Thuật Ngữ Tennis A-Z

*Nếu trong phần giải thích thuật ngữ có chứa những thuật ngữ khác, vui lòng tiếp tục tra cứu tương ứng theo thứ tự chữ cái.

  • Bị xếp thi đấu trên sân không có khán đài, Anett Kontaveit giải nghệ trong ê chề
  • Daria Kasatkina không hối hận khi công khai đồng tính
  • Tay vợt than phiền vì các tay vợt top đầu được đối xử ưu ái hơn mình
  • Novak Djokovic bị con trai Stefan “đe dọa”
  • Roger Federer “đau đầu” vì các con không ham tennis

—A—

  • ace: là một cú giao bóng nằm bên trong ô giao bóng mà người trả giao bóng không thể chạm vợt vào được; hơn nữa ace mang ý nghĩa của một cú giao bóng và một điểm winner. Ace thường có tốc độ rất mạnh và thường có điểm tiếp xúc sát với các góc nằm ở bìa ô giao bóng. Ban đầu thuật ngữ này được sử dụng để biểu thị sự ghi điểm. (Xem thêm…)
  • action: đồng nghĩ với “spin”.
  • ad: trọng tài chính sẽ dùng thuật ngữ này khi một tay vợt có lợi thế hơn tay vợt khác, tức là thắng điểm sau điểm “deuce“.
  • ad court: phần sân bên trái của mỗi tay vợt, nó được gọi như vậy bởi vì pha bóng giành điểm ad luôn được giao về phần sân này.
  • advantage: là lợi điểm, khi một tay vợt thắng điểm sau điểm “deuce” và chỉ cần ghi thêm một điểm nữa để chiến thắng game đấu; không xuất hiện khi áp dụng “deciding point”.
  • advantage set: người thắng một set đấu mà cách biệt 2 game so với đối thủ (ngược lại so với tie-break)
  • all: trọng tài sẽ sử dụng thuật ngữ này khi số điểm hoặc số game đấu của hai tay vợt là ngang nhau. Khi điểm là 40-40 sẽ dùng thuật ngữ “deuce“.
  • All-Comers: một dạng giải đấu mà trong đó nhà đương kim vô địch sẽ không tham dự. Người chiến thắng của All-Comer sẽ phải chơi trận giữ cúp gọi là Challenge Round (đấu với đương kim vô địch).
  • all-court (hay all-court game): mọi mặt sân, một loại phong cách thi đấu mà kết hợp nhiều loại phong cách khác nhau, gồm đánh ở vạch cuối sân, linh hoạt chuyển đổi và giao bóng kết hợp với bắt volley.
  • alley: vùng sân nằm trong đường biên của sân đấu đơn và đôi.
  • alternate: là việc một tay vợt (đôi vợt) được thế vào vị trí của tay vợt (đôi vợt) khác đã rút lui, có nét giống với “lucky loser”.
  • approach shot: là cú đánh tiếp cận, được thực hiện khi một tay vợt quyết định tiến lên lưới ngay sau khi thực hiện cú đánh đó, thường là một cú underspin hoặc topspin.
  • Australian formation: là một hình thức trong nội dung đôi, khi người giao bóng và đồng đội cùng đứng về một phía của sân đấu.

—B—

  • backhand: là cú trái tay, được thực hiện bởi một tay vợt thuận tay phải khi bóng rơi về phần sân bên trái, và ngược lại đối với tay vợt thuận tay trái. (Xem thêm…)
  • backhand smash: cú smash được thực hiện bằng cú trái tay.
  • backcourt: là phần sân giữa đường baseline và đường biên của ô giao bóng.
  • backspin: là cú đánh làm cho bóng xoay ngược lại sau khi chạm sân, thường được hiểu như cú slice hoặc underspin.
  • backswing: là một phần trong động tác thực hiện một cú đánh, khi vợt được vung về sau để chuẩn bị đánh bóng.
  • bagel: được sử dụng khi một tay vợt thắng hoặc thua một set đấu với điểm số 6-0, số 0 được hình dung như một chiếc bánh mì vòng (bagel).
  • Bagnall–Wild: một dạng hệ thống nhánh đấu mà tất cả các nhánh nhỏ đều có một tay vợt được miễn vòng 1.
  • ball boy (hoặc ball girl hoặc ballkid): người nhặt bóng tennis.
  • ball toss: động tác tung bóng lên để thực hiện cú giao bóng.
  • baseline: vạch cuối sân.
  • baseliner: tay vợt có lối chơi tập trung đánh bóng từ phía cuối sân.
  • big serve: là một cú giao bóng mạnh, tạo lợi thế cho người giao bóng.
  • bisque: điểm tặng cho tay vợt yếu hơn trong bất cứ giai đoạn nào của set đấu, được bãi bỏ bởi LTA vào năm 1890.
  • block (hay blocked return): một cú đánh phòng thủ với động tác backswing hạn chế, thời gian ra vợt ngắn, thường được áp dụng trong cú trả giao bóng.
  • bounce: là sự nẩy lên từ mặt đất của bóng.
  • breadstick: thắng hoặc thua một set đấu với tỉ số là 6-1, số 1 được liên tưởng như chiếc bánh mì que (breadstick).
  • break: là một game thắng, tuy nhiên trong game thắng đó đối thủ là người giao bóng.
  • break back: thắng game đấu mà đối thủ là người giao bóng liền sau khi bị thua game đấu mà mình là người giao bóng.
  • break point: là một điểm mà nếu như thắng điểm này sẽ giúp người trả giao bóng giành được break. (Xem thêm…)
  • breaker: giống như tie-break.
  • buggy whip: một cú thuận tay với động tác follow-through nhưng vợt đi từ thấp lên cao, băng qua phần vai đối diện và kết thúc ở phía thuận tay (thay vì băng qua người và kết thúc ở phía trái tay). Trong thực tiễn sẽ có biến thể, ví dụ Nadal (đầu vợt băng qua phần vai trái), Sharapova (đầu vợt vẫn nằm ở phần thuận).
  • bumper guard: phần nhựa bảo vệ đầu vợt.
  • bunt: mượn lực trong cú đánh của đối thủ và đánh trả bằng một động tác vung vợt ngắn.
  • bye: được đi tiếp vào vòng trong mà không cần phải thi đấu. Thường được áp dụng cho các tay vợt được xếp hạt giống.

