Thuế Là Gì? Các đặc Trưng Cơ Bản Và Cách Phân Loại Thuế
Có thể bạn quan tâm
Thuế là gì? Các đặc trưng cơ bản của thuế mà có thể bạn chưa nắm rõ. Ngoài ra còn có các các phân loại thuế theo từng tính chất, lĩnh vực. Trong bài viết này, Luận văn Việt sẽ giới thiệu đến bạn đầy đủ những thông tin chi tiết để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thuế.
Mục lục Ẩn- 1. Khái niệm thuế là gì?
- 2. Các đặc trưng cơ bản của thuế
- 2.1. Thuế là khoản trích nộp bằng tiền
- 2.2. Thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực
- 2.3. Thuế là khoản thu có tính chất xác định
- 2.4. Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không có tính hoàn trả trực tiếp
- 3. Một số cách phân loại thuế phổ biến
- 3.1. Phân loại thuế theo tính chất Kinh tế
- 3.2. Phân loại thuế theo tính chất kỹ thuật
- 3.3. Phân loại thuế theo tính chất hành chính
1. Khái niệm thuế là gì?
Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.
Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt. Thuế bao gồm thuế trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể được trả bằng tiền hoặc tương đương với giá trị lao động của nó.
Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm.
Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.
2. Các đặc trưng cơ bản của thuế
2.1. Thuế là khoản trích nộp bằng tiền
Về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây.
Trước đây
Thông thường là các hình thức nộp cho thuế đất. Nhà Vua ban đất cho giới quý tộc, nên họ phải cống nạp cho triều đình bằng sự phục vụ của chính bản thân và những sản phẩm do nông nô trong các trang trại sản xuất ra. Đây cũng là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm quan trọng và là một trong những hình thức nộp thuế TS bằng hiện vật đầu tiên.
Vào thế kỷ thứ 13, các hình thức quản lý hành chính mới được hình thành. Mỗi khu vực hành chính do một lãnh chúa đứng đầu. Lãnh chúa giao đất cho nông dân và nông dân phải nộp thuế bằng nông sản
Hiện nay
Cá nhân và doanh nghiệp có thể đến cơ quan thuế nộp trực tiếp bằng tiền:
- Nộp tiền thuế trực tiếp vào kho bạc Nhà nước hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ khác theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
- Giao dịch điện tử để nộp thuế:
Theo quy định của Thông tư 180/2010/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2011, người nộp thuế có thể thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (trừ trường hợp nộp thuế qua giao dịch trực tiếp với ngân hàng mà ngân hàng có quy định khác).
Người nộp thuế sẽ có thể lựa chọn các hình thức nộp thuế điện tử như: Giao dịch trực tiếp với ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản thông qua các kênh giao dịch điện tử (Internet, Mobile, ATM) của ngân hàng để thực hiện thủ tục nộp thuế, hoặc thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Sự phát triển của quan hệ hàng hoá – tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường.
Nhà nước dùng nguồn tiền thu từ thuế tác động đến mọi hoạt động kinh tế – xã hội như tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giá cả, thị trường, việc làm, thất nghiệp, công bằng xã hội,…
Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng
2.2. Thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực
Tính bắt buộc của thuế xuất phát từ đặc tính của hàng hóa công cộng là có thể sử dụng chung và khó có thể loại trừ:
- Có thể sử dụng chung:
Nghĩa là việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác sử dụng nó.
Ví dụ: con đường xây dựng nên thì tất cả mọi người đều được đi trên nó, pháo hoa được bắn lên thì mọi người đều được nhìn thấy nó.
- Khó có thể loại trừ
Hàng hóa công cộng một khi đã được cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình.
Ví dụ : Quốc phòng là hàng hóa công cộng nhưng quân đội không chỉ bảo vệ những người trả tiền mà không bảo vệ những người không trả tiền đó.
Mọi người đều có quyền thụ hưởng những hàng hóa công cộng như quốc phòng, môi trường pháp luật, phòng dịch bệnh, tu sửa đường xá, đê điều,… song không ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng đó.
Vì vậy để đảm bảo chi tiêu công, Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để bắt buộc các thể nhân, pháp nhân phải nộp thuế cho Nhà nước.
Thuế được thực hiện thông qua con đường quyền lực qua hệ thống pháp luật thuế. Bao gồm :
- Luật Quản lý Thuế
- Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Luật thuế Thu nhập cá nhân
- Luật thuế Giá trị gia tăng
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trong luật quản lý thuế có quy định các biện pháp cưỡng chế Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Do đó, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là đặc điểm bao trùm nhất của thuế.
2.3. Thuế là khoản thu có tính chất xác định
Thuế là khoản thu xác định của các tổ chức thụ hưởng, đó là Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Nhờ các căn cứ tính thuế mà đối tượng chịu thuế cũng như cơ quan thuế tính được số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong đó căn cứ tính thuế như là thuế suất áp dụng trên từng đối tượng chịu thuế.
