Thực Trạng Xuất Khẩu Vải May Mặc Tại Công Ty Thái Tuấn - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Thương mại
Thực trạng xuất khẩu vải may mặc tại công ty Thái Tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482 KB, 35 trang )

Trang 1Chương 1: Giới thiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn và tình hình hoạtđộng của Công ty trong những năm gần đây1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn1.1.1. Khái quát về Công ty1.1.1.1. Những thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN Tên tiếng Anh: THAI TUAN GROUP CORPORATION Tên giao dịch đối ngoại: THATEXCO Giấy đăng ký kinh doanh số: 048102, cấp ngày: 29/12/1993 Mã số thuế: 03031 455 459 Vốn đăng kí: 29.000.000.000 VNĐ Tổng vốn đầu tư: 199.100.000.000 VNĐ Ngành nghề kinh doanh: Mua bán, đại lý ký gửi hàng hóa: hàng tiêu dùng, hàng phụcvụ sản xuất; may công nghiệp; dệt công nghiệp; nhuộm; sản xuất và mua bán nguyênphụ liệu ngành dệt may, các sản phẩm từ nguyên liệu giấy, nhựa PP,PE; dịch vụ mayđo; kinh doanh nhà ở và bất động sản. Slogan: Nền tảng cho sự thăng hoa Logo của Thái Tuấn nằm trong tổng thể hình con thoitượng trưng cho ngành dệt với hình elip tượng trưngcho thị trường rộng lớn của Công ty trên khắp thế giới.Hình ảnh logo của Thái Tuấn được in dọc trên các biên vải với câu “hàng Việt Namchất lượng cao” Trụ sở chính: Số 1/148 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12,Thành phố Hồ Chí Minh+ Điện thoại: (08) 3 719 4612 – 3 719 4613 - Fax: (08) 3 719 4609Trang 2+ Email: + Website: www.thaituanfashion.com Trung tâm kinh doanh nội địa: 967- 969 Nguyễn Trãi, P.14, Q.5, Tp. HồChí Minh Trung tâm kinh doanh quốc tế: 96C Nam Kì Khởi Nghĩa, P.Bến Thành,Q.1, Tp. Hồ Chí Minh+ Điện thoại: (08) 3 719 4612 – 3 854 9292 – 3 857 0257 – 3 950 9108 Hệ thống showroom: Showroom Cách Mạng Tháng Tám, Showroom Hai Bà Trưng,Showroom 3 Tháng 2, Showroom Nguyễn Oanh, Showroom Lê Văn Sỹ Các chi nhánh tại: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ Một số mặt hàng kinh doanh chính:Công ty sản xuất các loại sản phẩm như: Gấm các loại (gấm phi, gấm cát, gấm lụa…),vải phi các loại (phi bóng, phi cát, phi lụa…), soie, voal, lụa tơ tằm… Trong đó mặthàng gấm và phi là hai mặt hàng chủ yếu. Bên cạnh đó, Công ty còn kinh doanh cácloại quần áo thời trang may sẵn, có thể phân thành các nhóm sau: Thatexco: rất đa dạng với các sản phẩm phi bóng, phi nhung – là những mặt hàngtruyền thống của Công ty và đã có ấn tượng sâu đậm trong lòng khách hàng. Lencii: là nhãn hiệu thời trang cao cấp với các dòng sản phẩm may áo dài với cáckiểu hoa văn trẻ trung và duyên dáng dành riêng cho nữ sinh. Menni’s: Dòng sản phẩm thời trang dành cho nam sinh. Rosshi: dòng sản phẩm thời trang công sở và mặc ở nhà dành cho nữ giới với chấtliệu vải silk và voan mềm. Happiness: dòng sản phẩm chuyên may trang phục áo cưới cho cô dâu. Silki: là dòng sản phẩm được định hướng là những trang phục tưởng chừng rất đờithường như đầm dạo phố, trang phục ờ nhà , được thiết kế dựa trên chất liệu silkthun, satin thun với những họa tiết tinh tế.Trang 3Hình 1. Cấu trúc thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn Triết lý sản xuất, kinh doanh Khách hàng: là sự tồn tại của công ty Trong sản xuất: lấy chất lượng làm tiêu chí Trong kinh doanh: hợp tác đôi bên cùng có lợi Về đối ngoại: đặt tín nhiệm lên hàng đầu1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triểnCông ty Cổ phần tập đoàn Thái Tuấn do ông Thái Tuấn Chí sáng lập ngày22/12/1993 theo giấy phép số 1474/GP-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ ChíMinh và được bổ sung các chức năng dệt, nhuộm, may theo các quyết định số 461,863, 115 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân là Công tyTNHH Thương Mại Thái Tuấn chuyên kinh doanh buôn bán vải.Vào đầu những năm 1995-1996, lãnh đạo Công ty đã thấy được nhu cầu vải ở thịtrường Việt Nam khá lớn trong khi các nhà sản xuất trong nước lại không đáp ứngđược hết nên lượng vải cung cấp chủ yếu là hàng ngoại nhập. Trước tình hình đó, BanGiám đốc Công ty TNHH Thương mại Thái Tuấn đã quyết định thành lập nhà máydệt với mục tiêu trước mắt là phải nhanh chóng sản xuất ra các sản phẩm có chấtTrang 4lượng cao thay thế những mặt hàng trước nay phải nhập khẩu, vừa để phục vụ ngườitiêu dùng trong nước, vừa để tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia. Tháng 4/1996, Công tychính thức cho ra đời những mét vải đầu tiên.Tháng 4/1997, Thái Tuấn tiếp tục xây dựng nhà máy nhuộm nhằm khép kín quytrình sản xuất, giảm chi phí gia công và vận chuyển, tăng thêm lợi nhuận.Sau 3 năm hoạt động có hiệu quả, tháng 3/1999, công ty quyết định đầu tư thêmnhà máy dệt số 2 với tổng diện tích khoảng 28.000m2. Tổng vốn đầu tư cho dự án nàykhoảng 8,6 tỷ đồng và 2,6 triệu USD để sản xuất ra những sản phẩm cao cấp mà trongnước