—C—

  • call: tiếng hô của trọng tài dây hoặc trọng tài chính để tuyên bố bóng nằm ở phần sân bên ngoài.
  • cannonball: một từ cổ, dùng để miêu tả cú giao bóng rất nhanh và thấp.
  • can opener: cú giao bóng được thực hiện với động tác cắt, chạm vào hoặc nằm gần phần giao điểm của đường biên sân đơn với đường biên ô giao bóng.
  • career Golden Slam: ngoài việc chiến thắng 4 giải Grand Slam, một tay vợt phải giành được huy chương vàng Olympic thì mới đạt được “career Golden Slam’’.
  • career Grand Slam (hay career slam): một tay vợt đạt được danh hiệu này nếu như chiến thắng 4 giải Grand Slam trong sự nghiệp.
  • carpet: sân tennis bằng thảm, bao gồm các chất liệu vải và polyme.
  • carve: thực hiện một cú đánh với sự kết hợp của sidespin và underspin.
  • centre mark: dấu nhỏ nằm giữa đường baseline, người chơi phải đứng giao bóng đúng theo phía của dấu này tương ứng với điểm số.
  • challenge: khi người chơi muốn xem lại phần bóng chạm sân, được thực hiện bằng các thiết bị công nghệ như Hawk-Eye.
  • Challenge Round: (kiểu thi đấu cũ) là một vòng đấu mà người vô địch của vòng loại đơn sẽ phải thi đấu với nhà vô địch của năm trước (nhà vô địch năm trước chỉ chơi duy nhất một trận đấu này).
  • change-over (hay change of ends): 90 giây nghỉ cho các tay vợt sau những game lẻ (1,3,5…) .
  • chip: đánh trả một cú bóng bằng underspin, tạo ra một đường bóng thấp.
  • chip and charge: một kiểu approach shot khi mà tay vợt thực hiện một cú slice rồi nhanh chóng tiến lên lưới.
  • chop: một cú đánh với độ underspin rất cao.
  • clay: là đất nện, làm từ đá, gạch nghiền hoặc đất sét.
  • closed stance: là một kỹ thuật phổ biến, bóng được đánh trong khi người chơi đứng một góc song song với đường baseline, lưng hướng về phía đối thủ.
  • code violation: sự vi phạm luật của một tay vợt, được xác định bởi trọng tài chính. Lần vi phạm đầu tiên sẽ được nhắc nhở, lần thứ hai là phạt điểm, các lần sau đó sẽ phạt game.
  • consolidate (a break): giữ được game giao bóng sau khi mất break.
  • Continental grip: cách cầm vợt sao cho khớp cuối của ngón trỏ tiếp xúc với phần đầu của cán vợt và lòng bàn tay tiếp xúc với các cạnh vát theo chiều kim đồng hồ.
  • counterpuncher: là tay vợt baseliner chơi phòng thủ.
  • court: là sân tennis.
  • crosscourt shot: cú đánh bóng chéo qua sân đối thủ.

—D—

  • dampener: một dụng cụ nhỏ làm bằng cao su được gắn lên mặt vợt nhằm hấp thụ những chấn động tạo ra khi đánh bóng.
  • dead net (hay dead net cord): tình huống ghi điểm do vô tình đánh bóng trúng dây trên của lưới, bóng rơi sang phần sân của đối thủ.
  • dead rubber: trận đấu trong Davis/Fed Cup diễn ra sau khi đã phân định được bên thắng thua. Trận đấu này có thể diễn ra hoặc không diễn ra, tùy thuộc vào sự đồng ý của Đội trưởng.
  • deciding point: áp dụng trong thi đấu đôi, deciding point sẽ được áp dụng khi tỉ số là 40-40 thay vì điểm ad, bên nào thắng điểm deciding sẽ thắng game đấu.
  • deep shot: cú đánh có điểm chạm của bóng sát vạch baseline.
  • default: xử thua, một tay vợt sẽ bị xử thua bởi trọng tài chính sau khi phạm luật 4 lần.
  • deuce: là điểm đều 40-40 trong một game đấu.
  • deuce court: phần sân bên phải của mỗi tay vợt, sở dĩ nó được gọi như vậy là bởi vì bóng sẽ được giao vào phần sân này khi đến điểm deuce.
  • dink: đánh bóng nhưng di chuyển ít, thường được thực hiện khi ở gần lưới.
  • dirtballer: (tay vợt) chuyên gia sân đất nện.
  • disadvantage: người chơi thua điểm advantage.
  • double bagel: thắng hoặc thua hai set đấu với tỷ số là 6-0;6-0
  • double fault: là lỗi kép, mắc lỗi giao bóng trong lần giao bóng thứ nhất lẫn thứ hai.
  • down the line: là việc đánh bóng dọc theo đường biên sideline.
  • draw: là nhánh đấu.
  • drive volley (hay swing volley): một cú volley được thực hiện với động tác xoay vợt hoàn chỉnh hoặc một cú đè bóng topspin, kết hợp với di chuyển và thường ở độ cao ngang với vai.
  • drop shot: là cú bỏ nhỏ, một cú đánh được thực hiện bằng một lực rất nhẹ sao cho bóng rơi qua sát mép lưới.
  • drop volley: cú dropshot được tạo ra bằng động tác volley.

