Thực Phẩm Tốt Cho Người Bị Gan Nhiễm Mỡ

Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả các yếu tố rủi ro làm ảnh hưởng tới gan, nhưng việc bạn lựa chọn tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh có thể giúp lá gan của bạn khỏe mạnh hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những thực phẩm tốt nhất cho gan và bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ.

Mục lục

  • Nguyên tắc ăn uống cho người bị gan nhiễm mỡ
    • Tổng năng lượng
    • Chất đạm( protein)
    • Tinh bột( carbohydrate)
    • Chất béo
    • Vitamin và khoáng chất
  • Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
    • Rau xanh
    • Quả óc chó
    • Chanh
    • Dầu hạt lanh
    • Bột yến mạch
    • Trái bơ
    • Củ nghệ
    • Sữa
    • Đậu phụ
    • Cà phê
    • Tỏi
    • Trà xanh
    • Nho
    • Bưởi
    • Hạt hướng dương
    • Đu đủ
  • Thực phẩm bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần tránh

Nguyên tắc ăn uống cho người bị gan nhiễm mỡ

Trước khi tìm hiểu những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, hãy lưu ý những nguyên tắc dưới đây để có thể linh hoạt trong việc lựa chọn thực phẩm bạn nên và không nên ăn nhé!

Tổng năng lượng

Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ cần có thói quen kiểm soát tổng năng lượng họ ăn vào.

  • Đối với trường hợp có cân nặng bình thường và hoạt động thể chất nhẹ, lượng năng lượng hàng ngày nên được kiểm soát ở khoảng 30 kcal/kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ: Một người nặng 60kg chỉ nên tiêu thụ trong khoảng 1800 kilocalories/ngày.
  • Đối với trường hợp người thừa cân/ béo phì nên giảm cân. Lượng năng lượng tiêu thụ cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày ở mức 2-0-25 kcal.

Chất đạm( protein)

Cần bổ sung protein chất lượng cao một cách phù hợp.

Nên bổ sung từ 1,2-1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, việc này sẽ giúp làm lành các tổn thương gan, tái tạo tế bào gan.

Ví dụ: Một người nặng 60kg cần tiêu thụ khoảng 72-90g protein mỗi ngày.

Tinh bột( carbohydrate)

Nếu bạn bổ sung quá mức lượng carbohydrate có thể sẽ bị chuyển hóa thành chất béo, gây béo phì, tích tụ mỡ trong gan gây gan nhiễm mỡ.

Nên tiêu thụ vừa phải thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như khoai tây, đặc biệt là ngũ cốc hạt thô. Hạn chế tiêu thụ đường tinh luyện, mứt, kẹo ngọt, đồ uống có đường, …

Chất béo

Kiểm soát lượng chất béo và cholesterol trong các bữa ăn hàng ngày làm sao để số lượng không quá 25% tổng năng lượng trong ngày, kiểm soát lượng cholesterol ăn vào, lượng cholesterol tiêu thụ hàng ngày không vượt quá 300 mg.

Chất sterol và các axit béo thiết yếu có trong dầu thực vật có tác dụng hạ lipid tốt, có thể ngăn ngừa hoặc loại bỏ tình trạng gan nhiễm mỡ và có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Vitamin và khoáng chất

Bổ sung đủ lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp cho việc tiêu hóa cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra còn có tác dụng điều chỉnh lipid máu và lượng đường trong máu ở mức phù hợp và ổn định.

Chế độ ăn hàng ngày nên dựa trên công thức kết hợp hài hòa giữa thực phẩm thô và thực phẩm tinh chế, tốt nhất là ăn rau quả tươi, trái cây mỗi ngày, có thể đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ hoặc với trường hợp khó hấp thụ từ thức ăn có thể sử dụng viên uống vitamin và khoáng chất bổ sung điều độ.

