Thực Hiện Pháp Luật Là Gì? Các Hình Thức Thực Hiện ... - Luật Minh Gia

Thực hiện pháp luật là gì? Các hình thức thực hiện pháp luật Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Với ý nghĩa là sự thể hiện ý chí của giao cấp thống trị và điều chỉnh các quan hệ xã hội thì pháp luật thường được thể hiện qua các hình thức thực hiện pháp luật khác nhau nhằm góp phần tạo hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả.

Mục lục bài viết

  • 1. Thực hiện pháp luật là gì?
  • 2. Các hình thức thực hiện pháp luật
    1. 2.1 Thứ nhất, về hình thức tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật)
    2. 2.2 Thứ hai, về hình thức thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật)
    3. 2.3 Thứ ba, về hình thức sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật)
    4. 2.4 Thứ tư, về hình thức áp dụng pháp luật

1. Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình thực hiện hóa xá quy định của pháp luật.

Việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa to lớn trong đời sống cũng như trong việc phổ biến pháp luật đến với tất cả các đối tượng trong xã hội. Bằng việc thực hiện pháp luật, các quy định của pháp luật từ trong các nguồn khác nhau đã đi vào đời sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thể. Từ đó, pháp luật phát huy vai trò của nó trên thực tế, làm cho đời sống xã hội ổn định, trật tự đồng thời là động thực phát triển mạnh mẽ của xã hội cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật một cách kịp thời. Pháp luật từ đó mà không còn “trên giấy” mà thâm nhập vào thực tế đời sống, phát huy tối đa vai trò của mình.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Thứ nhất, về hình thức tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật)

Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động.

VD: Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông cần tuân thủ các quy định của pháp luật giao thông và hiệu lệnh điều khiển của cảnh sát giao thông,…

Thứ hai, về hình thức thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật)

Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm. Chủ thể pháp luật phải tiến hành các hoạt động bắt buộc là khi họ ở trong điều kiện mà pháp luật quy định thì phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu, họ không thể viện lý do để từ chối. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể thi hành pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động

VD: Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, lệ phí khi tham gia thủ tục hành chính,…

Thứ ba, về hình thức sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật)

Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép. Việc sử dụng pháp luật là việc chủ thể pháp luật thực hiện các quyền theo quy định pháp luật. Nhà nước tạo khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này.

VD: Công dân có quyền được học tập, quyền được sống và quyền tự do ngôn luận, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về đời tư,...các quyền khác được ghi nhận trong Hiến pháp 2013

Thứ tư, về hình thức áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng. Khi đó chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định được giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý,…cho các chủ thể trong những trường hợp cụ thể.

VD: Bản án, quyết định của Tòa án tuyên Nguyễn Văn A phải thực hiện nghĩa vụ trả lại số tiền 100.000.000 đồng cho bà Nguyễn Thị B theo hợp đồng vay tiền mà hai bên đã ký kết,..Ở đây, Tòa án là cơ quan áp dụng pháp luật nhằm xác định trách nhiệm pháp lý trong từng trường hợp của các chủ thể có liên quan.

Trân trọng !

Từ khóa » Có Mấy Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật đó Là Những Hình Thức Nào