Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Của Thuế ... - Luận Văn 2S

Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau với vai trò cân bằng ngân sách, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng là gì, ở bài viết này Luận Văn 2S sẽ chia sẻ về khái niệm và các vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Về nguồn gốc, thuế giá trị gia tăng (Tiếng Anh: Value Added Tax, viết tắt là VAT) là một loại thuế thuộc hệ thống thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa và dịch vụ được phát minh bởi một nhà kinh tế người Pháp và được áp dụng đầu tiên ở Pháp vào năm 1954. Đến cuối thế kỷ XX, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng phổ biến, rộng rãi trên toàn Liên minh châu Âu và ở nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Tuy nhiên, thuế VAT đã không được áp dụng tại Hoa Kỳ và Canada.

Tại Việt Nam, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX thuế giá trị gia tăng lần đầu tiên được thông qua áp dụng vào năm 1990 với tên gọi là Thuế doanh thu. Đến năm 1999, Quốc hội sửa đổi và ban hành luật mới thuế doanh thu chính thức được đổi tên thành thuế giá trị gia tăng và tên gọi này vẫn được sử dụng cho đến hiện nay.

Về khái niệm, thuế giá trị gia tăng được định nghĩa là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

(Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng)

thue_gia_tri_gia_tang_la_gi_luanvan2sKhái niệm thuế giá trị gia tăng là gì?

Xem thêm:

→ Mẫu đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế miễn phí 2021 - 2022

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng đánh vào các giai đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính phần giá trị tăng thêm theo từng giai đoạn. Vì vậy, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế được tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Đối tượng điều tiết của thuế giá trị gia tăng là phần thu nhập của khách hàng chi trả để mua hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập kinh tế cao, tức là nó không chịu tác động bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế và là khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng không bị tác động bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Thuế giá trị gia tăng là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được tính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thu với tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng thuế giá trị gia tăng ở các giai đoạn luân chuyển có giá trị bằng giá bán của sản phẩm ở giai đoạn cuối nên việc thu thuế trên thuế giá trị gia tăng ở từng giai đoạn cần đảm bảo rằng tổng số thuế thu được tương đương với số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng.

dac_diem_cua_thue_gia_tri_gia_tang_la_gi_luanvan2sĐặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Vai trò của thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là một trong những công cụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế của Nhà nước. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Các vai trò của thuế giá trị gia tăng đối với nền kinh tế thể hiện như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng là một trong những khoản thu quan trọng của Nhà nước. Loại thuế này được áp dụng rộng rãi đối với mọi cá nhân, tổ chức có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ. Do đó, thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, thuế giá trị gia tăng hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 20-30% tổng thu từ thuế, phí và lệ phí.
  • Thuế giá trị gia tăng giúp điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế giá trị gia tăng buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ, điều này tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế.
  • Nhờ hệ thống hóa đơn, chứng từ, thuế giá trị gia tăng giúp nhà nước kiểm soát hiệu quả các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, qua đó khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. Ngoài ra còn cung cấp cho công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng.
  • Thông qua việc đánh thuế hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng góp phần quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước. Không những thế thuế giá trị gia tăng cũng đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế giá trị gia tăng đầu ra để được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng. Điều này giúp cho doanh nghiệp trong nước giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Thuế gia tăng được ban hành gắn liền với việc bổ sung, sửa đổi một số loại thuế khác như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Điều này góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của nước ta ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường cũng như tương đồng với hệ thống thuế của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này sẽ là một yếu tố thuận lợi Để Việt Nam mở rộng và đẩy mạnh việc hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

vai_tro_cua_thue_gia_tri_gia_tang_luanvan2sVai trò của thuế giá trị gia tăng là gì?

Bạn đang thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng? Bạn đang tìm kiếm tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn hay có vấn đề khúc mắc cần sự hỗ trợ? Liên hệ với đội ngũ chuyên viên học thuật hỗ trợ & viết luận văn thuê của chúng tôi để nhận được sự trợ giúp ngay bây giờ. Chi tiết truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của luật này).