Ví dụ thực đơn cho một ngày của bạn:

  • Bữa sáng: Một loại bánh làm từ tinh bột nhỏ, trứng rán lá hẹ, một cốc sữa tách kem, rau bina trộn với các loại hạt.
  • Bữa trưa: Một bát cơm gạo lứt nhỏ, thịt bò xào cần tây, rau cải luộc.
  • Bữa tối: Một bát cháo ngũ cốc, bánh từ bột ngô, bắp cải, và đậu phụ rán

Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Rau xanh

Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh giúp ban hạ cholesterol trong máu và tế bào gan, có khả năng ngăn ngừa tích tụ mỡ trong gan. Chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên bổ sung tối thiểu 300g rau xanh và 200g quả chín tươi mỗi ngày.

Theo PGS. Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia người bị gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.

Rau xanh là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau xanh chứa ít calo, giúp bạn nhanh no- giảm cảm giác thèm ăn từ đó có thể giúp bạn giảm cân an toàn. Các loại rau nổi bật có thể kể tới như: bông cải xanh, rau bina, rau cải xoăn, rau cần, rau ngót, diếp cá, cà chua, …

Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ có nhiều axit béo omega-3. Omega-3 giúp giảm viêm và cải thiện mức độ mỡ trong gan, do đó có thể ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Vì vậy, bạn nên bổ sung cá trong các bữa ăn hàng ngày để vừa điều trị gan nhiễm mỡ vừa cải thiện sức khỏe tổng thể.

Quả óc chó

Nếu bạn không thích ăn cá, bạn có thể thay thế nguồn cung cấp omega 3 từ quả óc chó. Nếu bạn không phải là người thích ăn cá, bạn vẫn có thể nhận được axit béo omega-3 từ quả óc chó. Nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh gan nhiễm mỡ ăn quả óc chó đã cải thiện các xét nghiệm chức năng gan.

Chanh

Chanh là một loại trái cây có múi có chứa vitamin C. Vitamin C là một chất chống ôxy hóa tự nhiên giúp gan sản xuất glutathione, đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc tố cho cơ thể. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng, chanh có chứa một hợp chất gọi là naringenin làm giảm chứng viêm gan có liên quan đến gan nhiễm mỡ.

Uống nước chanh tươi và lặp lại hai hoặc ba lần một ngày trong một tháng. Bạn cũng có thể cắt thành lát chanh mỏng, thả chúng vào một chai nước và uống suốt cả ngày. Ngoài ra, có thể thêm vài lát dưa chuột vào nước chanh để dùng.

Dầu hạt lanh

Khi bạn cần kiểm soát cân nặng và giảm men gan, bạn cần giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống. Khi chọn chất béo, hãy chọn loại không bão hòa. Dầu hạt lanh là một loại chất béo không bão hòa, một nguồn axit béo omega-3 tốt. Bạn có thể dùng dầu hạt lanh để chiên hoặc thêm vào món salad cùng chút vừng.

Bột yến mạch

Yến mạch và bột yến mạch có nhiều hợp chất gọi là beta-glucans có hoạt tính sinh học trong cơ thể giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chống viêm. Tiêu thụ bột yến mạch là một cách dễ dàng để thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, và chất xơ trong bột yến mạch đặc biệt hữu ích cho gan.

Bạn nên dùng yến mạch nguyên chất thay vì bột yến mạch đóng gói sẵn sẽ an toàn và nhiều dinh dưỡng hơn. Bột yến mạch đóng gói sẵn có thể chứa chất độn như bột hoặc đường, sẽ không có lợi cho cơ thể.

Trái bơ

Bơ là loại thực phẩm ngon miệng lại có nhiều chất béo lành mạnh, chứa các hợp chất có thể làm giảm tổn thương gan, tốt cho sức khỏe của tim và gan. Bơ cũng là thực phẩm giàu chất xơ và giúp giảm cân lành mạnh.

Củ nghệ

Củ nghệ không chỉ là gia vị yêu thích trong các món ăn, nghệ cũng nổi tiếng vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Nghệ không những ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ mà còn kích thích cơ thể tiêu hóa chất béo, làm giảm tối thiểu được lượng chất béo tích tụ trong gan.