chưa hoàn toàn sản xuất được. Thái Tuấn là doanh nghiệp đi đầu và khai pháthành công con đường xuất khẩu vải sang thị trường Trung Đông, giúp ngành dệt mayViệt Nam mở ra hướng đi mới, đưa thương hiệu vải Việt Nam vươn khắp thế giới.Trên đà phát triển, tháng 08/2001, Công ty khai trương chi nhánh Đà Nẵng. Tháng07/2004, showroom Ba Tháng Hai chính thức ra mắt khách hàng. Tháng 10/2004,Công ty khai trương trung tâm thời trang đặt tại Cách mạng tháng 8, Quận 1. Tháng10/2005 khai trương chi nhánh Cần Thơ, 10 showroom và trên 300 nhà phân phối, đạilý cung cấp cho hơn 3.500 điểm bán lẻ trải đều trên toàn quốc.Tháng 01/2008, Công ty đổi tên thành “Công ty Cổ phần dệt may TháiTuấn”.Tháng 6/ 2009 đổi lại thành “Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn”.Tháng 07/2010, Tập đoàn Thái Tuấn tự hào khi là nhà cung cấp trang phục choHội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 13 (AMM 43) diễn ra tại Việt Nam.1.1.2. Cơ cấu tổ chứcHình 1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức của công tyTrang 5( Nguồn: Phòng hành chính quản trị)Trang 61.1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:1.1.3.1. Bộ phận quản lý: Hội đồng quản trị:là bộ phận quyết định cao nhất của công ty, đứng đầu là chủtịch hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị (kiêm Tổng giám đốc): Ông Thái Tuấn Chí Quyền hạn: là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề racác chiến lược phát triển của công ty, ấn định các chỉ tiêu hàng năm và thiết lậpcơ cấu tổng thể và đại diện ký kết các hợp đồng, văn bản quan trọng cho côngty. Trách nhiệm: chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị về các chứcnăng và nhiệm vụ được giao trên cơ sở đánh giá các kết quả kinh doanh. Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh: Ông Thái Tuấn Kiều Quyền hạn:điều hành mọi hoạt động của trung tâm kinh doanh. Trách nhiệm:chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động củaphòng kinh doanh. Phó Tổng Giám đốc Sản xuất: Ông Tô Quốc Tuấn Quyền hạn:Trực tiếp chỉ đạo các nhà máy về mặt chuyên môn, lựa chọn côngnghệ và điều hành sản xuất. Đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng về lĩnhvực sản xuất, máy móc thiết bị. Trách nhiệm:Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động hoạch địnhsản xuất. Phát triển các sản phẩm theo định hướng của công ty, đảm bảo tiến độsản xuất, nguồn cung ứng nguyên vật liệu. 1.1.3.2. Các phòng ban: Phòng tài chính kế toánTrang 7 Hoạch định và kiểm soát tài chính, đảm bảo việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệcủa Công ty được hiệu quả Xác định kết quả kinh doanh, dự báo nhu cầu và cân đối ngân sách hoạt động, đảm bảocân đối khả năng giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Côngty. Phòng nhân sự Phát triền nguồn lực nhằm phục vụ chiến lược phát triển của Công ty thông qua việcxây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, đánh giánguồn nhân lực, bố trí nhân sự, điều động, khen thưởng, kỷ luật và đề bạt nhân sựtrong toàn Công ty. Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các vấn đề có tính chất nềntảng, quy chế lao động, chính sách tiền lương và phân phối thu nhập. Phòng hành chính quản trị Bảo đảm sự hoạt động thường xuyên, liên tục của Công ty và cung cấp các dịch vụ hỗtrợ hữu hình và vô hình. Tư vấn, hỗ trợ cho các đơn vị trong lĩnh vực hành chính nhân sự. Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) Nghiên cứu và thiết kế mẫu mã để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất, đề xuất các giải pháp toàn dụng c máy móc,thiết bị. Điều động sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, nhập thành phẩm cung ứngcho bộ phận bán hàng. Trung tâm quản trị chất lượng Kiểm soát nguyên liệu đầu vào, quản lý hệ thống kho vải mộc, vải thành phẩm. Kiểm tra chất lượng vải mộc và vải thành phẩm. Triển khai thực thi các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, SA 8000-2001Trang 8 Phòng kinh doanh nội địa Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm. Giao nhận, đưa sản phẩm ra thị trường và chịu trách nhiệm trong việc tiêu thụ thànhphẩm. Cung cấp mẫu mã và đơn đặt hàng cho bộ phận sản xuất. Quản lý hệ thống showroom, đồng thời theo dõi và nắm bắt thông tin về sản phẩm, giácả, đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng mới. Phòng kinh doanh quốc tế Tiến hành các hoạt động phân phối sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Duy trì mối quan hệ lâu dài với những khách hàng cũ, đồng thời tìm kiếm khách hàngmới – thị trường mới. Cung cấp mẫu mã, đơn đặt hàng cho bộ phận sản xuất. Phòng cung ứng – gia công Tìm kiếm nhà cung cấp, mua hàng hóa và dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị,vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý kho vật tư tại Công ty. Phòng Marketing Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường mới, tìm phương án tốt nhất để đáp ứng yêucầu của người tiêu dùng nắm bắt thông tin về sản phẩm, giá cả, đối thủ cạnh tranhnhằm đưa ra những chiến lược tối ưu. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình quảng bá thương hiệu, nhãn hàng. Đóng góp ý kiến, xây dựng các chiến lược mới trong hoạt động Marketing.1.1.4. Nguồn lực1.1.4.1. Tài chínhTrang 9Sau một thời gian dài hoạt động, công ty đã dần đi vào ổn định và phát triểnmạnh với nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thờiđiểm hiện nay tương đối lớn hơn nhiều so với số vốn mà công ty đã bỏ ra khi bắt đầugia nhập thị trường dệt may (41,118 tỷ đồng vào năm 1996, trong đó vốn tự có là12,335 tỷ đồng còn vốn vay là 28,783 tỷ đồng). Đến nay, tổng số vốn của công ty nhưsau:Bảng 1.1. Cơ cấu vốn của công tyCơ cấu vốn Vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)Vốn cố định 160,65 36,64Vốn lưu động 225,96 63,36Tổng cộng 356,61 100 (Nguồn : Phòng hành chính)Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, công ty Thái Tuấn đã khẳng định được vị thếcủa mình trong ngành dệt may Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng nămđạt mức 15%.1.4.1.2 . C ơ sở vật chấtHiện công ty có :- 2 nhà máy dệt với hơn 600 máy dệt- 1 nhà máy nhuộm với công suất hơn 10 triệu mét vải thành phẩm/năm- 1 nhà máy thời trang cao cấpBảng 1.2. Tình hình máy móc thiết bị ở công tyTrang 10STTDanh mục thiết bị Số lượng Xuất xứ Năm sản xuấtGiá trị (tỷđồng)1 Máy dệt các loại 600Đài Loan &Nhật Bản1995 61,72 Máy nén khí 12 Đài Loan 1995 22,53 Máy mắc cửi 20 Đài Loan 1994 0,84 Máy may 750 Nhật Bản 1995 75 Máy suốt 16 Hàn Quốc 1998 26,96 Máy mắc các loại 3 Đài Loan 1996 9,47 Xe chuyên chở 70 Nhật Bản 1995 1,4Công ty còn đang trang bị các máy móc thiết bị khác phục vụ cho nhu cầu sảnxuất kinh doanh như: máy cone, máy jumbo, máy hấp sợi, xe tải nhẹ, xe nâng…. Côngty đang đầu tư lắp đặt tại nhà máy những máy móc thiết bị tiên tiến để đưa vào sảnxuất.việc bảo hành và bảo trì máy móc thiết bị được tổ chức thường xuyên, cứ mộtnăm tiến hành tu sửa hoàn toàn một lần. Đa số kĩ thuật viên có vai trò rất lớn và chịutrách nhiệm trong công tác quản lí máy móc, thiết bị.1.4.1.3. Nhân sựTrình độ của bộ phận quản lý tối thiểu là cao đẳng, chủ yếu là đại học và thạc sỹ,với kinh nghiệm tối thiểu là 5 năm hoạt động trong lĩnh vực dệt may thời trang. Côngnhân sản xuất kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, tối thiểu 1 năm kinh nghiệm trong sảnxuất và được đào tạo khi được nhận vào làm việc.Công ty rất thường hay tổ chức đưa các cán bộ công nhân viên có năng lực và tâmhuyết đi công tác nước ngoài như Pháp, Ai Cập, Thái Lan, Dubai…là những thị trườngmới và tiềm năng của Công ty để nghiên cứu thêm về sản phẩm mới có đáp ứng đượcnhu cầu thị trường hay không và đồng thời tìm thêm nhiều hợp đồng ký kết với cáccông ty nước ngoài. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các lớp học chuyên sâu nhằmnâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên trong công ty. Nhìn chung, nguồnTrang 11nhân lực hiện tại của Công ty tương đối ổn định. Tuy nhiên, về lâu về dài để có thểtheo kịp xu hướng chuyển đổi của thế giới, Công ty cần đầu tư hơn nữa về chuyên môncho nhân viên và tăng cường thêm nhân lực cho các bộ phận của công ty nói chung vàcho bộ phận xuất khẩu nói riêng vì đây sẽ là bộ phận giúp công ty phát triển và mởrộng thị trường trong tương lai.Bảng 1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sựSTT Trình độ Số người Tỷ lệ1 Quản lý trung và cao cấp 64 3.9%2 Ký sư và thiết kế 50 3%3 Nhân viên văn phòng 102 6,2%4 Công nhân lành nghề 1257 76,2%5 Nhân viên thời vụ 176 10,7%(Nguồn: Phòng nhân sự)1.1.5 Văn hóa doanh nghiệp:Ngay từ những ngày đầu mới thành lập cho đến nay công ty luôn đặt vai trò của yếutố văn hóa doanh nghiệp lên hàng đầu và xem đó như là một trong những điều kiệnthen chốt để đảm bảo cho sự thành công và quá trình phát triển bền vững của công ty.Tại đây mọi nhân viên đều được bố trí công việc đúng năng lực chuyên môn. Tính tậpthể và hiệu quả kinh doanh chung luôn được ưu tiên trước cá nhân. Không khí làm việcthoải mái, thân thiện, mọi người không chỉ là đồng nghiệp mà còn coi nhau như nhữngngười thân trong gia đình. Công ty thường xuyên chăm lo cho đời sống tinh thần củaCBCNV, tặng quà vào ngày sinh nhật và tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt vănnghệ, thi đấu thể thao vào những dịp lễ lớn. Chính điều đó đã tạo nên một môi trườnglàm việc rất thoải mái và cởi mở, các nhân viên đoàn kết với nhau và trung thành hơnvới tổ chức.