Ủy Quyền Là Gì? - GLaw Vietnam

Mục lục

Toggle
  • ỦY QUYỀN LÀ GÌ?
    • 1. Ủy quyền là gì?
    • 2. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền:
      • a. Đại diện theo ủy quyền của cá nhân:
      • b. Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân:
      • c. Đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác, hộ gia đình:
    • 3. Thẩm quyền đại diện của người đại diện theo ủy quyền:
    • 4. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền:
    • 5. Hưởng thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền:
ỦY QUYỀN LÀ GÌ?

Ủy quyền là thuật ngữ gặp khá nhiều trong đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm ủy quyền là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh khái niệm này. Thông qua bài viết này GLaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, tránh lúng túng khi gặp thuật ngữ này

1. Ủy quyền là gì?

Ủy quyền không phải là một dạng giao việc. Có thể hiểu ủy quyền là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện cho mình đưa ra những quyết định hay thực hiện một hành động pháp lý nào đó mà đồng thời vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc ủy quyền/cho phép đó.

Ủy quyền là cơ sở làm phát sinh mối quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Đồng thời đó cũng là căn cứ để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý mang lại nhờ hoạt động ủy quyền.

Việc đại diện theo ủy quyền diễn ra rất phổ biến. Hình thức ủy quyền có thể thực hiện bằng nhiều cách kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị.

2. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền:

Có các loại người đại diện theo ủy quyền:

a. Đại diện theo ủy quyền của cá nhân:

Là một trong những đại diện theo ủy quyền phổ biến. Ví dụ: Một người A hiện đang sinh sống và làm việc tại TP HCM và đang có nhu cầu bán một mảnh đất ở Cần Thơ. Người A này đã nhờ một người bạn là B thay mình tiến hành các hoạt động mua bán mảnh đất đó thông qua một hợp đồng ủy quyền giữa A và B. Trong tình huống này người đại diện theo ủy quyền là cá nhân, tuy nhiên cũng có trường hợp người đại diện theo ủy quyền là pháp nhân. Ở tình huống này, người A có thể thuê một công ty nhà đất X nào đó thay mình thực hiện việc mua bán mảnh đất, đó là trường hợp đại diện theo ủy quyền là pháp nhân.

b. Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân:

Là đại diện theo pháp luật của một pháp nhân của một người khác tiến hành giao dịch dân sự. Ví dụ: Anh M là giám đốc của công ty X, đồng thời là người đại diện hợp pháp của công ty đó. Anh M đã ủy quyền cho nhân viên N tiến hành kí kết một hợp đồng kinh doanh của công ty. Do đó, nhân viên N chính là người đại diện được ủy quyền của pháp nhân của công ty X.

c. Đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác, hộ gia đình:

Có lưu ý mà bạn nên nhớ rõ đó là người đại diện theo nhóm này phải là cá nhân thuộc chính hộ gia đình/đối tượng thuộc tổ hợp tác đó. Cá nhân này phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không kể đến những trường hợp đã được quy định rõ tại khoản 2 điều 143 Luật dân sự.

3. Thẩm quyền đại diện của người đại diện theo ủy quyền:

Theo khoản 2 điều 144 của bộ Luật dân sự 2005:

  • Thẩm quyền của tổ chức/người đại diện có sự giới hạn dựa vào nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền, cũng như trong giấy ủy quyền.
  • Có nhiều loại ủy quyền khác nhau như: ủy quyền riêng biệt, ủy quyền một lần hoặc ủy quyền chung. Đối với ủy quyền một lần người đại diện sẽ chỉ được phép quyết định hay hoạt động một lần duy nhất. Thẩm quyền của ủy quyền sẽ được chấm dứt ngay sau đó.

4. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền:

Ngoài việc chấm dứt ủy quyền của đối tượng ủy quyền một lần thì vẫn có các trường hợp khác có các đại diện theo ủy quyền được thực hiện dựa theo sự thỏa thuận của các bên. Việc chấm dứt đại diện này phải phụ thuộc vào ý chí cũng như sự định đoạt/thỏa thuận của các chủ thể về vấn đề chấm dứt đó.

Dưới đây là một số trường hợp chấm dứt cụ thể có thể tham khảo:

  • Khi người đại diện cá nhân/pháp nhân thực hiện hủy bỏ ủy quyền.
  • Công việc ủy quyền đã hoàn thành hay thời hạn ủy quyền theo giấy ủy quyền/ hợp đồng ủy quyền đã hết.
  • Pháp nhân chấm dứt/cá nhân được ủy quyền qua đời.Bên cạnh đó, cũng có thể do một trong những quyết định của tòa án về vấn đề người ủy quyền mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi nhân sự.

5. Hưởng thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền:

Theo điều 585 bộ Luật dân sự 2005 quy định: “ Trong quan hệ ủy quyền người đại diện có thể được hưởng lương/thù lao tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên sau khi thực hiện công việc ủy quyền.

Trên đây là thông tin tham khảo về khái niệm ủy quyền là gì và những vấn đề liên quan thuật ngữ này được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Công ty luật Glaw Vietnam. Hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong vấn đề thành lập thêm đơn vị phụ thuộc.

GLaw Vietnam Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam – Làm giấy phép kinh doanh Hotline: 0945 929 727 Email: info@glawvn.com

Từ khóa » Ví Dụ ủy Quyền