—E—

  • elbow: góc được tạo thành từ đường baseline và khoảng sân rìa của nội dung đánh đôi.
  • entry system: hệ thống xét chọn các tay vợt vào nhánh đấu chính dựa trên thứ hạng.
  • error: lỗi đánh bóng hỏng.
  • exhibition: giải đấu biễu diễn, nhằm mục đích giải trí và gây quỹ, không tính điểm trên bảng xếp hạng ATP hoặc WTA.

—F—

  • fault: là lỗi giao bóng.
  • first serve: là cú giao bóng một, lần giao bóng thứ nhất.
  • flat (hay flat shot): là một cú đánh với độ xoáy ít, đi thẳng và thường rất mạnh.
  • flatliner: những tay vợt chuyên thực hiện những cú flat, với quỹ đạo thấp, bóng ăn rất sâu và chính xác, có thể kể đến như Lindsay Davenport hay Andre Agassi.
  • follow through: một giai đoạn của động tác swing, diễn ra sau khi bóng được đánh.
  • foot fault: lỗi chạm chân vào vạch baseline khi giao bóng.
  • forced error: là lỗi đánh bóng được thực hiện do đối thủ chơi tốt, buộc mình phải đánh hỏng, ngược lại với unforced error.
  • forehand: là cú thuận tay.
  • frame shot: đánh bóng lỗi, trong đó bóng chạm vào khung của vợt thay vì chạm vào mặt lưới.
  • fry: giống breastick.
  • Futures: hệ thống giải đấu của nam bao gồm các giải ITF, thấp hơn ATP World Tour hai bậc và ATP Challenger Tour một bậc. Các tay vợt tích đủ điểm ở Futures sẽ giành quyền thi đấu ở Challenger Tour.

—G—

  • game: điểm số sẽ tạo nên game, thắng 6 game sẽ tạo nên set đấu.
  • game point: là một điểm, thắng điểm này sẽ thắng game đấu.
  • ghost in to the net: lên lưới khi đối thủ vẫn đuổi theo bóng và không nhận thức được sự lên lưới đó.
  • GOAT: là viết tắt của Greatest Of All Time (Người vĩ đại nhất mọi thời đại).
  • Golden Bagel Award: giải thưởng trao cho tay vợt thắng nhiều set đấu 6-0 nhất trong một mùa giải.
  • Golden set: thắng một set đấu mà không thua một điểm nào.
  • Golden Slam: thắng 4 giải Grand Slam và huy chương vàng Olympic trong cùng một năm. Chỉ có Steffi Graff thực hiện được điều này vào năm 1988.
  • Grand Slam: bao gồm 4 giải đấu uy tín nhất trong hệ thống các giải đấu quần vợt, đó là : Úc mở rộng, Pháp mở rộng, Wimbledon và Mỹ mở rộng.
  • grinding: ghi điểm bằng một loạt các cú đánh từ vạch baseline.
  • grip: cách cầm vợt để đánh bóng. Có 3 kiểu cầm vợt phổ biến là Continental, Eastern và Western.
  • grommet strip: một vòng dây bao gồm các ống nhỏ bằng nhựa được bố trí sát các lỗ xỏ lưới nhằm ngăn cản sự cọ xát giữa dây lưới và khung vợt.
  • groundie: ý nói groundstroke.
  • groundstroke: cú đánh thuận tay hoặc trái tay được thực hiện sau khi bóng nẩy một lần trên sân.
  • grunting: âm thanh gằn giọng của một tay vợt phát ra khi giao bóng hoặc thực hiện các cú đánh.
  • gut: dây đan vợt, có thể làm từ dây cước ruột cừu hoặc dây cước tổng hợp.