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công tyTrang 121.2.1. Phân tích tình hình kinh doanh của công tyBảng 1.4. Kết quả kinh doanh của công tyĐơn vị tính: tỷ đồngChỉ tiêuNăm 2011 Năm 2012 Dự kiến năm 2013Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọngTổng doanhthu600 100% 690 100% 755 100%Doanh thunội địa398 66,33% 432 62,61% 469 62,11%Doanh thuxuất khẩu202 33,67% 258 37,39% 286 37,89%Chi phí 420,6 482,8 516,8Lợi nhuậntrước thuế179,4 207,2 238,2(Phòng Kế toán - tài chính)Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm trongđó năm 2012 tăng 90 tỷ đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 15%), năm 2013 tăng 65 tỷđồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 9,4%). Trong đó tỉ trọng doanh thu nội địa và xuất khẩucó sự thay đổi qua các năm, cụ thể tỉ trọng doanh thu nội địa có xu hướng giảm và tỉtrọng doanh thu xuất khẩu lại tăng (đạt 37,89% năm 2012 tăng 4,22%). Điều này là dohoạt động xuất khẩu của công ty đang rất được chú trọng và đẩy mạnh phát triển. tuynhiên, doanh thu từ thị trường nội địa vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu doanh thutoàn công ty, cụ thể doanh thu từ thị trường nội địa luôn chiếm trên 60% vì chiến lượccủa Công ty là lấy thị trường nội địa làm gốc cho dù vẫn mở rộng thị trường sang nướcngoài.Chi phí kinh doanh cũng tăng theo chiều tăng của doanh thu. Trong đó, năm 2012chi phí tăng 62,2 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 14,8%), năm 2013 tăng 34 tỷ đồng(tương ứng với mức tăng 7%). Điều này là do vào năm 2011-2012, công ty đã bỏ raTrang 13khá nhiều chi phí vào các hội chợ thương mại quốc tế cũng như vào các hoạt độngquảng bá sản phẩm.Bên cạnh đó, Công ty luôn giữ được sự ổn định về tỷ trọng chi phí/doanh thu chiếmkhoảng 70% qua các năm. Để đạt được điều này, toàn công ty đã cố gắng nỗ lực khôngngừng. Với sự ổn định về tỷ lệ doanh thu – chi phí, Công ty luôn đảm bảo lợi nhuậntrước thuế tăng đều qua các năm (khoảng trên dưới 15%/ năm). Cụ thể: lợi nhuận trướcthuế đạt 179,4 tỷ năm 2011, đạt 207,2 tỷ đồng năm 2012 và năm 2013 tăng lên tới238,2 tỷ đồng.1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty1.2.2.1 Nh ữ ng thành tích đạt được Khen thưởng của Nhà nước: 3 Huân chương Lao động Hạng Ba 4 bằng khen của Thủ tướng 2 bằng khen của Bộ Tài chính 1 bằng khen của Bộ Thương mại Giấy khen của UBND TP.HCM Giấy khen của BHXH Việt Nam Giấy khen của Liên đoàn Lao động Giấy khen của cục thuế Các danh hiệu xã hội: TOPTEN 100 thương hiệu mạnh Việt Nam Sao Vàng Đất Việt Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1999-2012 Các danh hiệu được bình chọn khácTrang 14Trong những năm vừa qua, Thái Tuấn ngày càng khẳng định vị trí thương hiệu củamình trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới với tốc độ tăng trưởnghàng năm rất ấn tượng luôn đạt mức 15%/năm. Không dừng lại ở đó, Công ty luôn xâydựng những kế hoạch phát triển mở rộng thị trường, thị phần trong bối cảnh đầy cạnhtranh như hiện nay, đáp ứng nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” của khách hàng và đa dạnghóa sản phẩm để giữ chân những khách hàng khó tính và chinh phục thêm nhiều kháchhàng mới tiềm năng. Để có được mức lợi nhuận tăng cao qua từng năm, công ty đã không ngừng đầu tưvào hệ thống máy móc, thiết bị, mở rộng phân xưởng sản xuất, trang bị thêm nhiều loạimáy hiện đại, năng suất cao, làm tăng cao sản lượng, giảm bớt chi phí trên mỗi sảnphẩm. Thêm vào đó, dòng sản phẩm cao cấp với các họa tiết, hoa văn thiết kế tinh tế,sắc sảo đang được rất nhiều khách hàng ưa thích, lựa chọn. Ngoài ra, hệ thốngshowroom cũng rất được chú trọng, các nhân viên bán hàng được thường xuyên thamdự các khóa học ngắn hạn do công ty tổ chức với các chuyên viên cao cấp nhằm nângcao kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn, đẩy mạnh doanh số bán hàng.Ngoài ra, chính sách tiết kiệm chi phí cũng được công ty thực hiện rất hiệuquả.Thông qua việc dự đoán, tính toán trước sản lượng sợi cần thiết để tiến hành muavào một lần, công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí đầu vào đáng kể.Dựa trênviệc so sánh về chi phí, giá thành, lợi thế về các dịch vụ cung cấp của các công ty vậntải mà tùy từng tuyến đường cụ thể công ty sẽ lựa chọn công ty vận tải phù hợp sao chochi phí bỏ ra là thấp nhất.Hơn nữa việc bảo dưỡng máy móc thiết bị rất được công tyquan tâm nên hầu như chi phí cho việc sữa chữa máy hư hỏng là rất ít. Nhờ đó, lợinhuận trước thuế của công ty đều tăng qua các năm với mức tăng khoảng trên dưới15%/ năm.1.2.2.2. Những thách thứcTrang 15Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị khu vực Trung Đông – thị trường chủlực của Công ty luôn có khả năng xảy ra bất ổn.Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tớitình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Ngoài ra, giá cả nguyên liệu đầu vào như điện, nước, xăng dầu và giá cả của sợinguyên liệu cũng có xu hướng ngày một tăng. Do vậy, dẫn đến chi phí và giá thành sảnphẩm tăng theo. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của Công ty, đặc biệt làdoanh thu của loại mặt hàng lấy cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá thành như mặt hàngthông thường – hiện đang mang lại 60% doanh thu xuất khẩuSau khi gia nhập WTO thì tình hình cạnh tranh của Thái Tuấn càng trở nên khókhăn hơn. Điều này đòi hỏi công ty phải gia tăng các hoạt động quảng bá hình ảnh, cácchi phí đi tìm hiểu thị trường… và đặc biệt là gia tăng chi phí R& D. Vì vậy, lợi nhuậncủa Công ty cũng chịu ảnh hưởng lớn trong tiến trình hội nhập.Chương 2: Thực trạng xuất khẩu vải may mặc tại công tyCổ phần Tập đoàn Thái Tuấn2.1 Tình hình xuất khẩu vải may mặc sang các thị trường2.1.1 Kim ngạch xuất khẩuBảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2011-2013Đơn vị tính: tỷ đồngTrang 16(Nguồn: Phòng Kinh doanh quốc tế)Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á năm 2013 đạt 211,07 tỷ đồng, có giá trị cao nhất so với các thị trường khác. Châu Á là thị trường chủlực của công ty với kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao (hơn 70%). Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì thị trường châu Á năm 2013 tăng 53,51 tỷ đồng so với năm 2011, ứng với tốc độ tăng trưởng 34%. Trong khi đó, mức tăng trưởng tại thị trường châu Phi là 62,82% và các nước khác là 126,5%. Điều này rất phùhợp với chính sách của công ty là mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường tiềm năng.Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á giai đoạn 2010-2013(Nguồn: Phòng Kinh doanh Quốc tế)Thị trườngNăm 2011 Năm 2012 Dự kiến năm 2013Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọngChâu Phi 40,4 20% 56,76 22% 65,78 23%Châu Á 157,56 78% 193,5 75% 211,07 73,8%Các nước khác 4,04 2% 7,74 3% 9,15 3,2%Tổng cộng 202 100% 258 100% 286 100%Năm Kim ngạchMức tăng (giảm) xuất khẩuTuyệt Đối Tương Đối (%)2010 132,35 - -2011 157,56 25,21 19,05%2012 193,5 35,94 22,81%Dự kiến năm 2013211,07 17,57 9,08%Trang 17Qua bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á đều tăng theo con số tuyệt đối qua các năm. Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2013 là trên 17%/năm, ứng với mức tăng trưởng tuyệt đối 26,24 tỷ VNĐ/năm. Tốc độ tăng trưởng này được đánh giá là cao so với mức tăng trưởng bình quân của các châu lục khác.Từ năm 2011 đến 2013, nổi bật nhất là kim ngạch năm 2012 tăng 35,94 tỷ đồng, mức tăng 22,81%. Điều này là do công ty đã nghiên cứu, thiết kế ra dòng hàng Jacquard cao cấp – sản phẩm mới đánh đúng vào nhu cầu của thị trường giai đoạn đó. Năm 2011 đánh dấu bước phục hồi nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hoá công ty nói riêng nên kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 25,21 tỷ đồng với mức tăng 19,05%. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, kinh tế thế giới có nhiều biến đổi, nhất là khi tình hình chính trị ở Trung Đông không ổn định, khủng hoảng nợ công châu Âu trầm trọng hơn và điều này đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Công ty. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 sang châu Á chỉ tăng 17,57 tỷ đồng với mức tăng tương đốichỉ còn 9,08%.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩuMặt hàng xuất khẩu chính của Công ty là vải dệt Jacquard (gấm) từ sợi dệt vải mới 100% polyester – là loại sợi có tính đàn hồi cao lại chịu nhiệt tốt nên rất phù hợp với những nơi nắng nóng có nhiệt độ cao.Từ loại vải sợi này, Công ty đã cho ra thị trường 2 dòng sản phẩm chính: Hàng thông thường gồm 3 loại: loại chỉ có 1 hoa văn trên nền vải gọi là hàng1 tone, tương tự 2 hoa văn là hàng 2 tones, 3 hoa văn gọi là hàng 3 tones. Đây là những mặt hàng được phân biệt dựa trên kết cấu hoa văn trên nền vải nên dòng sản phẩm này rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và giá cả tương đối phù hợp nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Hàng cao cấp: gồm các sản phẩm về in bông, thêu, nền đen bông màu…Trang 18 Ngoài ra, dòng sản phẩm Chiffon và Satin cũng rất được khách hàng châu Á ưa chuộng. Chiffon là một loại vải mịn, trong suốt dệt từ sợi tơ thiên nhiên hoặc sợi nhân tạo. sợi dùng để dệt được se rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau nên vải Chiffon có cấu trúc mịn, tuy nhiên bề mặt không đều đặn, sờ vào sẽ có cảm giác nhám như cát mịn và rất chắc,có độ rũ vừa phải thường được dùng để may sơ mi, váy, đầm, tạo nên một dáng vẻ thanh lịch, quý phái Ngoài sản phẩm thông dụng là hàng màu trơn , hiện nay công ty còn cung cấp rất nhiều mặt hàng lụa Chiffon in hoa văn mới lạ và đẹp mắt với nhiều kích thước, thích hợp với nhiều loại trang phục.Satin là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (satin weave).Qua kỹ thuật dệt đó vải có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới. Mặc dù có thể dùng bất cứ loại sợi nào cũng có thể làm ra vải Satin, nhưng công ty thường dùng các loại sợi không hạn chế chiều dài như tơ tằm, sợi viscose để sản xuất, vì các loại này sẽ làm tăng độ bóng của Satin. Vải Satin làm từ các chất liệu này thường dùng may các áo đầm dạ hội, đồ lót, hiếm hơn là ra giường, túi bọc chăn gối.Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty giai đoạn 2011 – 2013Đơn vị tính: tỷ đồngSản phẩmNăm 2011 Năm 2012Dự kiến năm 2013Giá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọngHàng Jacquard cao cấp 47,27 30% 67,72 35% 80,21 38%Hàng Jacquard thông thường33,09 21% 32,9 17% 31,66 15%Hàng Chiffon 47,27 30% 63,86 33% 78,1 37%Trang 19Hàng Satin 29,93 19% 29,02 15% 21,1 10%Tổng cộng 157,56 100% 193,5 100% 211,07 100%(Nguồn: Phòng Kinh doanh Quốc tế)Qua bảng số liệu trên, nhận thấy rằng hàng Jacquard là sản phẩm có giá trị xuấtkhẩu cao nhất, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013, hàng Jacquard có giátrị xuất khẩu đạt 111,87 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 53%. Trong đó, hàng Jacquard cao cấpcó giá trị xuất khẩu cao gấp 2,5 lần hàng Jacquard thông thường và tỉ trọng liên tụctăng qua từng năm. Ngược lại tỉ trọng của hàng Jacquard thông thường lại giảm đángkể. Điều này cho thấy đang có sự dịch chuyển về cơ cấu sang mặt hàng cao cấp do xuhướng tiêu dùng đang thay đổi: mức sống ngày càng được nâng cao dẫn tới nhu cầu ănmặc đẹp của người tiêu dùng cũng được quan tâm hơn, theo xu hướng sang trọng hơn.Hơn nữa, chiến lược của Công ty về thay đổi cơ cấu mặt hàng là tăng tỷ trọng mặthàng cao cấp nhằm phục vụ xu hướng tiêu dùng, đồng thời gia tăng lợi nhuận. Điều đógiải thích cho việc tỷ trọng hàng cao cấp tăng từ 30% năm 2011 lên 38% năm 2013 vàtỷ trọng hàng thông thường giảm từ 21% năm 2011 xuống còn 15% năm 2013. Tuynhiên, dòng sản phẩm Jacquard vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu củaCông ty.Hàng Chiffon cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2013 giá trị xuất khẩu đạt78,1 tỷ đồng, tăng 35,83 tỷ đồng so với năm 2011, ứng với mức tăng trưởng 75,8%.Điều này là do đặc tính của chất liệu vải này phù hợp với đặc điểm khí hậu châu Á nóichung, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á - đây là thị trường tiêu thụ khá mạnh dòng sảnphẩm này.Ngược lại với hai dòng sản phẩm trên, hàng Satin có giá trị xuất khẩu khá thấp 21,1tỷ đồng năm 2013, chỉ chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu, giảm 8,83 tỷ đồng so với năm2010 và tỷ trọng từ 19% năm 2011 giảm xuống còn 10% năm 2013. Điều này là doTrang 20trong thời gian qua công ty đã tập trung đẩy mạnh tiêu thụ dòng Jacquard và Chiffonsang khu vực châu Á nên tỉ trọng hàng Satin suy giảm là điều khó tránh khỏi.2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩuBảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2011-2013Đơn vị tính: tỷ đồngThị trườngNăm 2011 Năm 2012 Năm 2013Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọngDubai 110,29 70% 125,78 65% 127,28 60,3%Iran 20,48 13% 23,22 12% 25,33 12%Đông Nam Á 23,64 15% 38,7 20% 51,71 24,5%Các nước khác 3,15 2% 5,8 3% 6,75 3,2%Tổng cộng 157,56 100% 193,5 100% 211,07 100%(Nguồn: Phòng Kinh doanh Quốc tế)Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng thị trường xuất khẩu chính của Công ty giaiđoạn 2011 - 2013 là Dubai. Đây là một trong các vương quốc của các tiểu vương quốcẢ Rập thống nhất (UAE). Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ trọngkhoảng 60% - khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đây là thị trườngtruyền thống và được công ty khai thác trong nhiều năm qua. Năm 2013, xuất khẩusang thị trường Dubai đạt giá trị cao nhất 127,28 tỷ đồng, tăng 16,99 tỷ so với năm2011, ứng với mức tăng 15,4%. tuy nhiên tỷ trọng của thị trường này đang có xuhướng giảm, từ 70% năm 2011 giảm xuống còn 60,3% năm 2013. Điều này có thể giảithích là chủ yếu do tình hình chính trị không ổn định ở các quốc gia Trung Đông nóichung và Dubai nói riêng. Thay vào đó kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường Đông Nam Á đang tăng dầncả về giá trị và tỷ trọng. Cụ thể: giá trị xuất khẩu vào Đông Nam Á tăng từ 23,64 tỷnăm 2011 lên 51,71 tỷ năm 2013 – tăng 28,07 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng118,7%, tỷ trọng tăng từ 15% năm 2010 lên 24,5% năm 2013. Điều này thể hiện rõcông ty đang có chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển hướng xuất khẩu mặtTrang 21hàng vải sang khu vực Đông Nam Á, giảm bớt nguy cơ rủi ro tại thị trường TrungĐông. Trong số các quốc gia Đông Nam Á đang nhập khẩu sản phẩm của công ty nhưMalaysia, Thailand, Singapore, Myanmar thì Malaysia là quốc gia có giá trị nhập khẩucao nhất 32,5 tỷ đồng. Đây là một thị trường tiềm năng và hầu như tất cả các dòng sảnphẩm mà công ty đang xuất qua quốc gia này đều bán rất chạy và dự tính giá trị xuấtkhẩu sẽ còn tăng cao trong những năm tới.Ngoài ra, việc tương đồng về đặc điểm khí hậu, văn