Đối tượng nộp thuế

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam và các cơ sở kinh doanh và cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài là các đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ tính thuế

Để tính thuế thuế giá trị gia tăng, chúng ta dựa vào giá tính thuế và thuế suất, áp dụng theo công thức sau:

Thuế GTGT = Giá tính thuế * Thuế suất

Giá tính thuế giá trị gia tăng:

  • Đối với các hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung cấp cho đối tượng khác là giá bán chưa có tính thêm thuế giá trị gia tăng. Với hàng hóa dịch vụ chịu thuế thu nhập đặc biệt là giá bán đã tính thuế thu nhập đặc biệt nhưng chưa có thuế thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu được bằng cách lấy giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu dùng làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.
  • Với những trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá hàng hóa nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu được tính khi đã được miễn, giảm.
  • Với các hàng hóa hay dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm đó.
  • Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa tính thuế giá trị gia tăng.
  • Trong trường hợp cho thuê bằng hình thức trả tiền theo kỳ hay trả tiền trước thuê một thời hạn thì giá tính thuế được tính là tiền cho thuê trả theo từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
  • Khi thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải nước ngoài mà trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại thì giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.
  • Các hàng hóa hay dịch vụ bán theo hình thức trả góp hoặc trả chậm là giá tính theo giá bán một lần chưa có thuế giá trị gia tăng.
  • Hàng gia công là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng.
  • Các hoạt động xây dựng và lắp đặt thì giá trị công trình hạng mục hay phần công việc thực hiện bàn giao đó chưa tính thuế giá trị gia tăng, nếu hoạt động xây dựng và lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc,… thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc.
  • Hoạt động kinh doanh bất động sản thì giá bán bất động sản là giá bán trần chưa tính thuế giá trị gia tăng, trừ các trường hợp như chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay tiền thuê đất.
  • Hoạt động quản lý, môi giới mua bán hàng hóa dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được chưa tính thuế giá trị gia tăng.

Thuế suất

Có 3 mức thuế suất được áp dụng hiện nay, đó là:

  • Mức thuế 0%:

Mức thuế này được áp dụng với các trường hợp là hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại “Đối tượng không chịu thuế” khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau:

Chuyển giao công nghệ, nhường quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, dịch vụ cấp tín dụng, dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng sẽ áp dụng công thức tính giá thuế như sau:

Giá chưa có thuế GTGT = giá thanh toán chuyển nhượng vốn,…

Sản phẩm xuất khẩu là các tài nguyên, khoáng sản khai thác thô. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong khu phi thuế quan, hàng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định.

  • Mức thuế suất 5%:

Áp dụng cho các trường hợp sau:

Hàng hóa dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu của đời sống nhân dân.

Hàng hóa dịch vụ nhằm thực hiện chính sách xã hội, đầu tư sản xuất.

  • Mức thuế suất 10%:

Áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường không nằm trong các diện kể trên.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Có hai phương pháp cơ bản để tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Phương pháp khấu trừ thuế:

Phương pháp này được áp dụng cho các đối tượng là cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ các chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng = Số thuế GTGT đầu ra trừ cho số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, trong đó:

Thuế thuế giá trị gia tăng đầu ra là tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Thuế thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng là tích của giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra với thuế suất giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.

Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định của Luật thuế thuế giá trị gia tăng.

Phương pháp tính trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng

Đối tượng áp dụng:

  • Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/ năm.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú ở Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ,… trừ các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và phát triển việc khai thác dầu khí thì việc nộp thuế khấu trừ sẽ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.
  • Với các tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Công thức tính thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % * doanh thu.

Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

Phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%

Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%.

Quá trình sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 3%

Các hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Riêng với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý thì số thuế giá trị gia tăng tính như sau: giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý bán ra * thuế suất 10%.

giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý = Giá thành toán của vàng, bạc, đá quý – giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương đương.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm thuế giá trị gia tăng là gì, đặc điểm, vai trò và nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu của các bạn.

Từ khóa » đặc Trưng Của Thuế Gtgt