Thực Trạng Và Biến động đất Trồng Lúa Giai đoạn 2015-2020 Và định ...
Có thể bạn quan tâm
Hiện trạng diện tích lúa và đất trồng lúa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2020
Theo niên giám thống kê của tỉnh Thái Bình năm 2020, diện tích gieo trồng lúa cả năm toàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 thể hiện trong Bảng 1:
Bảng 1. Diện tích lúa cả năm
(Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2020)
Nhìn vào số liệu có thể thấy diện tích lúa của tỉnh cả vụ mùa và vụ đông xuân liên tục sụt giảm trong các năm 2015-2020. Nguyên nhân của việc sụt giảm là do biến đổi khí hậu khiến năng suất lúa giảm hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến đất trồng lúa bị bỏ trống và chuyển sang cây trồng khác, việc đô thị hóa chuyển đổi mục đích đất trồng lúa sang các mục đích khác cũng góp phần làm diện tích trồng lúa giảm.
Hiện tại, diện tích trồng lúa phân bố ở 8 đơn vị hành chính của tỉnh, trong đó TP. Thái Bình tuy là thành phố nhưng vẫn có diện tích lúa không nhỏ. Cụ thể trong Bảng 2:
Bảng 2. Diện tích lúa cả năm phân theo đơn vị hành chính
(Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2020)
Có thể thấy, TP. Thái Bình có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh khiến diện tích trồng lúa giảm khoảng 500 ha trong giai đoạn 5 năm, tuy nhiên lại tăng nhẹ trở lại trong năm 2020 do được quy hoạch diện tích đất trồng cũng như diện tích gieo cấy một cách bền vững. Ngược lại, các huyện nông thôn do chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng cũng như chuyển đổi mục đích SDĐ từ lúa sang thủy canh, hoặc bán canh xen lẫn nuôi trồng thủy sản, kết hợp tác động xấu của BĐKH các vùng ven biển khiến diện tích lúa giảm nhiều và mạnh hơn, khoảng 1000 ha trong giai đoạn 2015-2020 ở các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng.
Biến động đất trồng lúa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2020
Theo kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kết quả thống kê kiểm kê đất đai năm 2020, kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu giai đoạn (2011-2015), diện tích đất trồng lúa biến động như sau:
Bảng 3. Biến động đất trồng lúa giai đoạn 2015-2020 tỉnh Thái Bình
(Nguồn: Sở TN&MT Thái Bình, 2015-2020)
Đất trồng lúa 83.720 ha, giảm 2.344 ha so với năm 2015 (đất chuyên trồng lúa nước là 77.53 ha, giảm 2.160 ha so với năm 2015 bình quân mỗi năm đất trồng lúa giảm gần 432 ha).
Đất trồng lúa ở Thái Bình giảm là do trong giai đoạn (2015 - 2020) địa phương đã thực hiện các dự án, công trình, khu dân cư, điểm dân cư, công trình quốc phòng, an ninh và phát triển KT-XH trên địa bàn. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2015-2020 theo các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh giảm như sau:
Bảng 4. Biến động đất trồng lúa giai đoạn 2015-2020 phân theo đơn vị hành chính
(Nguồn: Sở TN&MT Thái Bình, 2015-2020)
iệc xác định ranh giới diện tích đất trồng lúa cần được bảo vệ nghiêm ngặt theo “Quy hoạch diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt, phần tổ chức thực hiện có giao cho Sở TN&MT phối hợp với Sở NN&PTNT và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho tỉnh về chỉ đạo thực hiện QHSDĐ của tỉnh, của các huyện, thành phố đến năm 2020 và 2030. Trong đó xác định rõ quy vùng diện tích lúa ở các địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện nội dung này cần kinh phí khá lớn vì vậy đến nay trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện được việc xác định ranh giới diện tích đất trồng lúa cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác
Từ năm 2017 hết vụ Xuân năm 2020, toàn tỉnh chuyển đổi đất lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 3.139,62 ha gồm: Năm 2017 là 1.326,38 ha; năm 2018 là 723,10 ha; năm 2019 là 512, 97 ha và đến tháng 5 năm 2020 là 577,17 ha.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng trồng cây hàng năm: Từ năm 2017 hết vụ xuân 2020, toàn tỉnh chuyển đổi sang cây hàng năm 2.260,46 ha diện tích đất lúa sang cây trồng khác gồm ngô, ớt, dưa, bí, cây dược liệu trong đó năm 2017 là 937,95 ha, năm 2018 là 479,06 ha, năm 2019 là 403,29 ha, vụ Xuân năm 2020 là 305 ha.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm: Từ năm 2017 hết vụ xuân 2020, toàn tỉnh chuyển đổi sang cây hàng năm 737,54 ha diện tích đất lúa sang cây trồng khác gồm chuối, hồng xiêm, mít, ổi, bưởi,… trong đó, năm 2017 là 184,48 ha, năm 2018 là 101,80 ha, năm 2019 là 56,39 ha, vụ Xuân năm 2020 là 207,56 ha.
Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản: Từ năm 2017 hết vụ xuân 2020, toàn tỉnh chuyển đổi sang cây hàng năm 737,54 ha. Cụ thể như sau:
Bảng 5. Tổng hợp diện tích đất lúa chuyển sang mục đích khác
(Nguồn: Sở TN&MT Thái Bình, 2015-2020)
ịnh hướng sử dụng đất trồng lúa đến năm 2030 tại tỉnh Thái Bình
Căn cứ nhu cầu chuyển đổi tại các huyện, thành phố; căn cứ KHSDĐ tại địa phương; căn cứ định hướng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình báo cáo và đề xuất nhu cầu chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 6. Định hướng sử dụng đất trồng lúa đến năm 2030 tại Thái Bình
(Nguồn: Sở NN&PTNT Thái Bình,2020)
Tổng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 là 27.980 ha, trong đó:
Chuyển đổi sang trồng cây hàng năm là 14.780 ha; chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là: 13.200 ha; chuyển đổi sang nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa là: 0 ha.
Đánh giá tiềm năng phát triển và bảo vệ đất trồng lúa tại tỉnh Thái Bình
Qua phân tích, đánh giá hiện trạng SDĐ trồng lúa năm 2020 và biến động sử dụng đất trồng lúa qua các thời kỳ 2020-2015; 2020-2010 có thể đưa ra một số đánh giá như sau:
Về cơ cấu SDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Bình diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn 63,7% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó chủ yếu là đất trồng lúa chiếm gần 80% diện tích đất nông nghiệp, như vậy đây là tỉnh vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển và bảo vệ đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Việc chuyển mục đích đất trồng lúa trong thời gian qua do do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra do chuyển một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng các loại cây lâu năm như cây vải, ổi, nhãn,…
Biến động SDĐ trồng lúa trong giai đoạn 10 năm trên địa bàn tỉnh Thái Bình cho thấy diện tích đất trồng lúa cũng giảm tương đối lớn để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh như phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và các khu đô thị khu du lịch sinh thái,...
Việc SDĐ trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thái Bình luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong thời gian vừa qua đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn sử dụng và bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh đồng thời phê duyệt QHSDĐ trồng lúa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm sử dụng có hiệu quả và bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Xác định quy mô diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt trên địa bàn trên địa bàn các huyện thành phố, thị xã tuy nhiên mới chỉ xác định được diện tích chưa xác định được ranh giới trên bản đồ. Việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa đã góp phần nâng cao hệ số SDĐ đồng thời tăng năng suất sản lượng lúa trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi thì việc SDĐ trồng lúa gặp một số khó khăn, việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, và phát triển các khu đô thị lớn trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua cũng ảnh hưởng rất lớn đến diện tích đất trồng lúa.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo QH, KHSDĐ đai quốc gia đến năm 2020;
2. Cục thống kê tỉnh Thái Bình (2020). Báo cáo tình hình phát triển KT-XH năm 2018, 2019, 2020;
3. UBND tỉnh Thái Bình (2015). Điều chỉnh QHSDĐ tỉnh Thái Bình đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020);
4. Báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021 của tỉnh Thái Bình”;
5. Báo cáo “Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2017 - 2020 và lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030”.
ThS. NGUYỄN THỊ HẰNG, MAI VĂN THÔNG,
MAI THỊ PHƯƠNG LAN, NGUYỄN VĂN VINH
Phân hiệu trường Đại học TN&MT Hà Nội tại Thanh Hóa
Từ khóa » Diện Tích Trồng Lúa Việt Nam 2015
-
Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý III Và 9 Tháng Năm 2015
-
Năm 2015 Diện Tích Lúa Mùa Giảm Những Năng Suất Lại Tăng
-
Sản Xuất Lúa Năm 2015 Vẫn đạt Khá
-
Năm 2015,diện Tích Gieo Trồng Lúa Của Nước Ta Là 7834,9 Nghìn Ha ...
-
Năm 2015,diện Tích Gieo Trồng Lúa Của Nước Ta Là 7834,9 - Khóa Học
-
Sản Lượng Lúa Cả Năm 2015 đạt Hơn 45 Triệu Tấn
-
Tình Hình Sản Xuất Lúa Tháng 11 Năm 2020 - Tổng Cục Thống Kê
-
Sản Xuất Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản Năm 2015 - Tạp Chí Tài Chính
-
Tổng Quan Về Thị Trường Lương Thực Việt Nam Năm 2015, Dự Báo ...
-
Diện Tích Gieo Trồng Lúa Giảm Vì Nhiều Nguyên Nhân
-
Sản Lượng Lúa Của Sóc Trăng Năm 2015 đạt Mức Kỷ Lục | Kinh Tế
-
Tình Hình Nông Nghiệp Năm 2020 - Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
[PDF] Chính Sách Nông Nghiệp Việt Nam - OECD
-
Sản Xuất Nông Nghiệp Việt Nam - 5 Năm Nhìn Lại (2016-2020)