Ví Dụ Thực Hiện Pháp Luật

Ví dụ thực hiện pháp luậtThực hiện pháp luật là gì?Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Ví dụ thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và quản lý xã hội. Đây cũng là một bài học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về thực hiện pháp luật, ví dụ về thực hiện pháp luật nhé.

Thực hiện pháp luật

  • 1. Các hình thức thực hiện pháp luật
  • 2. Ví dụ thực hiện pháp luật
    • 2.1 Ví dụ thi hành pháp luật
    • 2.2 Ví dụ áp dụng pháp luật
    • 2.3 Ví dụ về sử dụng pháp luật
    • 2.4 Ví dụ về tuân thủ pháp luật
  • 3. Bài tập xác định hình thức thực hiện pháp luật
  • 4. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó?
  • 5. Ví dụ về áp dụng pháp luật tương tự

1. Các hình thức thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành vi có 2 dạng là hành động hoặc không hành động) phải phù hợp với quy định của pháp luật, hành vi ấy là hành vi không trái hoặc không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm, tức là được làm những gì pháp luật cho phép.

Thực hiện pháp luật có các hình thức được đề cập bên dưới, những hình thức này được áp dụng đối với từng chủ thể hoặc áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức. Có 4 hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

  • Thi hành pháp luật
  • Sử dụng pháp luật
  • Tuân thủ pháp luật
  • Áp dụng pháp luật

2. Ví dụ thực hiện pháp luật

2.1 Ví dụ thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.

Ví dụ thi hành pháp luật 1:

Pháp luật quy định Nam từ đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, nên Khoa đã chủ động, tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự sau khi kết thúc thời gian học cấp 3.

Ví dụ về thi hành pháp luật 2:

Pháp luật quy định nhân dân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Vì thế anh Lâm khi có thu nhập cao đều thực hiện việc nộp thuế đầy đủ cho cơ quan thuế hằng năm.

2.2 Ví dụ áp dụng pháp luật

Ví dụ thực hiện pháp luật

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Ví dụ áp dụng pháp luật 1:

Một doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, cơ quan nhà nước đã điều tra thu thập chứng cứ để xứ lý theo quy định pháp luật với hành vi trốn thuế. Làm chấm dứt, thay đổi quyền và nghĩa vụ của những người liên quan đến việc trốn thuế của doanh nghiệp.

Ví dụ áp dụng pháp luật 2:

Hai vợ chồng móng muốn ly hôn vì không thể hoà hợp. Toà đã căn cứ quy định pháp luật để ra quyết định ly hôn, quyết định phân chia tài sản, quyết định về con cái sau hôn nhân. Điều này làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền nghĩa vụ của vợ chồng với con cái, và giữa vợ chồng với nhau.

2.3 Ví dụ về sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật và việc cá nhân, tổ chức sử dụng các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép.

Ví dụ sử dụng pháp luật 1:

Pháp luật cho phép và bảo vệ những quyền về tự do ngôn luận, ý kiến, kiến nghị của người dân. Nên khi anh Hải thấy chính sách hiện tại áp dụng không phù hợp nên đã kiến nghị lên cơ quan trình bày những điểm không phù hợp và đề xuất giải pháp thay đổi.

Ví dụ sử dụng pháp luật 2:

Pháp luật quy định công dân có quyền bảo đảm về quyền bình đẳng của công dân. Nên trong cơ quan của chị Hồng, chị Hồng bị phân biệt đối xử là nữ trong lao động, bị trêu ghẹo và có những chế độ không phù hợp, dó đó chị Hồng đã kiện lên cơ quan có thẩm quyền để được bảo vệ.

2.4 Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Ví dụ tuân thủ pháp luật 1:

Pháp luật cấm những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây mất an ninh khu vực. Nên khi anh Quỳnh thấy những hành vi đó đã can ngăn, và khuyên giải không nên làm những hành vi như vậy sẽ bị pháp luật xử lý.

Ví dụ tuân thủ pháp luật 2:

Pháp luật cấm hành vi nhận hối lộ, tham ô. Ông Dương là chủ tịch nhân dân huyện luôn tuân theo quy định pháp luật. Khi có người mong muốn giúp đỡ bằng cách không chính đáng, hối lộ ông Dương thì ông đã từ chối.

Ví dụ tuân thủ pháp luật 3:

Pháp luật cấm những hành vi buôn bán chất cấm. Nên chị H khi có người gạ gẫm chị buôn bán chất cấm thì chị đã từ chối còn báo với cơ quan chức năng về hành vi phi pháp này.

3. Bài tập xác định hình thức thực hiện pháp luật

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp về việc xác định hình thức thực hiện pháp luật.

Câu 1: Công dân đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Chọn đáp án: A vì Công dân có quyền tự do dân chủ trong đó có quyền bầu cử, đây là quyền được quy định trong Hiến pháp của công dân.

Câu 2: Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Chọn đáp án: B vì tuân thủ pháp luật là cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 3: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biểu hiện của hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Chọn đáp án: B vì pháp luật quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cảnh sát giao thông trong khi làm nhiệm vụ, do đó, CSGT áp dụng pháp luật để xử phạt những hành vi vi phạm giao thông.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?

A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác.

C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.

D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.

Chọn đáp án: D vì các hành vi A, B, C là những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức

A. Tuân thủ pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Chọn đáp án: C vì áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

4. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó?

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. Chủ thể (pháp luật) kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.

B. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.

C. Chủ thể quyết định làm những điều mà pháp luật cho phép.

D. Chủ thể quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.

Chọn đáp án: B vì thi hành pháp luật được hiểu là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định. Đáp án B là phù hợp nhất, chủ thể làm những điều mà pháp luật quy định.

Như vậy, thi hành pháp luật được áp dụng chung đối với mọi cá nhân, tổ chức, phải chủ động thực hiện những điều mà pháp luật yêu cầu. Một biện pháp chế tài đối với thi hành pháp luật là biện pháp cưỡng chế, nếu pháp luật có quy định mà cá nhân đó không thực hiện sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành. Ví dụ: Toà án tuyên bố anh H phải giao con cho chị K sau khi ly hôn, chị K có quyền trực tiếp nuôi con, còn anh H chỉ có quyền thăm nom và trợ cấp cho con. Nên anh H đã chủ động giao con cho chị K khi có quyết định.

5. Ví dụ về áp dụng pháp luật tương tự

Áp dụng tương tự pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lý để điều chỉnh những quan hệ cần xử lý đó nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó. Nghĩa là việc áp dụng pháp luật tương tự được sử dụng khi pháp luật không có quy định cụ thể nào về tình huống hay trường hợp đó nhưng vẫn cần phải xử lý. Vì thế việc áp dụng pháp luật tương tự được sử dụng nhằm áp dụng pháp luật một cách linh hoạt và đúng đắn mà không xâm phạm đến các quan hệ xã hội.

Ví dụ: Ông Hào chết thì có một người phụ nữ là chị Ngân đến nhận là vợ của ông Hào và đòi hưởng di sản thừa kế của ông Hào. Để xác định chị Ngân có đúng là vợ của ông Hào hay không thì cơ quan Nhà nước phải căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết. Đây chính là trường hợp áp dụng tương tự pháp luật. Bởi chưa có quy định cụ thể áp dụng cho trường hợp này.

Hoa Tiêu đã giải thích cho các bạn về việc quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

  • Nếu một xã hội không có pháp luật?
  • Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật

Từ khóa » Có Mấy Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật đó Là Những Hình Thức Nào