Thực Vật Dược - Thai Quynh Nhi Researching
Có thể bạn quan tâm
Mở đầu
Thực vật dược là môn học ứng dụng các kiến thức cơ bản về thực vật học vào ngành Dược. Môn Thực vật dược nghiên cứu về hình dạng, cấu tạo, sinh trưởng và phân loại các loài thực vật dùng làm thuốc.
Khái niệm và đặc điểm
Thực vật dược là những loài thực vật có chứa các chất hóa học có thể dùng để chữa bệnh cho người và động vật.
Giá trị của cây thuốc gồm 2 yếu tố cấu thành đó là bản thân cây cỏ (vật chất có trong cây cỏ) và tri thức sử dụng cây cỏ đó để chữa bệnh (do loài người đúc rút, nghiên cứu, tích lũy và lưu truyền qua nhiều thế hệ). Đặc điểm của thực vật dược:
– Mỗi loài có một tên gọi địa phương khác nhau nhưng chỉ có một tên khoa học hợp pháp duy nhất ghi bằng tiếng Latinh gồm có 2 chữ đôi lúc kèm theo tác giả. Ví dụ cây gừng Zingiber officinale Rose.
– Phần lớn giá trị sử dụng của cây thuốc là các chất hóa học, được gọi là hoạt chất. Hàm lượng hoạt chất chứa trong cây thuốc thường thấp. Thành phần và hàm lượng các hoạt chất có thể thay đổi theo điều kiện sống. Các bậc phân loại giống nhau thường chứa các hoạt chất như nhau.
– Bộ phận sử dụng đa dạng, có thể cả cây hay một phần của cây như hoa, quả, hạt, thân, rễ, võ cây….
– Tri thức sử dụng cây thuốc có từ 2 nguồn: tri thức bản địa thường được truyền miệng và tri thức khoa học thường được lưu giữ trong các sách, báo, các công trình nghiên cứu…
– Tri thức sủ dụng đa dạng và không ngừng tiến hóa.
Phương pháp nghiên cứu
1. Hình thái học thực vật chuyên nghiên cứu về hình dạng bên ngoài của các cây để phân biệt được cây thuốc hoặc các dược liệu chưa chế biến, nó cũng là cơ sở cho môn Hệ thống học thực vật.
2. Giải phẫu học thực vật chuyên nghiên cứu cấu tạo vi học bên trong của cây để kiểm nghiệm được các vị thuốc đã cắt vụn hoặc tán thành bột, phát hiện ra sự nhầm lẫn hoặc giả mạo.
3. Hai môn cơ sở của giải phẫu học thực vật là Tế bào học thực vật nghiên cứu về các tế bào và Mô học thực vật nghiên cứu về các mô thực vật.
4. Sinh lý học thực vật chuyên nghiên cứu các quả trình hoạt động, sinh trưởng của cây và sự tạo thành các hoạt chất trong cây thuốc; qua đó biết cách trồng, thời vụ thu hái khi bộ phận dùng làm thuốc của cây chứa nhiều hoạt chất nhất để tăng hiệu quả chữa bệnh.
5. Hệ thống học thực vật chuyên nghiên cứu về cách sắp xếp các thực vật thành từng nhóm dựa vào hệ thống tiến hoá của thực vật nên dễ nhớ đặc điểm của các cây, phương hướng nghiên cứu cây thuốc và biết được sự tiến hoá chung của thực vật.
6. Sinh thái học thực vật chuyên nghiên cứu các quan hệ thực vật với các yếu tố của môi trường xung quanh. Mỗi cây có hình dạng và cấu trúc thích nghi với hoàn cảnh như thổ nhưỡng, khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng….. để trồng trọt và di thực cây thuốc.
7. Địa lý học thực vật chuyên nghiên cứu về sự phân bố thực vật trên đất và thành phần của đất đáp ứng cho từng loại cây thuốc.
Nguồn: https://vinhhienbio.violet.vn/present/dai-cuong-ve-thuc-vat-duoc-4061604.html
Share this:
Từ khóa » Mô Thực Vật Trong Ngành Dược
-
Ứng Dụng Của Mô Thực Vật Trong Ngành Dược
-
Mô Thực Vật Archives - Dược Liệu Việt Nam
-
Giáo Trình Thực Vật Dược - Tài Liệu Text - 123doc
-
ĐỀ CƯƠNG THỰC Vật Dành Cho Sinh Viên Ngành Dược - Tài Liệu Text
-
[PDF] Thực Vật Dược - Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên
-
[PDF] Thực Vật Dược (Đào Tạo Dược Sĩ đại Học)
-
Giáo Trình Thực Vật Dược: Bài 2 - Mô Thực Vật - TailieuXANH
-
Bộ Môn Thực Vật Dược, Giới Thiệu, Khoa Dược
-
Giới Thiệu Bộ Môn Thực Vật - Khoa Dược
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT DƯỢC - Thông Báo - Tin Bài Khác
-
[DOC] Bài 7: Đại Cương Về Cơ Quan Sinh Sản Của Thực Vật
-
[DOC] Rễ Cây - Đại Học Y Thái Nguyên