Thực Phẩm Chức Năng Là Gì? Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Nội dung chính
  1. Định nghĩa thực phẩm chức năng là gì?
  2. Các loại thực phẩm chức năng
    • Thực phẩm chức năng thông thường
    • Thực phẩm chức năng biến đổi
  3. Tác dụng của thực phẩm chức năng
    • Ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng
    • Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tật
    • Thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  4. Tác dụng phụ của thực phẩm chức năng
  5. Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng
    • Tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng
    • Lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
    • Tìm hiểu kỹ các thông tin sản phẩm trước khi sử dụng
    • Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày
  6. Một số câu hỏi thường gặp khi uống thực phẩm chức năng
    • Thực phẩm chức năng tiếng Anh là gì?
    • Uống thực phẩm chức năng có tốt không?
    • Uống thực phẩm chức năng có hại thận không?
    • Uống thực phẩm chức năng có hại gan không?
    • Uống thực phẩm chức năng bao lâu thì nghỉ?
    • Uống nhiều thực phẩm chức năng cùng lúc được không?
    • Nên uống thực phẩm chức năng vào lúc nào?
Xem thêmThu gọn

Trong những năm gần đây, các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Thực phẩm chức năng có thể được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau với mục đích chính là bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể từ đó giúp nâng cao sức khỏe, làm giảm nguy cơ gây bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Thực phẩm chức năng sở hữu giá trị dinh dưỡng cao và có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng, có thể giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất, bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ gây bệnh nhưng không được sử dụng với mục đích điều trị bệnh.

1 Định nghĩa thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng (Tên tiếng anh là: Functional Foods) là định nghĩa dành cho các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất hay thành phần “chức năng”. Thực phẩm chức năng được coi như sản phẩm giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, do đó thực phẩm chức năng cũng được gọi là thực phẩm thuốc.

Định nghĩa thực phẩm chức năng là gì 1

Thực phẩm chức năng

Định nghĩa thực phẩm chức năng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980 tại Nhật Bản khi cơ quan chính phủ của nước này chính thức phê duyệt các loại thực phẩm đã được chứng minh có khả năng cải thiện sức khỏe người sử dụng. Lúc này, thực phẩm chức năng được định nghĩa là những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng có khả năng nâng cao sức khỏe người sử dụng.

Sau đó, Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) đã định nghĩa TPCN là những thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật hơn so với giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm đó mang lại. Hiểu một cách đơn giản thì thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn uống có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn cho người sử dụng so với giá trị dinh dưỡng cơ bản của nó.

Tại Việt Nam, thực phẩm chức năng được Bộ Y tế định nghĩa là thực phẩm được sử dụng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có giá trị dinh dưỡng, giữ cho cơ thể ở trạng thái thoải mái, giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng.

Ngoài ra, tùy theo công thức, hàm lượng các vi chất có trong thực phẩm và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có thể được gọi với nhiều cái tên khác như: Thực phẩm bổ sung, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học.

Định nghĩa thực phẩm chức năng là gì 2

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Tại mỗi quốc gia, thực phẩm chức năng có thể được gọi với những thuật ngữ khác nhau như các nước Tây Âu thường gọi thực phẩm chức năng là: “Thực phẩm - Thuốc” hoặc dược phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng; tại Trung Quốc gọi là thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe....

Thực phẩm chức năng là là thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất hay thành phần “chức năng”, có khả năng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng ngoài giá trị dinh dưỡng của nó.

2 Các loại thực phẩm chức năng

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng được chia thành 2 loại chính bao gồm thực phẩm thông thường và thực phẩm biến đổi. Cụ thể như sau:

Thực phẩm chức năng thông thường

Thực phẩm chức năng thông thường là thực phẩm tự nhiên, nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,...

Ví dụ về TPCN thông thường:

  • Trái cây: quả mọng, kiwi, đào, táo, lê, chuối, cam,..

  • Các loại rau: cải xoăn, bông cải xanh, bí xanh, súp lơ trắng,..

  • Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, kiều mạch, rượu hầm,...

  • Các loại hạt: hạt điều, hạnh nhân, hạt mắc ca, quả hạch, quả hồ trăn,...

  • Hạt giống: hạt lanh, hạt chia, hạt bí ngô, hạt gai dầu,...

  • Các loại đậu: đậu gà, đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,...

  • Hải sản: cá mòi, cá hồi, cá cơm, cá tuyết, cá thu,...

  • Thực phẩm lên men: dưa cải bắp, kimchi, tempeh,...

  • Các loại thảo mộc và gia vị: quế, gừng, nghệ, ớt cayenne,...

  • Đồ uống: trà đen, trà xanh, cà phê,...