Sữa

Protein giúp tái phục hồi các mô cơ thể, làm lành các tổn thương của gan. Sữa là một nguồn protein tuyệt vời, đặc biệt là sữa không béo. Hãy uống 1 ly sữa mỗi ngày để bảo vệ gan của bạn khỏe mạnh.

Đậu phụ

Protein có trong đậu phụ giúp giảm sự tích tụ chất béo trong cơ thể. Hiểu một cách đơn giản, nó tạo ra một đường dẫn chất béo cần loại bỏ hơn thay vì lưu trữ chúng. Điều này làm giảm áp lực cho gan, bảo vệ gan và ngăn ngừa tổn thương cho gan.

Cà phê

Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc gan nhiễm mỡ uống cà phê ít bị tổn thương gan hơn những người không dùng đồ uống có chứa caffein. Caffeine được biết đến có tác dụng làm giảm lượng men gan bất thường của người bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Tỏi

Tỏi là một gia vị thơm, ấm quen thuộc trong căn bếp của bạn. Kết hợp tỏi vào trong các món ăn giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, giảm áp lực cho gan từ đó giảm nguy cơ tích mỡ trong gan của bạn.

Trà xanh

Chất EGCG trong lá trà xanh giúp cơ thể đốt cháy mỡ và 70 calo mỗi ngày. Ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ, từ đó sẽ làm giảm cân nặng của bạn. Catechin- hợp chất chống viêm trong lá trà có thể làm giảm viêm và giảm căng thẳng oxy hóa trên tim.

Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp tăng cường hiệu quả chuyển hóa chất béo thành năng lượng hoạt động cho gan, phá vỡ các tế bào mỡ được lưu trữ ở gan, cải thiện chức năng gan.

Nho

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nho, nước nho và hạt nho rất giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương gan.

Ăn toàn bộ, hạt nho là một cách đơn giản để thêm các hợp chất này vào chế độ ăn uống. Một bổ sung chiết xuất hạt nho cũng có thể cung cấp chất chống oxy hóa.

Bưởi

Các nghiên cứu cũng chỉ ra bưởi như là một loại thực phẩm hữu ích. Bưởi chứa hai chất chống oxy hóa chính: naringin và naringenin. Những chất này có thể giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương bằng cách giảm viêm và bảo vệ các tế bào gan.

Các hợp chất cũng có thể làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan và tăng các enzyme đốt cháy chất béo. Chính vì vậy, bưởi là nguồn thực phẩm ngăn ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Hạt hướng dương

Giàu vitamin A, canxi, vitamin C, sắt, vitamin B6 và magiê. Hạt hướng dương có hàm lượng vitamin E cao, một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ gan khỏi bị tổn thương thêm. Ngoài ra, hạt hướng dương còn chứa chất béo lành mạnh giúp tăng cường sức khoẻ tim và sức khoẻ của não.

Đu đủ

Đu đủ và hạt của nó có những lợi ích tuyệt vời trong việc chữa lành xơ gan. Đu đủ giúp đốt cháy chất béo trong gan do đó ngăn ngừa chất béo tích tụ ở gan và rất tốt để chữa bệnh gan nhiễm mỡ.

Thực phẩm bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần tránh

Bên cạnh việc bổ sung và sử dụng hợp lý các thực phẩm tốt cho gan kể trên, người bị bệnh gan nhiễm mỡ cũng cần lưu ý hạn chế hoặc không sử dụng một số thực phẩm dưới đây:

  • Rượu: không uống rượu/ cai rượu bia, các chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Thực phẩm béo: bao gồm thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, …
  • Thực phẩm giàu tinh bột: bánh mì, mì ống, bánh hoặc đồ nướng.
  • Đường: Cắt giảm lượng đường và thực phẩm có đường như ngũ cốc, đồ nướng, kẹo, … điều này có thể giúp giảm căng thẳng cho gan.
  • Muối: hạn chế đồ ăn đóng hộp, thịt nguội và thịt xông khói muối, …

Từ khóa » Thực Phẩm Giảm Mỡ Gan