—H—

  • hacker: tay vợt có những cú đánh vụng về không phải do cố ý.
  • Hail Mary: một cú lob rất cao, nhằm mục đích phòng thủ.
  • half court: vùng sân gần vời đường biên giao bóng.
  • half volley: một cú groundstroke được thực hiện liền ngay sau khi bóng chạm sân hoặc khớp với thời điểm bóng chạm sân, với vị trí của vợt gần sát mặt đất.
  • handicapping: một hệ thống thi đấu mà người chơi được tặng điểm hoặc bồi thường điểm để chia đều cơ hội chiến thắng.
  • hardcourt (hay hard court): sân cứng, một loại sân thi đấu được làm từ nhựa đường hoặc bằng các loại nhựa tổng hợp/arcylic.
  • Hawk-Eye: một hệ thống máy tính được liên kết với camera để theo dõi hướng đi của bóng.
  • head (hay racket head): phần đầu vợt, chứa các dây lưới.
  • heavy (ball): cú đánh nhiều topspin, trông rất nặng nhọc khi tay vợt thực hiện cú đánh này.
  • hit and giggle: tennis xã hội, không mang tính thi đấu.
  • hitting partner (hay sparring partner): người đánh tập với các tay vợt.
  • hold (hay hold serve): thắng game đấu mà mình là người giao bóng.

—I—

  • I-formation: một kiểu bố trí trong thi đấu đôi, người đứng lưới của đội giao bóng sẽ khom người sát xuống đất, thường dùng khi đội trả giao bóng có xu hướng trả chéo sân.
  • inside-out: chạy sang phần sân trái để thực hiện một cú thuận tay, tương tự với một cú trái tay.
  • inside-in: chạy sang phần sân trái để thực hiện một cú thuận tay dọc dây.
  • insurance break: có lợi thế với 2 cơ hội giành break.
  • ITF entry: những tay vợt ITF có thứ hạng cao được lựa chọn để thi đấu ở hệ thống Challenger (nam) và ITF (nữ).
  • IPIN: viết tắt cho thẻ xác định danh tính của các tay vợt.

—J—

  • jamming: giao bóng hoặc trả giao bóng ngay vào người của đối thủ.
  • junk ball: một cú đánh bóng hoặc trả bóng với đường bóng chậm và có thể không có độ xoáy; thường dùng một cách bất ngờ để ngắt mạch thắng game và nhịp độ thi đấu của đối thủ.
  • junior exempt (“JE“): tay vợt ITF có thứ hạng cao được đặc cách vào vòng đấu chính của một giải đấu.

—K—

  • kick serve: là một kiểu giao bóng nẩy cao. Xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ giai đoạn cuối những năm 1880 và được gọi là American twist.
  • knock-up: màn khởi động trước khi thi đấu chính thức.

—L—

  • lawn tennis: tennis phổ thông, nguồn gốc khởi đầu của tennis, ý nói đến việc tennis được chơi lần đầu tiên trên sân cỏ.
  • let: là giao bóng chạm lưới.
  • let-check: thiết bị cảm biến gắn ở lưới giúp trọng tài xác định khi cú giao bóng chạm vào lưới.
  • line call (hay call): việc hô to của trọng tài dây, kết hợp vởi cử động của hai tay.
  • line judge (hay linesman, lineswoman hay line umpire): trọng tài dây, trọng tài bắt lỗi đánh bóng ở các đường biên của sân tennis. Quyết định của trọng tài dây trong các trường hợp phải phụ thuộc vào trọng tài chính.
  • lob: là cú đánh làm bóng bay lên rất cao so với lưới, được áp dụng khi đối thủ đứng sát lưới hoặc được dùng khi tay vợt muốn có thời gian hồi phục hoặc để quay về đúng vị trí.
  • lingering death tiebreak: loạt tike break với điểm thắng là 12 điểm, cách biệt 2 điểm.
  • lob volley: là một cú volley đưa bóng lên cao vượt qua đối thủ, thường được áp dụng khi đối thủ đứng sát lưới.
  • love: là điểm 0, ví dụ 15-0 = 15-love.
  • love game: game trắng, thắng một game mà không để thua điểm nào.
  • lucky loser (“LL“): là tay vợt hạt giống cao nhất để thua trong trận đấu cuối cùng của vòng loại, sẽ được chọn làm tay vợt Lucly Loser để thay thế cho một tay vợt rút lui ở nhánh đấu chính.

—M—

  • Mac-Cam: camera tốc độ nhanh được sử dụng khi phát sóng, nó cho phép xem lại những tình huống bóng gần hoặc chạm vào đường baseline. Được gọi theo tên của John McEnroe.
  • main draw: là nhánh đấu chính.
  • Masters Cup: tên gọi cũ của ATP Finals.
  • match: là trận đấu tennis.
  • match point: là một điểm, gọi là điểm kết thúc trận đấu, thắng điểm này sẽ thắng luôn một trận tennis. (Xem thêm…)
  • Mercedes Super 9: tên gọi cũ của hệ thống các giải đấu ATP Masters.
  • mini-break: là điểm thắng khi đối thủ giao bóng, dùng trong loạt tie-break.
  • mini-hold: là điểm thắng khi mình là người giao bóng, dùng trong loạt tie-break.
  • MIPTC: tên gọi tắt của Hội đồng quốc tế Quần vợt nam chuyên nghiệp.
  • mis-hit: đánh hụt, cú đánh mà vợt không chạm vào bóng.
  • mixed doubles: là nội dung đôi nam nữ.
  • moonball: một dạng groundstroke được thực hiện với nhiều topspin, thường với tay thuận, để tạo ra một cú đánh nẩy cao, chậm, linh động và có điểm chạm gần với vạch baseline của đối thủ.
  • MOP: điểm số khi tỉ số là 0-30, viết tắt của “major opportunity point” (điểm cơ hội quan trọng).

