Thực đơn Cho Người Chạy Thận Nhân Tạo Cần Lưu ý Những Gì?
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đã được chỉ định chạy thận nhân tạo để điều trị suy thận thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe. Vậy người chạy thận nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu cách xây dựng thực đơn cho người chạy thận nhân tạo cùng với Hello Bacsi qua các thông tin sau đây nhé!
5 nguyên tắc khi lên thực đơn cho người chạy thận nhân tạo
Thực đơn cho người chạy thận nhân tạo là thực đơn đảm bảo 4 yếu tố sau đây:
1. Đủ năng lượng (calo) mỗi ngày
Nhu cầu về năng lượng là khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, khối lượng cơ thể và điều kiện sức khỏe. Ví dụ như bệnh nhân đang lọc máu màng bụng thì dịch lọc có thể cung cấp thêm calo ở dạng đường dextrose nên bạn cần giảm hàm lượng chất bột đường hằng ngày để tránh vượt mức calo cần thiết.
2. Ăn đủ đạm trong thực đơn cho người chạy thận nhân tạo
Bởi bệnh nhân đang lọc máu sẽ bị mất protein qua dịch lọc dẫn đến cần nhu cầu protein cao hơn bình thường. Ăn không đủ protein có thể dẫn đến giảm cân, hao mòn cơ bắp, giảm miễn dịch, thậm chí dẫn tới suy dinh dưỡng. Do đó, cần nên đảm bảo đủ các thực phẩm giàu protein (thịt bò, cá, thịt gia cầm, thịt lợn tươi hoặc trứng) trong thực đơn cho người chạy thận nhân tạo.
Lưu ý: Mặc dù bơ đậu phộng, quả hạch, hạt, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng có protein, nhưng những thực phẩm này thường bị hạn chế vì chúng chứa nhiều kali và phospho .
3. Ăn ít phosphat
Thận lọc kém dẫn đến mức phosphat trong máu tăng lên, điều này kéo theo canxi từ xương bị rút ra để tạo thành canxi phosphat. Dần dần, xương yếu và dễ gãy, đồng thời canxi phosphat tạo thành cặn cứng trong các mô cơ thể gây ngứa da, đau khớp, kích ứng mắt và xơ cứng thành mạch máu.
Vì vậy, bệnh nhân cần giảm lượng phosphat trong chế độ ăn bằng cách tránh những thực phẩm sau:
- Sản phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, sữa chua
- Canh hầm xương
- Đậu các loại và sản phẩm từ đậu
- Ca cao và sản phẩm làm từ ca cao
- Thức uống làm từ lúa mạch
- Thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, xúc xích, chả,…
- Nội tạng động vật
- Cá mòi đóng hộp, cá cơm, mắm tôm.
4. Hạn chế natri
Natri có trong muối là chủ yếu, nó làm tăng cảm giác khát và khiến người bệnh uống nước nhiều hơn. Hậu quả là tăng phù, tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim.
Mẹo để giảm natri gồm có:
- Hạn chế dùng muối hay nước tương, nước mắm.
- Tránh sử dụng các loại sản phẩm thịt và rau củ quả đóng gói.
- Hãy kiểm tra kỹ nhãn và lựa chọn các loại thực phẩm đóng hộp chứa ít hơn 120 mg natri cho 100 g sản phẩm.
- Sử dụng các loại thảo mộc như quế, hồi, đinh hương, nghệ, gừng, hành, tỏi hoặc chanh, giấm làm gia vị để tăng độ ngon miệng thay vì muối.
5. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều kali
Người chạy thận nhân tạo cần hạn chế lượng kali mỗi ngày, vì họ dễ gặp tình trạng tăng kali máu (có thể đe dọa tính mạng). Kali được tìm thấy chủ yếu trong các loại hạt, đậu và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra còn có bí đỏ, củ cải đường, súp lơ xanh, cà chua và:
- Bánh mì, bánh quy
- Dừa và các sản phẩm từ dừa
- Nước trái cây, trà đặc, cà phê mạnh, ca cao, sữa, rượu vang
- Đường nâu, mật mía, cam thảo
- Các chất thay thế muối đều có hàm lượng kali cao
- Chất thay thế muối, nước sốt đóng chai hay các tinh chất từ thịt.
4. Hạn chế nước
Do chức năng thận suy giảm, bệnh nhân chạy thận nhân tạo bị giảm lượng nước tiểu. Nếu cơ thể tích trữ quá nhiều nước sẽ gây nên các triệu chứng như khó thở, huyết áp cao và phù chân. Hạn chế chất lỏng đưa vào cơ thể bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây, súp, canh và dịch truyền.
Ngoài ra, bạn còn cần tuân thủ điều trị bằng thuốc và tăng cường tập thể dục để kết hợp với thực đơn cho người chạy thận nhân tạo. Từ đó, bạn sẽ giữ được sức khỏe và duy trì chất lượng cuộc sống dù thận không còn hoạt động tốt.
