Thực Phẩm Giàu Kali Và Natri Bổ Sung Kịp Thời Cho Cơ Thể

Kali (cùng với Natri) là chất khoáng cần thiết cho cơ thể phát triển, hoạt động của cơ (dẫn truyền xung động thần kinh và co cơ), giúp cân bằng nước và điện giải.

Gạo lức (gạo toàn phần) là loại thực phẩm giàu Kali

Kali đóng vai trò quan trọng trong việc phóng thích năng lượng từ chất đạm, chất béo và tinh bột trong suốt quá trình chuyển hóa. Có bằng chứng rõ ràng là một chế độ ăn cung cấp kali nhiều hơn 4000mg kali một ngày, có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp, loãng xương và sỏi thận. • Kali là một chất khoáng cần thiết cho dinh dưỡng và sức khỏe. Nhận được lượng tối thiểu không khó nếu chúng ta ăn đa dạng các loại thực phẩm. • Thiếu hụt kali ít xảy ra nhưng các nguyên nhân dẫn đến là mất nước quá mức do tiêu chảy trầm trọng, kiểm soát kém tiểu đường, năng lượng khẩu phần ăn kém (dưới 800 calo/ngày), nghiện rượu nặng, lao động nặng, sử dụng thuốc lợi tiểu và nhuận tràng. • Chế độ ăn dư thừa kali trở thành vấn đề nếu có suy giảm chức năng thận đi kèm. • Cố gắng bảo đảm hàm lượng natri và kali trong khẩu phần cân bằng. • Nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thức ăn chế biến sẵn. • Quá trình chế biến làm thất thoát kali đáng kể. Để hạn chế hao hụt: nấu thức ăn với lượng nước tối thiểu và trong thời gian ngắn nhất.

Đáp:Kali (giống như Natri) mang diện tích dương, nó là chất cân bằng của Natri và đóng vai trò căn bản trong quá trình phân phối nước của cơ thể, tạo ra cân bằng toan kiềm. Kali được mang vào từ thức ăn thay đổi trong khoảng 2-6 ngày. Nguồn thực phẩm thông thường cung cấp Kali là bột đậu nành, trái cây khô, hạt có dầu, rau tươi, cá hồi, gan, chuối, gạo toàn phần… Phần lớn các thực phẩm giàu Kali sẽ nghèo Natri.

Khi nói về Natri, người ta thường nghĩ đến muối, và trên thực tế nguồn cung cấp Natri thường xuyên chính là muối. Natri có vai trò tạo nên áp lực thẩm thấu và pH máu do chịu trách nhiệm phân phối nước giữa môi trường bên ngoài và tế bào trong cơ thể. Nguồn cung cấp Natri: các loại thực phẩm, vì không loại thức ăn nào không có muối. Do đó tốt hơn cả là nên tìm loại thực phẩm chứa ít muối (dừa là loại chứa ít muối nhất). Nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp Natri bao gồm: sò, thực phẩm tươi sống, trứng, cá, thịt, sữa, fromatge tươi.

Cần lưu ý quá nhiều muối (Natri) sẽ gây ra 2 nhóm bệnh:

- Những bệnh mà muối làm tăng dịch ngoài bao, phù tòan bộ như suy tim, bệnh thận, xơ gan…

- Khởi phát bệnh cao huyết áp và có khả năng làm cho bệnh nặng thêm.

Kali (cùng với Natri) là chất khoáng cần thiết cho cơ thể phát triển, hoạt động của cơ (dẫn truyền xung động thần kinh và co cơ), giúp cân bằng nước và điện giải. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc phóng thích năng lượng từ chất đạm, chất béo và tinh bột trong suốt quá trình chuyển hóa. Có bằng chứng rõ ràng là một chế độ ăn cung cấp kali nhiều hơn 4000mg kali một ngày, có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp, loãng xương và sỏi thận. Nguyên nhân thiếu kali - Một chế độ ăn ít trái cây và rau củ nhưng nhiều natri là một nguyên nhân đặc hiệu của thiếu kali (thường gặp ở người cao tuổi). - Tuy nhiên, nguyên nhân trên ít phổ biến hơn tình trạng mất nước hay mất dịch quá mức trong các trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy trầm trọng, tiểu nhiều, sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, aspirin và một số thuốc khác. Dấu hiệu của thiếu kali - Do kali rất cần thiết trong việc chuyển đường từ máu vào dự trữ trong mô cơ và gan, nên nếu thiếu hụt kali, cơ không sử dụng được glycogen dự trữ để tạo năng lượng vận động, dẫn đến mệt mỏi và yếu cơ, là dấu hiệu đầu tiên của thiếu kali. - Các dấu hiệu khác: tê chân, vọp bẻ, chậm phản xạ, mụn trứng cá, khô da, thay đổi tính tình và rối loạn nhịp tim. Chúng ta có nhận đủ lượng kali cần thiết chưa? Nhu cầu kali khuyến nghị:

Đối tượng Nhóm tuổi Nhu cầu (mg/ngày)

Trẻ em

0 – 5 tháng 500 5 – 11 tháng 700 1 tuổi 1000 2 – 5 tuổi 1400 6 – 9 tuổi 1600

Thanh thiếu niên

10 – 18 tuổi 2000

Người trưởng thành

> 18 tuổi 2000

Đặc biệt, ở vận động viên, việc luyện tập kéo dài trong môi trường nắng nóng có thể dẫn đến mất 3g kali một ngày qua mồ hôi, cho nên nhu cầu kali ở những đối tượng này có thể lên đến ít nhất 4g/ngày. Vận động viên có cần nhiều kali? Thừa cali có hại gì? Khẩu phần dư thừa kali quá mức có thể gây hại và tác động đến tim, tuy nhiên chỉ xảy ra khi bị suy chức năng thận. Trong trường hợp đó, cần tránh những thực phẩm giàu kali. Chứng mệt mỏi ở vận động viên có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng kali máu thấp không phải là một trong những nguyên nhân đó. Người ta đã từng cố thử tạo ra tình trạng thiếu hụt kali ở những vận động viên chạy bộ, nhưng không thể được vì kali được tìm thấy trong tất cả các thức ăn ngoại trừ đường tinh luyện và tiếc thay không có vận động viên nào có chế độ ăn chỉ toàn đường cả! Ngoài ra thận và tuyến nước bọt cũng giữ kali làm nó không mất đi nhiều. Chỉ có những trường hợp do dùng thuốc như thuốc lợi tiểu, nhuận trường, corticoid, hay do tiêu chảy, ói mửa nhiều mới làm thiếu hụt kali. Hoặc như những vận động viên vì lý do nào đó muốn ép cân nên tự gây nôn, hoặc do một chế độ ăn nghèo năng lượng (ít hơn 800 Kcalo/ngày), nghiện rượu... Một chế độ ăn ít kali và nhiều natri là một trong những yếu tố gây cao huyết áp, do đó tốt nhất là nên có sự cân bằng giữa lượng Natri và Kali trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vận động viên khi tập nặng và thi đấu kéo dài quá sức dễ mất kali từ cơ và một ít qua mồ hôi nên cần có chế độ ăn giàu kali hơn. Các chuyên gia khuyến khích bổ sung kali trong thức ăn hàng ngày như trong thịt, sữa, rau quả hơn là trong các viên thuốc bổ sung. Thiếu hụt kali có thể gây co rút cơ, vọp bẻ và rối loạn nhịp tim. Một ly nước cam hay một trái chuối có thể ngăn ngừa được những triệu chứng này và bổ sung thiếu hụt kali mất đi trong 1 hay 2 giờ tập nặng. Ngược với suy nghĩ thông thường, các loại nước thể thao lại là nguồn nghèo nàn kali. Có thể bạn chưa biết Bằng cách tự cân trước và sau khi tập nặng, vào cùng một thời điểm mỗi ngày, vận động viên sẽ biết được chính xác mình cần bù bao nhiêu nước, vì mất nước cũng chính là mất natri, kali qua mồ hôi. Cần bao nhiêu kali? Nhu cầu khuyến nghị từ 1.600 đến 3.000mg/ngày. Riêng với vận động viên khi tập nặng, kéo dài, có thể cần tới 6.000mg. Trong 40 phút chạy dưới nhiệt độ bóng râm 21ºC, có thể mất khoảng 435mg kali/giờ, tức mất khoảng 200mg kali/kg cân nặng. Vì vậy, lời khuyên quan trọng nhất để tránh mất cả kali và natri là luôn bổ sung lượng thiếu hụt trong suốt thời gian tập luyện, thi đấu với cường độ cao kéo dài trên 1 giờ bằng nước uống thể thao hay các loại nước bổ sung sodium, và tốt nhất là trước đó, trong chế độ ăn hàng ngày. Làm sao biết đã có đủ lượng kali cần thiết? • Kali được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt: thịt, sữa, trái cây và rau củ. • Ăn đa dạng các loại thức ăn là cách tốt nhất để nhận đủ lượng nhu cầu khuyến nghị. • Trong khi natri được bổ sung ở hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn, kali thì không. Do đó, rất khó để ước tính tỉ lệ natri - kali là cân bằng nếu chúng ta chỉ sử dụng toàn thức ăn chế biến. Cách tốt nhất là ăn thức ăn tươi hoặc ướp lạnh (có hàm lượng natri thấp). Các thức ăn giàu kali (Theo bảng Thành phần Dinh dưỡng thức ăn Việt Nam):

Thực phẩm Đơn vị Hàm lượng kali (mg)