—N—

  • net: là lưới (trên sân), bao gồm các sợi đan với nhau và dây thừng, lưới được căng theo chiều rộng của sân.
  • net cord: dây trên của lưới.
  • net point: điểm thắng khi chơi lên lưới.
  • net posts: các cột nằm ở hai phía của sân để cố định lưới.
  • net sticks (hay singles sticks): các cột nhỏ để cố định lưới.
  • new balls: là việc bóng mới được thay trong các game thi đấu theo nguyên tắc các cú đánh tạo ra nhiệt và làm cho bóng giảm độ nẩy.
  • no-man’s land: phần sân nằm giữa đường biên ô giao bóng và đường baseline, nơi mà người chơi dễ thua điểm nhất.
  • non-endemic products: những sản phẩm của các nhà tài trợ, không liên quan đến quần vợt, như xe, trang sức, đồng hồ…
  • not up: sự xác định bóng nẩy hai lần của trọng tài chính, tay vợt vì thế mà thua điểm.
  • NTRP rating: hệ thống đánh giá các tay vợt theo điểm, từ 1-7, được áp dụng trong Liên đoàn Quần vợt Hoa Kỳ.

—O—

  • official: là thành viên của đội trọng tài bao gồm: trọng tài của giải đấu, trọng tài chính trận đấu, trọng tài dây.
  • on one’s racket: là tình huống mà một tay vợt có khả năng chiến thắng một set đấu, một loạt tie-break hoặc một trận đấu khi nắm quyền giao bóng.
  • On serve: là tình huống khi cả hai bên đều giành được số break như nhau, không ai có thể thắng nếu như không giành thêm break. Một set đấu phải được thắng với ít nhất nhỉnh hơn một break.
  • OP: viết tắt của opportunity point (điểm cơ hội); 15–30, là một cơ hội để giành break.
  • Open Era: là kỷ nguyên mở, bắt đầu từ năm 1968, là khi mà các giải đấu cho phép sự tham gia của cả các tay vợt nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. (Xem thêm…)
  • open stance: là tư thế đứng trong tennis hiện đại khi người chơi đứng theo một hướng song song với đường baseline và mặt đối mặt với đối thủ.
  • out: là lỗi đánh bóng ra khỏi phần sân hợp lệ.
  • overgrip (hay overwrap): băng quấn vào cán vợt để hút ẩm hoặc tăng độ bám.
  • overhead: cú đánh được thực hiện khi bóng bay ở trên đầu, nếu cú đánh đó mạnh thì được xem là một cú smash, do đó không phải bất cứ cú đánh overhead nào cũng là cú smash.
  • overrule: là việc trọng tài chính hủy bỏ một quyết định bắt lỗi được đưa ra bởi trọng tài dây.

—P—

  • paint the lines: đánh bóng sát với đường biên nhất có thể.
  • pass (hay passing shot): cú đánh vượt qua (không bay ở trên) đối thủ đang đứng gần lưới.
  • percentage tennis: lối chơi tennis bằng những cú đánh bóng an toàn, ít mắc lỗi. Cố gắng để đánh trả bóng và chờ đợi đối thủ mắc lỗi.
  • poaching: dùng trong thi đấu đôi, khi tay vợt ở trên lưới bất ngờ di chuyển để thực hiện một cú volley đối với đường bóng đáng lẽ ra là nhắm vào tay vợt đồng đội đứng bên dưới.
  • point: điểm số.
  • pre-qualifying: một vòng đấu mà người chiến thắng vòng đấu này sẽ nhận được một suất đặc cách để thi đấu vòng loại cho một giải đấu.
  • pressureless ball: một loại bóng tennis không có lõi giảm áp như bóng tennis thông thường, nhưng có lõi làm bằng cao su cứng, hoặc đôi khi được làm đầy bởi những hạt vật liệu siêu nhẹ. Bóng pressureless chất lượng thường được cho phép để thi đấu chuyên nghiệp, tuy nhiên nó được chuyên dụng để chơi ở những nơi trên cao, khi mà những loại bóng thông thường bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về áp lực tác động và không khí loãng.
  • protected ranking (“PR“): là khi tay vợt gặp chấn thương trong thời hạn tối thiếu là 6 tháng và dựa vào thứ hạng trong vòng 3 tháng đầu sau chấn thương, người này có thể sử dụng PR để tham gia vào vòng đấu chính của một giải đấu hoặc vòng đấu loại.
  • pulp: 30–30.
  • pusher: là một kiểu tay vợt không có xu hướng thực hiện những điểm winner mà chỉ cố gắng để trả bóng một cách an toàn, dùng với nghĩa mỉa mai.
  • putaway: một cú đánh bóng tấn công để ghi điểm mà đối thủ không có cơ hội để đánh trả.
  • ping it: đánh bóng tấn công sâu vào góc cuối sân.

—Q—

  • qualies: viết tắt của qualification rounds hoặc tương tự.
  • qualification round: trận đấu của cuối cùng của các nhánh đấu vòng loại.
  • qualifier (“Q“): là những tay vợt giành quyền tham gia vòng đấu chính của một giải đấu sau khi chiến thắng các trận đấu của vòng loại.
  • qualifying draw: nhánh đấu của vòng loại.