2. Một số gợi ý thực đơn cho người chạy thận nhân tạo
Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể lên thực đơn cho người chạy thận nhân tạo theo chu kỳ với mức năng lượng và nhu cầu đạm khác nhau:
Thực đơn cho người chạy thận nhân tạo số 1
Đây là thực đơn dành cho những người có nhu cầu năng lượng trong ngày là 1800 kcal và lượng đạm cần thiết là 70g.
- Bữa sáng: Phở xào thịt bò (180g bánh phở, 35g thịt bò tương đương từ 5-6 lát mỏng, 100g rau cải ngọt, 2 thìa dầu ăn với mỗi thìa tầm 5ml).
- Bữa trưa: Cơm thịt luộc ăn với nem rán (120g gạo tẻ tầm lưng 2 bát con, 60g thịt luộc tương ứng từ 5-6 miếng thái mỏng vừa, 1 cái nem rán có khoảng 120g thịt, 150g tầm ½ bát con cải luộc, 1 thìa dầu ăn 5ml).
- Bữa xế (tầm 15h): 70g nho (7 quả cỡ trung bình).
- Bữa tối: Cơm thịt rim với chả lá lốt (120g gạo tẻ tầm lưng 2 bát con, 50g thịt rim cỡ 3-4 miếng nhỏ vừa, 1 cái chả lá lốt 20g thịt, 100g bí xanh luộc).
Tổng lượng thực phẩm dùng trong ngày theo thực đơn cho người chạy thận nhân tạo này gồm:
- Gạo tẻ: 240g (trưa 120g, tối 120g)
- Bánh phở: 180g
- Thịt: 250g (sáng: 50g, trưa: 100g, tối: 100g)
- Rau xanh: 300g
- Quả ngọt: 70g
- Dầu ăn: 17ml
- Muối ăn: 3 – 4g (hoặc thay thế bằng 3 – 4 thìa nước mắm, thìa 5ml).
Thực đơn cho người chạy thận nhân tạo số 2
Đây là gợi ý thực đơn cho người chạy thận nhân tạo có nhu cầu năng lượng 1600 kcal và 60g protein mỗi ngày.
- Bữa sáng: Miến xào thịt nạc (60g miến, 30g thịt nạc ứng với khoảng 3 miếng nhỏ và mỏng, 100g cải ngọt, 2 thìa dầu ăn).
- Bữa trưa: Cơm thịt luộc tôm rang ăn kèm bắp cải luộc (100g gạo tẻ ứng với 2 nửa bát con cơm, 30g thịt luôc, 30g tôm rang, 100g hay khoảng ½ bát con bắp cải luộc, ½ thìa dầu ăn).
- Bữa xế chiều (15h): 100g xoài chín
- Bữa tối: Cơm cá trắm sốt ăn cùng thịt bằm và củ cải luộc (100g gạo tẻ, 80g cá trắm sốt cỡ tương ứng cỡ ½ khúc cá to lấy cả xương, 20g thịt băm, 100g củ cải luộc, 1,5 thìa dầu ăn).
Tổng lượng thực phẩm cần chuẩn bị cho thực đơn này gồm:
- Gạo tẻ: 200g (trưa 100g, tối 100g)
- Miến: 60g
- Thịt nạc 50g
- Tôm đồng 60g
- Cá trắm 80g
- Rau xanh: 200g
- Hoa quả 100g
- Dầu ăn: 20ml
- Muối ăn: 3 – 4g (hoặc thay thế bằng 3 – 4 thìa nước mắm, thìa 5ml).
Ngoài ra, để bổ sung vitamin và các khoáng chất khác có thể bị thiếu hụt do chạy thận bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm một số loại viên uống bổ sung. Và hy vọng những thông tin trên sẽ giúp lập những thực đơn cho người chạy thận nhân tạo đơn giản, bổ dưỡng và phù hợp nhé!
Từ khóa » Thực đơn Dành Cho Người Fo
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho F0 điều Trị Tại Nhà Theo Hướng Dẫn Chuẩn ...
-
Người Mắc COVID-19 Nên ăn Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho F0 điều Trị Tại Nhà Theo Hướng Dẫn Chuẩn ...
-
Thực đơn Mẫu Tuần Cho Bệnh Nhân Cao Tuổi - Sữa Bột Người Lớn ...
-
Khuyến Cáo Về Dinh Dưỡng Tại Nhà Và Khu Cách Ly Cho Bệnh Nhân ...
-
Người Bị Covid-19 Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Nhanh Hồi Phục?
-
Người Bị Covid Nên ăn Gì - Thực Phẩm Giúp Bạn Giảm Thiểu Triệu ...
-
Thực đơn Cho Người Mắc Covid-19 Tại Nhà Và Khu Cách Ly
-
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI NHIỄM COVID ...
-
Dinh Dưỡng Cho Trẻ Nhỏ F0 điều Trị Tại Nhà
-
Thực đơn 7 Ngày Cho Người Tiểu đường | Vinmec
-
Chế độ ăn Cho Người Suy Thận Mạn Không Lọc Máu | Vinmec
-
Người Bệnh Hở Van Tim Nên ăn Gì, Kiêng Gì?