Đu đủ

Miếng 360g 796

Chuối

1 trái 235

Cam

1 trái 350g 270

Dưa hấu

Miếng 250g 270

1 trái 250g 196

Đậu xanh

100g ăn được 1132

100g ăn được 508

Lá lốt

100g ăn được 598

Rau lang

100g ăn được 498

Rau dền

100g ăn được 476

Rau ngót

100g ăn được 457

Khoai tây

100g ăn được 396

Tóm lại: • Kali là một chất khoáng cần thiết cho dinh dưỡng và sức khỏe. Nhận được lượng tối thiểu không khó nếu chúng ta ăn đa dạng các loại thực phẩm. • Thiếu hụt kali ít xảy ra nhưng các nguyên nhân dẫn đến là mất nước quá mức do tiêu chảy trầm trọng, kiểm soát kém tiểu đường, năng lượng khẩu phần ăn kém (dưới 800 calo/ngày), nghiện rượu nặng, lao động nặng, sử dụng thuốc lợi tiểu và nhuận tràng. • Chế độ ăn dư thừa kali trở thành vấn đề nếu có suy giảm chức năng thận đi kèm. • Cố gắng bảo đảm hàm lượng natri và kali trong khẩu phần cân bằng. • Nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thức ăn chế biến sẵn. • Quá trình chế biến làm thất thoát kali đáng kể. Để hạn chế hao hụt: nấu thức ăn với lượng nước tối thiểu và trong thời gian ngắn nhất.

Thực phẩm chứa kali và natri

Gạo lức (gạo toàn phần) là loại thực phẩm giàu Kali Gạo lức (gạo toàn phần) là loại thực phẩm giàu Kali

Kali đóng vai trò quan trọng trong việc phóng thích năng lượng từ chất đạm, chất béo và tinh bột trong suốt quá trình chuyển hóa. Có bằng chứng rõ ràng là một chế độ ăn cung cấp kali nhiều hơn 4000mg kali một ngày, có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp, loãng xương và sỏi thận.

• Kali là một chất khoáng cần thiết cho dinh dưỡng và sức khỏe. Nhận được lượng tối thiểu không khó nếu chúng ta ăn đa dạng các loại thực phẩm.

• Thiếu hụt kali ít xảy ra nhưng các nguyên nhân dẫn đến là mất nước quá mức do tiêu chảy trầm trọng, kiểm soát kém tiểu đường, năng lượng khẩu phần ăn kém (dưới 800 calo/ngày), nghiện rượu nặng, lao động nặng, sử dụng thuốc lợi tiểu và nhuận tràng.

• Chế độ ăn dư thừa kali trở thành vấn đề nếu có suy giảm chức năng thận đi kèm.

• Cố gắng bảo đảm hàm lượng natri và kali trong khẩu phần cân bằng.

• Nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thức ăn chế biến sẵn.

• Quá trình chế biến làm thất thoát kali đáng kể. Để hạn chế hao hụt: nấu thức ăn với lượng nước tối thiểu và trong thời gian ngắn nhất.

Kali (giống như Natri) mang diện tích dương, nó là chất cân bằng của Natri và đóng vai trò căn bản trong quá trình phân phối nước của cơ thể, tạo ra cân bằng toan kiềm. Kali được mang vào từ thức ăn thay đổi trong khoảng 2-6 ngày. Nguồn thực phẩm thông thường cung cấp Kali là bột đậu nành, trái cây khô, hạt có dầu, rau tươi, cá hồi, gan, chuối, gạo toàn phần… Phần lớn các thực phẩm giàu Kali sẽ nghèo Natri.

Khi nói về Natri, người ta thường nghĩ đến muối và trên thực tế nguồn cung cấp Natri thường xuyên chính là muối. Natri có vai trò tạo nên áp lực thẩm thấu và pH máu do chịu trách nhiệm phân phối nước giữa môi trường bên ngoài và tế bào trong cơ thể.

Nguồn cung cấp Natri: các loại thực phẩm, vì không loại thức ăn nào không có muối. Do đó tốt hơn cả là nên tìm loại thực phẩm chứa ít muối (dừa là loại chứa ít muối nhất). Nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp Natri bao gồm: sò, thực phẩm tươi sống, trứng, cá, thịt, sữa, fromatge tươi.

Cần lưu ý quá nhiều muối (Natri) sẽ gây ra 2 nhóm bệnh:

- Những bệnh mà muối làm tăng dịch ngoài bao, phù tòan bộ như suy tim, bệnh thận, xơ gan…

- Khởi phát bệnh cao huyết áp và có khả năng làm cho bệnh nặng thêm.

Cách làm bánh chuối nướng nước cốt dừa

Cách làm bánh gối ngon nhất

Cách làm bánh chuối hấp ngon

Cách làm bánh bột lọc ngon

Cách làm bánh bột lọc ngon không cưỡng nổi

Cách làm bánh khoai tây

Cách làm bánh mì baguette

Cách làm bánh cuốn tại nhà

(ST).

Từ khóa » Những Thực Phẩm Chứa Nhiều Kali Và Natri