Thực phẩm chức năng biến đổi

Thực phẩm chức năng biến đổi là thực phẩm đã được tăng cường thêm các thành phần bổ sung như vitamin, khoáng chất, chất xơ hoặc men vi sinh,... giúp tăng lợi ích sức khỏe của thực phẩm.

Các loại thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng biến đổi

Các sản phẩm TPCN biến đổi cũng được chia thành từng loại nhỏ tùy theo thành phần dưỡng chất bổ sung như:

  • Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất

  • Thực phẩm bổ sung chất xơ

  • Thực phẩm bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa

  • Thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác

  • Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần

  • Thực phẩm chức năng tăng/giảm cân

  • Thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

Thực phẩm chức năng có thể bao gồm thực phẩm thông thường như trái cây, rau xanh, các loại hạt,... và thực phẩm biến đổi như thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, thực phẩm bổ sung chất xơ, thực phẩm bổ sung men vi sinh,...

@Chiaki.vn Kirkland Vitamin E 400 IU 500 viên của Mỹ

395.000đ 550.000đ

218Mua ngayCho vào giỏ@Chiaki.vn Viên uống Glucosamine Nhật Bản Orihiro 1500mg

448.000đ 561.000đ

145Mua ngayCho vào giỏ

3 Tác dụng của thực phẩm chức năng

Việc sử dụng thực phẩm chức năng có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

Ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng

Các sản phẩm thực phẩm bổ sung sức khỏe thường chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo lành mạnh,... Bổ sung nhiều loại thực phẩm sức khỏe vào chế độ ăn uống của bạn (bao gồm cả thực phẩm thông thường và thực phẩm biến đổi) có thể giúp đảm bảo cơ thể bạn nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tật

Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có thể cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng có thể giúp bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ gây bệnh.

Chẳng hạn như những sản phẩm thực phẩm sức khỏe giàu chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể giúp bảo vệ cơ thể trước tác động gây hại của gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư.

Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm viên, tăng cường chức năng não bộ và nâng cao sức khỏe tim mạch. Còn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ cơ thể trước một số căn bệnh như bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, béo phì đồng thời giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, viêm túi thừa,...

Tác dụng của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tật

Thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần dinh dưỡng cân đối có thể hỗ trợ tốt cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong thực phẩm sức khỏe có thể giúp ích cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ như: Acid folic, vitamin B12, sắt, kẽm, canxi, axit béo omega-3...

Thực phẩm chức năng có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật đồng thời giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

4 Tác dụng phụ của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng chứa các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên việc lạm dụng thực phẩm chức năng quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, đặc biệt là khi bạn có thể trạng đặc biệt, có tiền sử mẫn cảm với thành phần dưỡng chất nào đó, mới sử dụng lần đầu hoặc đang sử dụng cùng lúc với nhiều loại thuốc khác.

Chẳng hạn như, việc bổ sung quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến tình trạng dư thừa vitamin A gây tổn hại chức năng gan; dư thừa sắt có thể gây buồn nôn, tăng gánh nặng cho thận,...

Do đó, trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung sức khỏe, bên cạnh các thông tin về công dụng liều dùng, cách dùng của sản phẩm, bạn cũng cần lưu ý đến những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng thuốc, hãy thận trọng xem kỹ các thành phần in trên bao bì rồi mới sử dụng.

Trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng để có tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra.

Tác dụng phụ của thực phẩm chức năng

Tác dụng phụ của thực phẩm chức năng

Việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ cho cơ thể nếu bạn không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng hướng dẫn.

5 Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng

Tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế bất cứ sản phẩm thuốc chữa bệnh nào khác, chỉ nên kết hợp sử dụng với các phương pháp điều trị bệnh chứ không nên lạm dụng. Việc sử dụng TPCN chỉ dừng lại ở mức định bồi bổ cơ thể và tăng hiệu quả điều trị.

Trước khi sử dụng thực phẩm sức khỏe, bạn cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để chắc chắn sản phẩm mà bạn muốn dùng sẽ không gây ra các tác động không mong muốn cho cơ thể.

Đặc biệt đối với các trường hợp phụ nữ mang thai (Bà bầu), đang cho con bú và trẻ em thì việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ sức khỏe cần càng được đặc biệt chú ý hơn để tránh tác động không mong muốn có thể xảy ra.

lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng

Tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng TPCN

Lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Khi mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bạn chỉ nên mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có thông tin rõ ràng về thành phần/công thức, tác dụng phụ, hạn sử dụng, được kiểm định về độ an toàn...

