Thực Phẩm Nên ăn Và Nên Tránh để Giảm Bầm Tím - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính của bài viết
- Cùng với sưng, bầm tím cũng là một hiện tượng thường xảy ra sau các phương pháp điều trị thẩm mỹ như tiêm chất làm đầy hay tiêm Botox.
- Mặc dù đây là điều rất khó tránh khỏi và mức độ bầm tím của mỗi người là khác nhau nhưng bạn có thể chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống trong một vài ngày trước và sau khi điều trị.
- Điều này sẽ giúp bạn có thể giảm được mức độ sưng, bầm tím và giúp da lành lại nhanh nhất có thể.
Chế độ ăn trước khi trị liệu
Những thực phẩm nên ăn
Bạn nên ăn nhẹ trước khi đi để tránh bị chóng mặt. Khi no, bạn sẽ cảm thấy đỡ khó chịu và đau đớn hơn nên đừng đến trị liệu với chiếc bụng đói. Ngoài ra, trong vòng một vài ngày trước buổi hẹn thì bạn nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm, gia vị và viên uống bổ sung dưới đây để giảm nguy cơ bị bầm tím.
- Các loại rau lá xanh đậm: Những loại rau lá xanh đậm, chẳng hạn như cải xoăn, bông cải xanh,… rất giàu vitamin K – một loại vitamin giúp tăng tốc độ lành da, giảm bầm tím và sưng.
- Dứa: Loại trái cây này có chứa bromelain - một loại enzyme đã được chứng minh là có thể phá vỡ các sắc tố tối màu hình thành trong da khi bị bầm tím.
- Viên uống bổ sung Arnica: Arnica montana là một loại thảo dược tự nhiên từ lâu đã được sử dụng để đẩy nhanh quá trình lành da, giảm viêm và thu hẹp các mạch máu để giảm thâm tím, sưng.
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là một thành phần cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương của cơ thể, vì vậy, ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và làm cho vết bầm tan nhanh hơn. Một số loại thực phẩm giàu kẽm gồm có thịt bò, các loại động vật có vỏ như tôm, hàu, đậu xanh hay hạt điều.
Thực phẩm cần tránh
Trong vòng khoảng 10 ngày trước khi tiêm hoặc thực hiện các liệu pháp thẩm mỹ khác, bạn nên tránh ăn một số loại thực phẩm cũng như là một số loại thuốc và viên uống bổ sung. Nói chung, bất kỳ loại thực phẩm, thuốc hoặc viên uống bổ sung nào gây loãng máu thì đều nên tránh, vì chúng đều có thể làm tăng mức độ bầm tím. Bạn có thể hỏi trước bác sĩ về các loại thực phẩm và viên uống bổ sung nên tránh trước khi điều trị. Dưới đây là một số loại cần tránh phổ biến:
Thực phẩm cần tránh
- Tỏi
- Gừng
- Bạch quả (ginkgo biloba)
- Nhân sâm
- Trà xanh
- Các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá thu
- Nghệ
- Thực phẩm giàu vitamin E, chẳng hạn như hạnh nhân, hạt và dầu hướng dương, dầu ô-liu
- Rượu
Viên uống bổ sung cần tránh:
- Saint John wort
- Vitamin E
- Dầu cá
- Feverfew
Các loại thuốc cần tránh:
- Aspirin
- Ibuprofen
- Naproxen
- Các loại thuốc làm loãng máu
Ăn gì sau khi điều trị?
Sau khi điều trị xong, bạn có thể tiếp tục chế độ ăn uống và dùng thuốc, viên uống bổ sung trở lại như bình thường nhưng không được uống rượu. Cố gắng không uống rượu trong ít nhất 24 giờ đầu sau khi điều trị, vì rượu có thể làm tăng sưng và đỏ.
Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C và vitamin A để kích thích sản sinh collagen và đẩy nhanh quá trình lành da. Vitamin C có trong các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, ổi, ớt chuông và bông cải xanh. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A gồm có cà rốt, các loại rau lá xanh thẫm, khoai lang, đu đủ, gan, cá, trứng..
Từ khóa » Thức ăn Tan Máu Bầm Trong Não
-
Ăn Gì để Tan Máu Bầm Trong Não Nhanh Chóng, Hiệu Quả
-
Ăn Gì để Tan Máu Bầm Trong Não?
-
Thực Phẩm Tốt Cho Người Bị Xuất Huyết Não Là Gì? | Vinmec
-
Người Bị Chấn Thương Sọ Não Kiêng Gì để Mau Hồi Phục?
-
Chế độ ăn Cho Người Bị Tụ Máu Não
-
Bí Kíp Tan Máu Bầm đơn Giản - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
8 Cách Làm Tan Máu Bầm Hiệu Quả Từ Nguyên Liệu Tự Nhiên
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Chấn Thương Sọ Não
-
6 Cách Làm Tan Máu Bầm ở Mắt đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Người Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh Nên ăn Uống Như Thế Nào?
-
Tụ Máu Não Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Hello Bacsi
-
Dinh Dưỡng Sau Chấn Thương Não - Báo Người Lao động
-
Đi Tìm Lời Giải Cho Băn Khoăn Máu Bầm ở Mắt Có Nguy Hiểm Không
-
Nguyên Nhân Xuất Hiện Vết Máu Bầm Và Thuốc Tan Máu Bầm Hiệu Quả