—R—

  • racket (hay racquet): là vợt tennis, được làm bằng các chất liệu như gỗ, kim loại, chì, các hợp chất hoặc các chất tổng hợp khác.
  • racket abuse (racquet abuse): khi tay vợt đập vợt vào sân thi đấu hoặc vào lưới. Điều này có thể đưa đến một sự cảnh cáo từ trọng tài hoặc tay vợt có thể bị trừ điểm.
  • rally: là loạt đánh bền, các tay vợt trả bóng qua lại cho đến khi có một bên mắc lỗi hoặc không thể đánh trả.
  • rankings: là thứ hạng, dùng để xác định tư cách tham gia các giải thi đấu.
  • rating: một hệ thống đánh giá được sử dụng bởi Liên đoàn quần vợt quốc gia để phân loại các tay vợt dựa trên kĩ năng.
  • real tennis (royal tennis hay court tennis): là một môn thể thao dùng vợt diễn ra trong nhà, là tiền thân của môn tennis hiện đại.
  • receiver: là người trả giao bóng.
  • referee: là trọng tài, người chịu trách nhiệm áp dụng các quy tắc trong thi đấu.
  • reflex volley: cú volley được thực hiện theo phản xạ, tay vợt không có thời gian để chuẩn bị cho cú đánh và do đó đã phản ứng theo bản năng để đưa vợt ra đỡ lấy bóng.
  • registered player: cụm từ sử dụng trong kỷ nguyên mở để phân loại nhóm tay vợt nghiệp dư được phép tham gia thi đấu để nhận tiền thưởng nhưng vẫn nằm trong sự quản lý của Hiệp hội quần vợt quốc gia.
  • retirement (“ret.“): là tay vợt bỏ cuộc giữa trận đấu.
  • retriever: là tay vợt defensive baseliner, chiến lược khi chơi là đuổi theo và đánh trả bóng, không có xu hướng ghi điểm winner.
  • return: là cú đánh trả giao bóng.
  • return ace: là cú trả giao bóng mà người giao bóng không thể đỡ được.
  • rising shot: đánh bóng khi bóng chưa nẩy lên đến độ cao tối đa.
  • round of 16: vòng đấu tiền tứ kết, bao gồm 16 tay vợt.
  • round robin (“RR“): là thuật ngữ được dùng trong các giải đấu có thể thức chia bảng đấu. Một bảng gồm 3 đến 4 tay vợt, các trận đấu trong bảng đấu gọi là RR.
  • rubber: một trận đấu (đơn lẫn đôi) trong Davis Cup hoặc Fed Cup.