Hiện nay, phần lớn các thành phần vitamin và khoáng chất được thêm vào thực phẩm sức khỏe không bắt buộc phải kiểm tra độ an toàn. Bên cạnh đó, những thành phần được công bố trên bao bì sản phẩm có thể chưa phải là tất cả những gì có trong sản phẩm. Do đó, việc chọn thực phẩm sức khỏe của các thương hiệu uy tín sẽ giúp đảm bảo hơn về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm.

Tìm hiểu kỹ các thông tin sản phẩm trước khi sử dụng

Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm thực phẩm chức năng nào, bạn cần nắm rõ các thông tin liên quan đến sản phẩm như: Công dụng, liều dùng, cách dùng cũng như những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá sử dụng sản phẩm TPCN. Nếu bạn từng có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần thuốc nào đó, hãy xem xét kỹ bảng thành phần sản phẩm rồi mới sử dụng.

Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

Thực phẩm chức năng không thể thay thế cho thuốc điều trị và cũng không thể thay thế cho nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Do đó, để có một sức khỏe tốt, việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý vẫn là điều cần thiết. Duy trì một lối sống lành mạnh, một tinh thần lạc quan chính là “thuốc bổ” tốt nhất cho sức khỏe.

Để tránh những tác động không mong muốn khi sử dụng thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng, lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, tìm hiểu kỹ các thông tin sản phẩm trước khi sử dụng đồng thời chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để có hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

6 Một số câu hỏi thường gặp khi uống thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng tiếng Anh là gì?

Thực phẩm chức năng tiếng Anh là Functional food.

Uống thực phẩm chức năng có tốt không?

Uống thực phẩm chức năng có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, góp phần ngăn ngừa và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe mà người sử dụng đang gặp phải. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là sản phẩm thực phẩm chức năng nào cũng tốt và phù hợp với tất cả mọi người. Điều quan trọng khi uống thực phẩm chức năng là bạn cần xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Lựa chọn thực phẩm chức năng chất lượng, sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng được các tác dụng của thực phẩm chức năng đồng thời hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra. Nếu có thể, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của cơ thể.

Uống thực phẩm chức năng có tốt không

Uống thực phẩm chức năng có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Uống thực phẩm chức năng có hại thận không?

Uống quá nhiều thực phẩm chức năng có thể gây hại cho thận. Bởi vì hầu hết các loại thực phẩm chức năng đều chứa nhiều các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, chất xơ,... Sau khi bổ sung vào cơ thể, các vi chất này sẽ được hấp thu dần qua dạ dày, gan và cuối cùng là thận.

Trường hợp uống một lượng lớn thực phẩm chức năng hoặc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc, vượt quá khả năng hấp thụ của cơ thể, sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ chất dư thừa ở thận. Theo thời gian có thể gây ra một số tác hại cho thận như tổn thương thận, suy thận, suy giảm chức năng ở thận,...

Uống thực phẩm chức năng có hại gan không?

Uống quá nhiều thực phẩm chức năng hay uống thực phẩm chức năng không đúng cách cũng có thể gây hại cho gan.

Uống thực phẩm chức năng bao lâu thì nghỉ?

Thời gian uống thực phẩm năng chức năng theo khuyến cáo của các chuyên gia là theo liệu trình từ 3-6 tháng. Sau khi đã uống hết 1 liệu trình, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi hấp thụ tốt các dưỡng chất bổ sung trước khi tiếp tục 1 liệu trình mới. Thời gian nghỉ kéo dài khoảng 1-1,5 tháng.

Uống nhiều thực phẩm chức năng cùng lúc được không?

Uống nhiều thực phẩm chức năng cùng lúc có thể gây hại cho gan, thận và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Tốt nhất, bạn nên hạn chế việc uống nhiều thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc nếu bạn muốn kết hợp các loại thực phẩm chức năng khác nhau, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn sử dụng phù hợp, tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.

Nên uống thực phẩm chức năng vào lúc nào?

Các loại thực phẩm chức năng thường được khuyên dùng trong hoặc sau bữa ăn. Thời điểm tốt nhất để uống thực phẩm chức năng là buổi sáng và buổi trưa. Đây là thời điểm là dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn cùng lúc cũng tiêu hóa các loại thực phẩm chức năng tốt hơn.

Với mỗi loại thực phẩm chức năng khác nhau có thể có những lưu ý riêng về thời gian uống. Tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, sử dụng đúng theo hướng dẫn để có hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh những ảnh hưởng không mong muốn do sử dụng thực phẩm chức năng sai cách.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thực phẩm chức năng. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi thực phẩm chức năng là gì cũng như nắm rõ được tác dụng của Functional Foods và những điều cần lưu ý khi sử TPCN để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Từ khóa » Các Loại Thực Phẩm Chức Năng