Thực đơn Cho Mẹ Sau Sinh Nhiều Sữa - Procare
Có thể bạn quan tâm
Sau một hành trình dài để con yêu ra đời trọn vẹn mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và cần bồi dưỡng để hồi phục sức khỏe và có đủ lượng sữa cho con bú. Nguồn năng lượng đó chính là dựa vào loại thực phẩm mẹ bổ sung hàng ngày. Dưới đây là một số thực đơn sau sinh có thể sẽ giúp các mẹ có được thực đơn phong phú để đảm bảo sức khỏe và nhiều sữa cho con bú.
Mục lục
- Thực đơn sau sinh cần chú ý những gì?
- Danh sách những món ăn nhiều sữa cho mẹ sau sinh
- Gợi ý thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa
- Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa: Mẹ cần tránh ăn gì?
Thực đơn sau sinh cần chú ý những gì?
Chú trọng về chế độ ăn uống sau sinh cũng quan trọng không kém so với thời kỳ mang thai, bởi giai đoạn này mẹ không chỉ cần hồi phục sức khỏe sau cuộc vượt cạn mà còn phải đảm bảo cả về chất và lượng sữa cho con bú để phát triển toàn diện.
Vì vậy mẹ sau sinh cần một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Vậy xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa cần lưu ý gì?
Đầu tiên, để đảm bảo có đủ sữa và duy trì nguồn sữa cho con bú, phụ nữ sau sinh không những cần chú ý duy trì một chế độ ăn uống đủ chất mà còn phải nghỉ ngơi đủ. Trong đó, ăn uống tốt rất cần thiết, mẹ cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng bao gồm:
Thực đơn sau sinh của mẹ cần đa dạng về dinh dưỡng
- Chất đạm trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…
- Tinh bột trong cơm, bún, phở, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt
- Chất béo trong dầu, mỡ, bơ
- Vitamin và khoáng chất trong các loại rau xanh, trái cây tươi, các loại củ quả màu xanh, màu đỏ
Thứ hai, chia thành nhiều bữa trong ngày: nếu như trước đây mẹ chỉ có thể ăn 3 bữa một ngày thì bây giờ nên ăn 5 bữa, chia nhỏ lượng thức ăn, phối hợp nhiều loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm tươi mới, không ăn quá nhiều một loại và đặc biệt tăng cường rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vi chất cho cơ thể.
Thứ ba, các mẹ cần uống đủ nước để các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn, giúp duy trì ổn định nguồn sữa mẹ và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Mỗi ngày cần uống từ 2-3 lít nước, có thể uống thêm sữa và nước hoa quả.
Thứ tư là cần phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý, cụ thể:
- Trong 1 – 2 ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất mẹ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ như: chân giò, thịt gà. Cùng với sự hồi phục của khả năng tiêu hoá có thể ăn những thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng: canh gà, canh xương….
- Đối với những bà mẹ bị rách tầng sinh môn và phải khâu, nên ăn thức ăn ít chất bã. Những bà mẹ phải mổ đẻ, sau khi mổ, công năng đường ruột đã hồi phục (khoảng 24 tiếng sau mổ) có thể áp dụng chế độ ăn từ lỏng đến đặc dần. Sau khi người mẹ có thể tự đi đại tiện được, có thể ăn chế độ bình thường.
Thứ năm, mẹ không nên kiêng cữ quá nhưng cũng phải tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích, giảm tiết sữa. Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối. Một số bà mẹ có tiền sử cao huyết áp trong thời kỳ mang thai cần phải ăn hạn chế muối.
Danh sách những món ăn nhiều sữa cho mẹ sau sinh
Nhiều người cho rằng, mẹ sau sinh có nhiều hay ít sữa cho con bú là do cơ địa. Tuy nhiên, nếu mẹ thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, đặc biệt tăng cường bổ sung những món ăn lợi sữa trong thực đơn ăn uống sau sinh có thể cải thiện cả chất lẫn lượng sữa.
