Thực Hiện Công Việc Không Có ủy Quyền, Hiểu Thế Nào Cho đúng

Home - pc x logo Home - pc x Tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Kiến thức Dân sự
  • Thực hiện công việc không có ủy quyền, hiểu thế nào cho đúng
Thực hiện công việc không có ủy quyền, hiểu thế nào cho đúng Bởi Trần Thu Hoài - 06/09/2021 view 358 comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

    1. 1- Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì?
    2. 2- Điều kiện để xác định công việc không có ủy quyền
    3. 3- Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền
    4. 4- Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
    5. 5- Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền
    6. 6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về việc thực hiện công việc không có ủy quyền giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề

 

1- Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì?

Theo Điều 574 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định:

“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng vẫn tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”

Như vậy, ta có thể hiểu, theo quy định của pháp luật thì thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó.

Ví dụ về thực hiện công việc không có ủy quyền:

Ông A ở một mình tranh thủ thời gian các cháu đang trong kì nghỉ hè đã đến nhà con gái chơi và ở lại 1 tháng. Trong thời gian đó thì có bão về, chính quyền địa phương đã ban hành thông báo mọi người nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng chống bão. Ông B là hàng xóm nhà ông A để ý cây nhãn nhà ông A tán rộng chum qua đường dây điện của cả xóm.

Ông B sợ bão to nếu cành nhãn gãy có thể làm đứt dây điện gây nguy hiểm nên ông B đã gọi điện cho ông A để nói về vấn đề trên. Tuy nhiên gọi vào số ông A lại thuê bao, ông B đành phải chặt hộ cành nhãn ở nhà ông A để tránh nguy cơ cành nhãn gãy làm đứt dây điện.

Xem thêm quy định về hợp đồng ủy quyền tại bài viết: Mẫu hợp đồng ủy quyền chính xác nhất theo quy định pháp luật

2- Điều kiện để xác định công việc không có ủy quyền

Một công việc được xác định là công việc không có uỷ quyền phải đầy đủ các yếu tố sau:

(i) Thứ nhất, người thực hiện công việc không có ủy quyền là người hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó nhưng đã thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ pháp lý do luật định hoặc do các bên thỏa thuận với nhau.

(ii) Thứ hai, việc thực hiện công việc đó phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nếu người thực hiện công việc vì lợi ích của mình hoặc của người khác thì chế định này sẽ không được áp dụng.

Người có công việc được thực hiện nếu không biết hoặc biết mà không có ý kiến phản đối việc thực hiện đó. Nếu trường hợp người có công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không thuộc chế độ này. Tuy nhiên, ý nguyện của người thực hiện công việc không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Ví dụ: ngăn cản người khác tự tử được coi là công việc không có ủy quyền mặc dù việc thực hiện đó bị người tự tử phản đối.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền

Điều 575 đã quy định về Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền

(i) Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp dựa theo khả năng, điều kiện của mình.

(ii) Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.

(iii) Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả của công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.

(iv) Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

(v) Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải tiến hành báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi thực hiện công việc không có ủy quyền được quy định như sau:

(i) Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì phải iến hành tbồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.

(ii) Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi thực hiện công việc không có ủy quyền được quy định tại Điều 577 Bộ luật dân sự năm 2015.

4- Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện được quy định như sau:

Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc có đạt được kết quả theo ý muốn của mình hay không.

Người có công việc được thực hiện phải thanh toán cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.

5- Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền

Việc thực hiện công việc không có ủy quyền sẽ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

(i) Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện.

(ii) Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc.

(iii) Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục hoàn thành công việc theo quy định

“Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải tiến hành báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình tiếp tục đảm nhận việc thực hiện công việc.”

(iv) Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

[a] Bài viết Thực hiện công việc không có ủy quyền, hiểu thế nào cho đúng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Thực hiện công việc không có ủy quyền, hiểu thế nào cho đúng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

 

  • Từ khóa
  • xác định công việc không có ủy quyền
Chia sẻ Facebook twitter [#154] Created with Sketch. Twitter Google+ Pinterest Bài viết trước

Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?

Bài viết tiếp Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. " facebook [#176] Created with Sketch. youtube [#168] Created with Sketch.

Bài viết liên quan

THÊM TỪ TÁC GIẢ

Thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài Kiến thức Dân sự

Thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố...

Có nên thuê mua nhà ở xã hội hay không? Kiến thức Dân sự

Có nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?

Phân biệt chi tiết về quyền con người và quyền công dân Kiến thức Dân sự

Phân biệt chi tiết về quyền con người và quyền công...

Năng lực chủ thể của cá nhân là gì? Những yếu tố cấu thành năng lực chủ thể Kiến thức Dân sự

Năng lực chủ thể của cá nhân là gì? Những yếu...

Làm sao khi hàng xóm xây nhà lấn chiếm không gian Kiến thức Dân sự

Làm sao khi hàng xóm xây nhà lấn chiếm không gian...

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động - Những điều cần biết Lao động

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động...

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ - Xử phạt như thế nào? Lao động

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ...

Cẩm nang xuất khẩu lao động Canada năm 2023 Dịch vụ Dân sự

Cẩm nang xuất khẩu lao động Canada năm 2023

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.3 năm trước Thông tin người gửi Bình luận Nhấn vào đây để đánh giá

NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, luật quy định thế nào?

Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...

21/06/2020 Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước

Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước

02/12/2019 Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự khác trong xã hội

Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...

01/01/2020 Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng là một người

Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...

14/04/2020

TIN TỨC NÓNG

Pháp luật chủ nô Hiến pháp

Pháp luật chủ nô

Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường Kiến thức Doanh nghiệp

Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội Sở hữu trí tuệ

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...

Có nên thuê mua nhà ở xã hội hay không? Kiến thức Dân sự

Có nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...

Bài viết mới

Pháp luật chủ nô

Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường

Sự cần thiết của quản trị

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội

Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.18528 sec| 1053.102 kb

Từ khóa » Ví Dụ ủy Quyền