hóa cũng như những ưu đãitrong thương mại giữa các nước ASEAN với nhau, đặc biệt là thuế suất 0% cho mặthàng vải nhập khẩu vào các nước ASEAN đang là lợi thế rất lớn để đẩy mạnh xuấtkhẩu vải vào khu vực này. Như vậy có thể thấy Đông Nam Á sẽ là thị trường quantrọng và chủ lực mà công ty hướng tới.Iran là một trong số các thị trường truyền thống của công ty, mặc dù giá trị xuấtkhẩu năm 2013 đạt 25,33 tỷ đồng tăng 4,85 tỷ so với năm 2011 nhưng tỉ trọng thì giảmnhẹ xuống còn 12%. Cũng tương tự như Dubai, đây là một quốc gia thuộc khu vựcTrung Đông nên tình hình chính trị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuấtkhẩu sang thị trường này. Nhóm thị trường các nước khác chiếm tỷ trọng không nhiều trong cơ cấu xuất khẩucủa Công ty. Chủ yếu các quốc gia đó là Ả Rập Saudi, Kuwait, Ấn Độ,….Vì các lôhàng xuất sang các thị trường này có số lượng không lớn lắm, chủ yếu là từ các kháchhàng mới. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chỉ chiếm khoảng 2-3% giai đoạn 2011 – 2013. 2.1.4 Cơ cấu khách hàngKhách hàng truyền thống của công ty chiếm đến 90% trên tổng số khách hàng hiệncó của công ty, đến chủ yếu từ Dubai thuộc UAE (United Arab Emirates – Các tiểuvương quốc Ả Rập Thống Nhất), Iran, Kuwait ở thị trường Trung Đông. Đây là nhữngTrang 22bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu năm (trên 10 năm), có sự tin tưởng cao vào chấtlượng sản phẩm của công ty nên thường có những đơn đặt hàng lớn (giá trị từ khoảng30.000 – 50.000 USD). Do đó, khi công ty có những mẫu sản phẩm mới sẽ gửi ngaycho họ để tham khảo và dành những mức giá ưu đãi cũng như phương thức thanh toánthuận tiện nhất (chủ yếu dùng phương thức thanh toán chuyển tiền).Khách hàng mới chiếm 10% còn lại, đến chủ yếu từ các nước Đông Nam Á nhưMalaysia, Singapore, Thailand, Myanmar.Việc giao dịch mua bán giữa công ty vớinhững khách hàng này chỉ từ 3 năm trở lại đây và số lượng các đơn đặt hàng từ họ vẫncòn ít với giá trị đơn hàng còn chưa cao. Tuy nhiên, nhận thấy đây là thị trường tiềmnăng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vải gấm cao (đặc biệt là tại thị trường Malaysia)nên lãnh đạo công ty đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển nhiều mẫu sản phẩm mới phùhợp với thị hiếu của nhóm khách hàng này.2.1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế thường được công ty sử dụng:2 phương thức thanh toán quốc tế thường được công ty sử dụng nhất là T/T vàL/C. Tuy nhiên, phương thức thanh toán bằng T/T vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%đơn hàng). Điều này cho thấy, phần lớn các khách hàng tại công ty là khách hàngtruyền thống, hợp tác lâu dài và có sự tin tưởng trong kinh doanh. Ngoài ra, phươngthức thanh toán bằng T/T ít tốn kém chi phí, thời gian, thể hiện thiện chí của công tynhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán, thúc đẩy hợptác kinh doanh với các đối tác ngày càng bền chặt. Bên cạnh đó, phương thức thanhtoán L/C vẫn được sử dụng trong một số đơn hàng với các đối tác không thường xuyênở thị trường châu Mỹ, châu Âu… và một số thị trường khác nếu khách hàng có yêucầu. Các phương thức thanh toán khác hầu như chưa được công ty áp dụng trong cácđơn hàng.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng xuất khẩu trênTrang 232.2.1. Các nhân tố khách quan2.2.1.1. Tình hình chính trị xã hội khu vực Trung ĐôngTrung đông là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty và được công ty khaithác trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, tình hình chính trị, xã hội khu vực này luôn cónhững diễn biến phức tạp, biến động chính trị, biểu tình, bạo loạn, đình công khôngngừng xảy ra trong những năm gần đây. Đây cũng luôn là khu vực bị tranh giành ảnhhưởng, quyền lực, quyền kiểm soát dầu lửa của các nước lớn, và là địa bàn trú ẩn, hoạtđộng của nhiều tổ chức khủng bố như Taliban, Al – Qaeda…điều này đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của công ty và cũng là một trong những nguyênnhân khiến công ty mở rộng thị trường sang khu vực Đông Nam Á và một số nướcphương Tây.2.2.1.2. Đối thủ cạnh tranhTrong thời đại nền kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần như hiện nay,việc cạnh tranh trong kinh doanh đã và đang diễn ra khốc liệt, điều này đã khiến côngty gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Yếu tố này buộc công ty phải năng độnghơn, phải nắm bắt nhanh nhẹn trước các biến động của thị trường thế giới, phải chịukhó tìm tòi và thuyết phục các đối tác, có vậy mới có cơ may giành phần thắng trướccác đối thủ. Đối thủ cạnh tranh chính của công ty trong thị trường dệt may có thể kể đến nhưPhước Thịnh, Thắng Lợi, Thành Công,…Trong đó có thể xem Phước Thịnh là đối thủcạnh tranh trực tiếp của công ty. Sản phẩm của Dệt Phước Thịnh bao gồm các loại vải Polyester 100% hoặc sợipolyester cùng với