Dưới đây là danh sách các món ăn lợi sữa như rau, món canh, món cháo, thức uống…mẹ có thể tham khảo để kích thích quá trình tiết sữa của cơ thể cũng như duy trì ổn định nguồn sữa cho con bú:
Món canh lợi sữa cho phụ nữ sau sinh:
- Chân giò nấu đu đủ xanh
- Canh đu đủ thịt thăn
- Canh mọc nấu rau củ thập cẩm
- Canh thì là nấu thịt thăn băm nhỏ
- Canh khoai tây cà rốt, xương
- Canh bí xanh, sườn
- Canh bí đỏ, đậu xanh, sườn
- Canh rau ngót, thịt nạc
- Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ, móng giò
- Canh hoa thiên lý, thịt nạc
- Canh trứng, đậu phụ
- Canh xương, ngô, nước cơm rượu (lợi sữa). Sau khi ăn nên uống nước gừng
- Canh rau dền
- Canh ngải cứu nấu gà
- Canh mọc, hạt sen, nấm
- Canh hoa chuối nấu thịt thăn băm
- Canh đỗ đen nấu móng giò
Những món rau lợi sữa cho mẹ sau sinh: rau lang luộc, su su luộc, bầu luộc, mướp luộc, mướp xào thịt bò, đậu đũa luộc+hành, rau lang luộc, rau dền luộc, rau ngót, cải bó xôi, thì là…
Món mặn lợi sữa:
- Thịt nạc rim nghệ, gừng
- Thịt chân giò rim gừng
- Thịt lợn nạc kho tàu
- Gà ác tần thuốc bắc(ăn tối đa 2 con/ tuần, gần 2,3 lạng/con)
- Gà rang nghệ, gừng
- Đuôi bò hầm thuốc bắc
- Đậu phụ kho thịt
- Đậu phụ rán
- Tôm nõn rang thịt+gừng
- Cá diếc kho gừng
- Cá chép hấp thì là, hành
- Cá quả kho tộ
- Tôm nõn rim
Các món cháo lợi sữa:
- Cháo lươn, nước gừng
- Cháo thịt lợn xay
- Cháo thịt bò băm
- Cháo gà
- Cháo trứng
Các loại quả: chuối sứ (chín) hấp trong nồi cơm (đã sôi cạn nước), na, hồng xiêm, nho, nhãn , thanh long, bơ, mãng cầu.
Nước uống cho mẹ sau sinh:
- Nước cam
- Nước táo
- Nước ngó sen
- Nứơc gạo rang và đậu đỏ
- Nước đậu đen
- Nước chè vằng
- Nước Vối
- Rau má
- Sữa ông thọ nóng
- Sữa đậu nành
- Sinh tố rau ngót
Các món ăn tráng miệng:
- Chè hạt sen, chè đỗ đen/đỗ xanh, chè ngô
- Chè mè đen
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Mẹ ăn gì để nhiều sữa? Top 15 thực phẩm lợi sữa cho mẹ
Gợi ý thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa
Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa: Mẹ cần tránh ăn gì?
Bên cạnh các món ăn lợi sữa, khi xây dựng thực đơn mẹ nên lưu ý tránh các thực phẩm và đồ uống gây mất sữa, hạn chế sự tiết sữa như:
- Các loại rau: lá lốt, măng, bắp cải, rau bạc hà, rau mùi tây
- Thức uống chứa cồn và caffeine: Nhóm đồ uống này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, caffeine mà mẹ tiêu thụ sẽ chuyển vào sữa mẹ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, khiến bé trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc.
- Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá kiếm, cá thu…): Nhóm cá này được chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên bổ sung ngay từ giai đoạn mang thai, sau khi sinh mẹ cũng cần tránh để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
- Thức ăn ôi thui, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị: Mẹ cần ăn chín, uống sôi, tránh các loại thức ăn nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Các món ăn trên mẹ có thể thay đổi hàng ngày, hoặc có thể sáng tạo dựa trên các món ăn mình ưa thích để tạo cho mình những thực đơn phù hợp và thay đổi linh hoạt theo từng ngày. Nhưng mẹ cũng cần chú ý phải kiêng kỵ các thực phẩm khiến lượng sữa của bạn sụt giảm và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của con. Đồng thời, mẹ nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp ít nhất sau 6 tháng sau sinh để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn bổ sung vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh từ chuyên gia y tế
Từ khóa » Cho Me Cho Con Bu
-
Hướng Dẫn Mẹ Cho Con Bú đúng Cách, Trẻ Không Bị Sặc Sữa - Huggies
-
Mẹ Cho Con Bú Nên ăn Gì để Có Nguồn Sữa Tốt? - Hello Bacsi
-
Những điều Cần Biết Khi Cho Con Bú Mẹ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chế độ Dinh Dưỡng ở Bà Mẹ đang Cho Con Bú - Vinmec
-
Thực đơn Cho Bà Mẹ Nuôi Con Bú Theo Khuyến Cáo Của Viện Dinh ...
-
Thực đơn Cho Mẹ Cho Con Bú để Dồi Dào Sữa Cho Con
-
7 Thực Phẩm Mẹ Cho Con Bú Nên ăn Vừa Tốt Sữa Lại Không Bị Tăng Cân
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ: Lớp Học Làm Cha Mẹ Nhỏ | UNICEF Việt Nam
-
Có Nên Xin Sữa Của Mẹ Khác Cho Con Bú Hay Không? | VTC Now
-
Tháp Dinh Dưỡng Cho Bà Mẹ Sau Sinh đang Cho Con Bú - MarryBaby
-
Bộ Y Tế Hướng Dẫn Mẹ Mắc COVID-19 Cách Cho Con Bú - Báo Tuổi Trẻ
-
Mẹ Bị Nổi Mề đay Có Nên Cho Con Bú? 8 Biện Pháp Chữa Trị An Toàn
-
Hướng Dẫn Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Mùa COVID-19