—S—

  • SABR (Sneak Attack By Roger): một mánh khóe, trong đó người trả giao bóng tiến nhanh bất ngờ lên phía trước, làm cho người giao bóng mất tập trung và thực hiện một cú trả giao bóng nhanh. Được phổ biến bởi Roger Federer.
  • satellite: cấp độ trung thiếu niên, tương đương với mức 6.
  • scoring: tính điểm.
  • scratch: rút lui khỏi trận đấu do chấn thương.
  • second serve: giao bóng lần hai, giao hỏng sẽ mất điểm.
  • seed (hay seeding): là hạt giống, tay vợt có thứ hạng cao sẽ được xếp hạt giống trong một giải đấu. Việc làm này để tránh việc các tay vợt có thứ hạng cao gặp nhau trong các vòng đầu. Giống với hành động gieo hạt vào các vị trí trải đều trên đất.
  • serve (động từ và danh từ. hoặc service, danh từ): là việc giao bóng.
  • service box: ô giao bóng, bóng phải được giao vào ô này.
  • service game: là game cầm giao bóng (đối với người giao bóng).
  • service line: đường biên ô giao bóng, chạy song song với lưới, có độ dài 6.4m.
  • serve and volley: lối chơi tennis trong đó tay vợt giao bóng và ngay lập tức tiến lên lưới để thực hiện cú volley.
  • set: là set đấu, một set đấu gồm 6 game.
  • set point: là điểm để thắng set đấu.
  • shamateurism: là từ hỗn hợp giữa “giả mạo” và “tính nghiệp dư” dùng để chỉ một hiện tượng xảy ra phổ biến trong thời kì trước kỉ nguyên mở, khi một tay vợt nghiệp dư nhận tiền để tham gia vào một giải đấu, điều này là vi phạm luật tennis nghiệp dư.
  • shank: cú đánh sai hướng, chủ yếu là do sự vô ý, điển hình là khi bóng đánh vào cạnh vợt và bay ra ngoài.
  • shot clock: đồng hồ canh giao bóng, đồng hồ đếm 25 giây cho việc giao bóng, quá thời gian là vi phạm.
  • sidespin: là độ xoáy ngang, bóng quay tròn quanh trục từ theo hướng từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái (còn underspin và topspin thì bóng xoay từ dưới lên trên).
  • singles: là nội dung thi đấu đơn.
  • singles sticks (hay net sticks): cây chống vào lưới để nâng lưới lên cao, dùng cho các trận đánh đơn.
  • sitter: cú đánh được thực hiện với tốc độ chậm và ít xoáy, bật cao, dễ bị đối phương ghi điểm.
  • sledgehammer: cú trái hai tay dọc dây.
  • slice: là cú cắt bóng, cú đánh với độ xoáy underspin hoặc một cú giao bóng với sidespin. Cú slice có quỹ đạo thẳng và nẩy ít.
  • smash: là cú đánh overhead với lực mạnh, thường được thực hiện khi tay vợt ở gần trên lưới và bóng nẩy cao. Rất khó để đánh trả một cú smash.
  • spank: đánh bóng thẳng, đi nhanh.
  • sparring partner: bạn đánh đôi.
  • special exempt (“SE“): nếu như một tay vợt không thể tham gia vào vòng loại của một giải đấu do bận thi đấu ở một giải khác, thì có thể được xem xét để nhận suất SE vào vòng đấu chính.
  • special ranking (“SR“): giống protected ranking.
  • spin: là độ xoáy của bóng, vòng xoay của quả bóng có ảnh hưởng đến quỹ đạo và độ nẩy của bóng.
  • split step: là một kỹ thuật di chuyển, người chơi giữ cho hai chân luôn nhún nhảy khi đối thủ đánh bóng. Việc này giúp người chơi có thể di chuyển qua hai phía một cách nhanh chóng.
  • spot serving/spot server: giao bóng chính xác, bóng nằm sát hoặc chạm lên đường biên ô giao bóng.
  • squash shot: cú thuận tay hoặc trái tay được thực hiện khi chạy từ vị trí phòng thủ, kể cả cú slice, hoặc khi chạy từ tư thế đứng thông thường.
  • stance: là tư thế đứng đánh bóng.
  • stick volley: cú volley chính xác, đường bóng có quỹ đạo hướng xuống rất nhanh.
  • stiffness (hay racket stiffness): sức kháng cự của vợt dưới tác động của bóng (thể hiện qua độ mạnh và độ rung của vợt).
  • stop volley: cú volley nhẹ do hấp thu toàn bộ lực mạnh của đường bóng, làm cho bóng rơi ngắn qua bên kia lưới.
  • stopper: tay vợt không tiến sâu vào một giải đấu nhưng có khả năng chiến thắng các tay vợt hạt giống hàng đầu.
  • straight sets: là việc thắng trận đấu mà không để thua set đấu nào.
  • strings: dây lưới (vợt).
  • string saver: miếng nhựa nhỏ bọc các phần giao nhau trên lưới vợt, tránh sự ma sát làm đứt lưới.
  • stroke: là cú đánh bóng.
  • sudden death tiebreak: loạt tie-break với điểm thắng là 9, sử dụng deciding point.
  • supercoach: HLV quần vợt có sự nghiệp huấn luyện rất thành công.
  • super tiebreak: là loạt tie-break có điểm thắng là 10, thường dùng trong set quyết định của các trận đánh đôi.
  • sweetspot: vị trí thuận lợi nhất trên mặt vợt để đánh bóng, tạo ra lực đánh và độ chính xác cao.
  • swing volley: giống drive volley.

—T—

  • T (the T): đường biên trung tâm và đường biên ô giao bóng tạo thành hình chữ T.
  • tanking (danh từ: tank): việc thua trận đấu có chủ ý, hoặc cố ý thua một set đấu để tập trung thể lực cho set quyết định. Việc này có thể bị phạt cấm thi đấu tạm thời, giống với trường hợp của Nick Kygrios.
  • tape it: đánh bóng hỏng vào dây trên của lưới.
  • tennis ball: bóng tennis.
  • tennis bubble: hệ thống sân thi đấu trong nhà bao gồm các cấu trúc hình vòm được hỗ trợ bởi áp suất không khí tạo ra bởi hệ thống quạt gió.
  • tennis dad: cha của tay vợt, người có tham gia vào công tác huấn luyện quần vợt cho con cái.
  • tennis elbow: chấn thương phổ biến đối với người chơi tennis do sử dụng sai kỹ thuật hoặc do độ rung của vợt là quá lớn.
  • the vineyard of tennis: miền đất của tennis, Nam California.
  • tie: giống với trận đấu, được dùng trong Davis Cup hoặc Fed Cup.
  • topspin: là độ xoáy trên, độ xoáy của bóng từ dưới lên trên, đầu bóng xoay theo hướng di chuyển của bóng, xoay theo hướng tiến về phía trước, làm cho bóng lao xuống và nẩy cao hơn.
  • toss: tung đồng xu để xác định tay vợt nào giao bóng trước.
  • touch: xảy ra khi một tay vợt chạm vào lưới trong lúc vẫn chưa kết thúc đường bóng với đối thủ, bị xử thua điểm.
  • tramline: đường giới hạn trong đánh đơn hoặc đôi.
  • trampolining: hiệu ứng này xảy ra khi đánh đường bóng flat bằng vợt có độ căng ít, tạo ra cú đánh có tốc lực rất lớn (giống như tấm bạt lò xo).
  • triple bagel: thắng 3 set đấu với tỉ số 6-0.
  • triple crown: thắng 3 nội dung trong một giải đấu bao gồm đơn, đôi và đôi hỗn hợp.
  • tube: đánh bóng vào người đối thủ một cách có chủ ý.
  • tweener : là một cú đánh khó được thực hiện qua hai chân, được sử dụng khi tay vợt đuổi theo một cú lob và lưng của họ đối diện với lưới.
  • tweener racket: vợt tennis có độ nặng, độ rộng của mặt vợt và độ rung ở tầm trung, thường được sử dụng như chiếc vợt chuyển tiếp cho lứa thiếu niên.
  • twist serve (hay American twist serve): là cú giao bóng được thực hiện bằng sự kết hợp của slice và topspin tạo ra quỹ đạo cong và nẩy cao về hướng ngược so với hướng bóng bay.
  • two ball pass: đánh passing bằng cách thực hiện cú đánh đầu tiên vào đối thủ đứng gần lưới, làm cho họ khó khăn trong việc thực hiện cú volley, sau đó đánh cú thứ hai để ghi điểm.

