Thực Hư Mua Hàng Trả Góp Lãi Suất 0% Qua Thẻ Tín Dụng

  1. Bảo hiểm - Ngân hàng

Lãi suất trả góp thực sự là 0%

Khi mua hàng trả góp, khách hàng sẽ được hưởng 0% lãi suất nếu đáp ứng 2 điều kiện sau đây: Đơn vị bán hàng có liên kết với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của khách hàng đang sử dụng, và 2 bên có thoả thuận không tính phí chuyển đổi trả góp.

Khi thoả 2 điều kiện nói trên, khách hàng có thể chọn hình thức trả góp 0%, tuỳ theo ngân hàng liên kết mà kỳ hạn trả góp sẽ từ 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng. Cách tính trả góp như sau:

Ví dụ khách hàng có 1 thẻ tín dụng hạn mức 20 triệu đồng, mua 1 món hàng trị giá 12 triệu đồng, chọn hình thức trả góp 12 tháng. Lúc này, hạn mức thẻ của khách hàng sẽ còn lại 8 triệu đồng. Mỗi tháng, ngân hàng sẽ tính 1 triệu đồng vào sao kê thẻ của khách hàng. Khi khách hàng thanh toán số dư sao kê đó, thì hạn mức thẻ của khách hàng sẽ khôi phục thêm 1 triệu đồng. Nghĩa là tháng đầu tiên thanh toán thì hạn mức của thẻ tín dụng tăng lên 9 triệu đồng, tháng sau tăng lên 10 triệu đồng, tháng tiếp lên 11 triệu đồng, cứ như vậy đủ 12 kỳ thanh toán thì hạn mức thẻ sẽ tăng lên đủ 20 triệu đồng.

Tốn thêm phí chuyển đổi trả góp

Ở các đơn vị bán hàng có liên kết trả góp 0%, nhưng không miễn phí chuyển đổi, thì khách hàng phải thanh toán thêm phí này, tuỳ theo ngân hàng liên kết mà mức phí chuyển đổi sẽ khác nhau.

Chẳng hạn nếu khách hàng mua 1 chiếc tủ lạnh trị giá 8.290.000 đồng của một công ty điện máy, có hỗ trợ trả góp 0% qua thẻ HSBC. Bảng tính chi tính trả góp như sau:

- Nếu góp 6 tháng thì 0% lãi + không phí chuyển đổi, mỗi tháng trả góp 1.381.667 đồng x 6 = 8.290.000 đồng -> không chênh lệch giá gốc.

- Nếu góp 9 tháng thì 0% lãi + phí chuyển đổi trả góp là 306.730 đồng (tương đương 3,7% giá trị đơn hàng), mỗi tháng trả góp 955.193 đồng x 9 = 8.596.730 đồng (chênh lệch 306.730 đồng so với giá gốc).

- Nếu góp 12 tháng thì 0% lãi + phí chuyển đổi trả góp gần 400.000 đồng (tương đương 4,8% giá trị đơn hàng), mỗi tháng trả góp 723.994 đồng x 12 = 8.687.920 đồng (chênh lệch khoảng 397.000 đồng so với giá gốc).

Trả góp có tính lãi

Song song với hình thức trả góp 0%, nhiều ngân hàng còn có thêm tuỳ chọn chuyển đổi mọi giao dịch chi tiêu trên 3 triệu đồng thành trả góp, với kỳ hạn lên tới 24 tháng, dĩ nhiên là có tính lãi suất.

Chẳng hạn VPBank/Timo cho phép khách hàng chuyển đổi mọi giao dịch có giá trị trên 3 tháng thành trả góp, với lãi suất là 12%/năm cho kỳ hạng 6 tháng, 18%/năm cho kỳ hạn 9 tháng và 24% cho kỳ hạn 12 tháng. Shinhan bank cũng có hình thức này nhưng lãi suất cao hơn: kỳ hạn 3 tháng thì 0% lãi suất, 6 - 18 tháng thì lãi suất 21%/năm.

Lãi suất khi trả góp sẽ được tính như sau: Sau khi mua 1 món hàng hơn 3 triệu đồng, khách hàng truy cập trang internetbanking của ngân hàng để đăng ký chuyển giao dịch đó thành trả góp. Nếu giao dịch là 3 triệu đồng, khách hàng có thể lựa chọn các hình thức trả góp dưới đây:

- Nếu trả góp 6 tháng với lãi là 12%/năm, thì tổng số tiền phải trả là 3.360.000 đồng. Như vậy, mỗi tháng khách hàng trả góp 3.360.000 đồng/6tháng = 560.000 đồng.

- Nếu trả góp 9 tháng với lãi suất là 18%/năm, thì tổng số tiền phải trả là 3.540.000 đồng. Theo đó, mỗi tháng khách hàng trả góp 3.540.000đ /9 tháng = 394.000đồng.

- Nếu trả góp 12 tháng với lãi suất là 24%/năm, thì tổng tiền phải trả là 3.720.000 đồng. Như vậy, mỗi tháng khách hàng trả góp 3.720.000đ/12 tháng = 310.000đồng.

Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý một số điều sau đây:

Thứ nhất, hình thức này chỉ áp dụng cho các đơn hàng giá trị trên 3 triệu đồng.

Thứ hai, không giới hạn số lượng giao dịch tối đa mỗi tháng, chỉ cần thẻ tín dụng còn đủ hạn mức là được.

Thứ ba, hình thức trả góp thứ nhất và thứ 2 hỗ trợ trả góp tối đa 12 tháng, ngân hàng và đơn vị bán hàng tự động làm việc với nhau để chuyển đổi giao dịch của khách hàng thành trả góp.

Thứ tư, hình thức thức trả góp thứ 3 hỗ trợ lên tới 24 tháng nhưng lãi suất cao, khách hàng cần đăng ký chuyển đổi giao dịch thành trả góp trong trang internet banking.

Thứ năm, với hình thức trả góp thứ nhất và thứ 2, để đảm bảo giao dịch có thể được chuyển đổi thành trả góp thành công, khách hàng nên mua hàng trước ngày sao kê thẻ tín dụng khoảng 5-7 ngày. Ví dụ sao kê thẻ là ngày 20 mà khách hàng chọn mua trả góp ngày 18-19 thì khả năng cao sẽ không kịp chuyển đổi trả góp. Hình thức trả góp thứ 3 là đăng ký trực tiếp nên thời gian duyệt nhanh hơn, khoảng 1 ngày làm việc là xong.

Dư nợ tín dụng bất động sản tăng, doanh nghiệp vẫn “khát vốn”
Tăng trưởng tín dụng năm 2025 có thể đạt 15%
Bảo hiểm cung cấp an tâm tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Phát triển thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam
Hàng loạt dự án bất động sản phía Nam được gỡ vướng
Thị trường văn phòng tăng trưởng ấn tượng
Cải tiến chất lượng là điều không thể thiếu với mọi doanh nghiệp
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 khoảng 6,8%
VN-Index sẽ đảo chiều tăng mạnh nửa trong cuối năm 2025
Rủi ro chính sách của Tổng thống đắc cử Trump đối với Việt nam đã bị “thổi phồng”
Tiêu hủy hơn 10 ngàn đơn vị hàng hóa
Lực lượng hải quan đối mặt với nhiều khó khăn trong chống buôn lậu
Đi xe máy như thế nào để tiết kiệm nhiên liệu trong mùa đông?
8 nhóm điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Thị trường chứng khoán đỏ rực sau khi Fed hạ lãi suất
Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ hơn dự báo

Từ khóa » Có Nên Dùng Thẻ Tín Dụng Trả Góp