các loại sợi khác như: Cotton, Spandex, Rayon, và cũng được dệttrên các loại máy như: máy dệt khí, máy dệt nước, máy dệt kiếm, máy dệt thoi. Ngoàira đơn vị còn nhận dệt theo yêu cầu của khách hàng. Vải Phước Thịnh đã được ngườitiêu dùng bình chọn là: "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao", "Người tiêu dùng yêuKiểm soát chất lượng cơ líKiểm soát chất lượng sp ngoại quanKiểm soát chất lượng theo sp trên dây chuyền nhuộmKiểm soát chất lượng sản phẩm vải mộcKiểm soát chất lượng trên dây chuyền dệtKiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vàoTrang 24thích", đạt huy chương vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm - thương mại. Sản phẩm củadoanh nghiệp hiện có mặt trên cả nước và cũng xuất khẩu sang các thị trường tương tựcông ty như: Malaysia, Singapore, Thái Lan và một số thị trường khác như Anh, Đức,Nhật…. Ngoài ra công ty còn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty sản xuấtvải xuất khẩu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan…Đặc biệt là vải củacác công ty Nhật Bản, mặc dù giá cao hơn giá của công ty rất nhiều nhưng chất lượngrất tốt nên vẫn được khách hàng ưu tiên lựa chọn. 2.2.2. Các nhân tố chủ quan2.2.2.1. Chất lượng sản phẩmĐể có được thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và đạt được mục tiêutrở thành Tập đoàn cung cấp sản phẩm vải và quần áo thời trang hàng đầu khu vựcChâu Á, ngay từ khi bắt đầu sản xuất, chất lượng sản phẩm luôn được công ty đặt lênhàng đầu và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế: ISO9000, ISO 14000, SA 8000, 5S. Một sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đều trải quacác công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt sau:Trang 25Hình 2.1. Các công đoạn kiểm soát chất lượng sản phẩm Hiện nay, ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may vẫn chưa phát triển.Chất lượng sản phẩm xuất khẩu phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn mà nhà nhậpkhẩu để ra, trong khi đó nguyên phụ liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêucầu.Những năm trước đây nguyên liệu nhập khẩu chiếm trên 70%. Tuy nhiên từ năm2010, cơ cấu nguyên liệu nội địa được đưa vào xuất khâủ đã chiếm tới 45%, nghĩa là55% còn lại là nhập khẩu. Dù vậy, chất lượng sản phẩm vẫn luôn được đảm bảo vàthỏa mãn được các tiêu chuẩn của khách hàng. Nguồn nguyên liệu dù mua ở trongnước hay nhập khẩu luôn được lựa chọn kĩ lưỡng từ các nhà cung ứng có uy tín và đãhợp tác với công ty trong thời gian trước. Hơn nữa để có thể theo kịp xu thế thị trường, công ty đã không ngừng tìm kiếm,mở rộng danh mục những mặt hàng mới, sản xuất ra được nhiều chất liệu vải khácnhau thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Do đó sản phẩm của công ty không những có danh tiếng trong nước mà cònnhận được sự tín nhiệm của khách hàng nước ngoài,có khả năng cạnh tranh cao so vớisản phẩm cùng loại trên thị trường.2.2.2.1. Về giá thànhGiá của sản phẩm phản ánh chất lượng và giá trị mà người mua nhận biết trongsản phẩm.Hiện nay, có nhiều yếu tố chi phối sự chọn lựa của người mua, nhưng giá cảvẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần và khả năng kiếmlợi của công ty.

Trích đoạn

  • Về mở rộng thị trường

Tài liệu liên quan

  • Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực.doc Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực.doc
    • 68
    • 1
    • 22
  • Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may ChiếnThắng.DOC Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may ChiếnThắng.DOC
    • 71
    • 504
    • 2
  • Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực
    • 68
    • 545
    • 1
  • Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
    • 61
    • 1
    • 4
  • Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực.
    • 55
    • 564
    • 0
  • Thúc đẩy  hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến thắng Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến thắng
    • 20
    • 333
    • 0
  • Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến thắng phần 2 Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến thắng phần 2
    • 22
    • 324
    • 0
  • Thúc đẩy  hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến thắng phần 1 Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến thắng phần 1
    • 22
    • 304
    • 0
  • Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực
    • 118
    • 345
    • 0
  • Một số giải pháp nhằm thúc đẩy  hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Lê Trực Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Lê Trực
    • 34
    • 241
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(481.71 KB - 35 trang) - Thực trạng xuất khẩu vải may mặc tại công ty Thái Tuấn Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dệt May Thái Tuấn Phá Sản