội cho đối phương nhận thêm kinh nghiệm và tiên.

Các thuật ngữ khác:

Stt Viết tắt / thuật ngữ Giải nghĩa
1 NPC Nhân vật do hệ thống điều khiển tương tác với người chơi, thường đóng vai trò dẫn dắt người chơi tìm hiểu nội dung, cốt truyện game, hoặc bán hàng, cung cấp thông tin, trao nhiệm vụ.
2 ID Là tài khoản Zing người chơi đăng ký tại trang id.zing.vn để tham gia trò chơi.
3 Account Tương tự ID
4 Password Là mật khẩu mang tính bảo mật tương ứng với mỗi tài khoản, người chơi dùng mật khẩu để đăng nhập tài khoản tham gia trò chơi.
5 Level Đẳng cấp nhân vật mà người chơi đạt được.
6 Exp Exp là viết tắt của experience, nghĩa là điểm kinh nghiệm người chơi nhận được khi tham gia các tính năng, hoạt động trong trò chơi. Điểm kinh nghiệm có ích trong việc lên cấp nhân vật.
7 PK Từ ngữ thông dụng, dùng để diễn tả màn tỉ thí, đấu võ giữa hai phe, hai nhân vật trở lên.
8 Event Là các sự kiện, hoạt động diễn ra trong hoặc ngoài trò chơi.
9 Server Hiểu nôm na là máy chủ, là nơi người chơi đăng nhập nhân vật vào tham gia Phục Khởi. Mỗi nhân vật chỉ có thể tồn tại trong một máy chủ nhất định đã được chọn.
10 Event Là các sự kiện, hoạt động diễn ra trong hoặc ngoài trò chơi.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Cd Trong Game Là Gì