—U—

  • underspin (hay backspin hay undercut): là độ xoáy dưới, độ xoáy của quả bóng tennis mà phần đầu của bóng quay theo hướng ngược với hướng di chuyển về trước của bóng. Vòng xoáy nằm bên dưới quả bóng do đó làm cho bóng bay chậm và nẩy thấp.
  • umpire (hay chair umpire): là trọng tài chính, người điều khiển và áp dụng các quy tắc cho trận đấu.
  • underhand serve (hay underarm serve): là động tác giao bóng mà người giao tâng bóng hoặc cầm vợt ở độ cao thấp hơn vai. Trong cấp độ trung gian thì việc này có thể được chấp nhận. Nhưng trong các cấp độ cao hơn và thi đấu chuyên nghiệp, việc giao bóng như thế này được xem là hành vi thiếu tôn trọng đối thủ.
  • unforced error: là lỗi tự đánh bóng hỏng, xuất phát từ sự cẩu thả của người đánh bóng, ngược lại với forced error.
  • unseeded player: là tay vợt không được xếp hạng hạt giống trong một giải đấu.
  • upset: là khi tay vợt có thứ hạng thấp hơn hoặc bị đánh giá thấp hơn giành chiến thắng trước một tay vợt có thứ hạng cao hoặc có trình độ cao hơn.

—V—

  • vantage: viết tắt của advantage.
  • VASSS: viết tắt của Van Alen Streamlined Scoring System (Hệ thống tính điểm Van Alen), hệ thống nhằm tránh diễn ra các trận đấu dài do hệ quả của hệ thống tính điểm advantage. Nội dung duy nhất của hệ thống VASS được sử dụng trong tennis ngày nay đó chính là tiebreak.
  • volley: là cú volley, cú đánh thường được sử dụng khi tay vợt lên lưới, cú volley được thực hiện khi bóng chưa nẩy trên sân.

—W—

  • walkover (“WO” hay “w/o“): là khi một tay vợt do chấn thương buộc phải rút lui trước khi diễn ra trận đấu. Nếu rút lui trong trận đấu thì sử dụng thuật ngữ withdrawal. (Xem thêm…)
  • Western grip: là cách cầm vợt giúp tạo ra cú đánh với độ xoáy topspin cao, người chơi đặt khớp nối của ngón trỏ vào vị trí của vát thứ 5 trên cán vợt.
  • wide: bóng đánh ra bên ngoài sân.
  • wild card (“WC“): là suất đặc cách để tham gia giải đấu, tay vợt có thể tham gia một giải đấu bằng suất đặc cách mặc dù không đáp ứng điều kiện về thứ hạng hoặc không đăng ký tham gia đúng hạn.
  • whiff: đánh hụt bóng, vợt hoàn toàn không chạm bóng.
  • winner: là điểm winner hoặc là một cú đánh ghi điểm winner (ăn điểm trực tiếp), cú đánh làm cho đối thủ không thể đỡ được bóng, không chạm được vợt vào bóng. (Xem thêm…)

—Z—

  • zero pointer: nếu một tay vợt hàng đầu không tham gia vào một giải đấu bắt buộc trong hệ thống mà chọn tham gia vào một giải đấu khác thay thế, người này có thể đối mặt với việc không được tính điểm từ giải đấu tham gia thay thế đó.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading... Search for:

Đọc nhiều

  • Bị xếp thi đấu trên sân không có khán đài, Anett Kontaveit giải nghệ trong ê chề Bị xếp thi đấu trên sân không có khán đài, Anett Kontaveit giải nghệ trong ê chề
  • Daria Kasatkina không hối hận khi công khai đồng tính Daria Kasatkina không hối hận khi công khai đồng tính
  • Tay vợt than phiền vì các tay vợt top đầu được đối xử ưu ái hơn mình Tay vợt than phiền vì các tay vợt top đầu được đối xử ưu ái hơn mình
  • Novak Djokovic bị con trai Stefan "đe dọa" Novak Djokovic bị con trai Stefan "đe dọa"
Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use. To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy
  • Subscribe Subscribed
    • hautruongtennis.home.blog
    • Sign me up
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • hautruongtennis.home.blog
    • Customize
    • Subscribe Subscribed
    • Sign up
    • Log in
    • Copy shortlink
    • Report this content
    • View post in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
Loading Comments... Write a Comment... Email (Required) Name (Required) Website %d Design a site like this with WordPress.comGet started

Từ khóa » Bảng điểm Ace