Ví dụ như, đối với thuế GTGT, mức thuế suất 5% áp dụng với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; đối với thuế thu nhập, doanh nghiệp mức thuế suất khoảng 25% áp dụng với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, mức thuế suất 15% áp dụng với hàng quặng xuất khẩu,… Nhờ đó mà hàng năm có thể xác định được khoản tiền thuế thu vào ngân sách là bao nhiêu.
2.4. Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không có tính hoàn trả trực tiếp
- Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể
Nghĩa là, số tiền thu được từ thuế sẽ được nhà nước chi dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, và việc định ra một loại thuế không nhằm đáp ứng một khoản chi cụ thể của nhà nước.
Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Không có tính hoàn trả trực tiếp
Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.
Tuy nhiên một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các hàng hóa công cộng, bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, chi xây dựng cơ sở hạ tầng, và tòa án, viện kiểm soát, hệ thống quân đội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm cuộc sống cho mọi người; chi cho hệ thống giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, nghệ thuật,thể dục thể thao; chi cho hệ thống an sinh xã hội, chi hỗ trợ đảm bảo công bằng cho mọi người .
Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ cho quá trình viết luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ về kế toán. Xin vui lòng liên hệ với dịch vụ nhận làm luận văn tốt nghiệp kế toán của Luận Văn Việt để được hỗ trợ sớm nhất!
3. Một số cách phân loại thuế phổ biến
Lợi ích của việc phân loại thuế là tạo ra một cách tiếp cận tổng hợp đối với cơ cấu thuế. Căn cứ theo đặc điểm, công dụng, chức năng và vai trò của từng loại thuế đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội và tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của quản lý mà người ta có thể đưa ra các cách phân loại thuế khác nhau, từ đó nhằm sử dụng phát huy vai trò tích cực của từng công cụ thuế trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu:
3.1. Phân loại thuế theo tính chất Kinh tế
Theo cách này, thuế có thể được phân loại dựa theo 3 tiêu thức chủ yếu: theo các yếu tố kinh tế bị đánh thuế; theo tác nhân kinh tế chịu thuế hoặc theo lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế.
Nếu dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế, thuế được chia thành:
Thuế đánh vào thu nhập
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25% trên thu nhập chịu thuế.
- Thuế thu nhập cá nhân: là loại thuế đánh vào thu nhập cá nhân gồm: tiền lương, tiền công, lợi tức cổ phần và các khoản thu nhập khác.
Thuế đánh vào tiêu dùng (sử dụng thu nhập)
Thuế giá trị gia tăng (VAT): là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Ba mức thuế VAT như sau:
Mức thuế 0% áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu phần mềm, các dịch vụ cho công ty hoạt động trong khu chế xuất, hàng hoá do nhà thầu phụ sản xuất và hàng của một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bán cho khác hàng là người nước ngoài nhưng giao nhận tại Việt Nam; và các hoạt động xây lắp cho các dự án xây dựng nước ngoài
Mức thuế 5% áp dụng cho khoảng 41 nhóm hàng hoá và dịch vụ như than, máy móc, sản phẩm luyện kim, khuôn đúc, hoá chất, máy tính và linh kiện, chất nổ, săm lốp, que hàn, dịch vụ xây lắp, dịch vụ sửa chữa thiết bị , dịch vụ đăng ký phương tiện giao thông vận tải, các sản phẩm xi măng công nghiệp, nhựa thông, đường, mía, nước uống, phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị y tế, dược phẩm, đồ chơi, sản phẩm nông lâm nghiệp chưa qua chế biên, máy tính và đĩa vi tính
Mức thuế 10% áp dụng cho 16 hạng mục hàng hoá và dịch vụ đặc biệt cùng với nhóm hàng thứ 17 bao gồm bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào không bao gồm trong hai mức thuế nói trên như kinh doanh vàng, bạc và đá quý, đại lý vận chuyển đường biển, dịch vụ môi giới, ôtô bốn chỗ, dầu mỏ, khí ga, đồ điện tử, thiết bị gia dụng, vải, quần áo, xây dựng, lắp đặt, bưu chính, viễn thông, tư vấn, kế toán, dịch vụ du lịch và vận chuyển đường biển.
Thuế đánh vào tài sản.
VD: Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.
Nếu dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế, có các loại:
Thuế đánh vào doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải chịu các khoản thuế sau:
- Thuế môn bài.
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Phí, lệ phí khác
- Tiền thuê đất
- Thuế đánh vào hộ gia đình.
- Thuế đánh vào sản phẩm:
VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại; Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)….
Nếu dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế.
Ví dụ: thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…
3.2. Phân loại thuế theo tính chất kỹ thuật
Cách phân loại này được dựa vào các tiêu thức kỹ thuật trong việc đánh thuế, mang tính cổ điển, được sử dụng nhiều nhất và thường là trung tâm của các cuộc tranh luận. Theo cách này, thuế được phân thành các nhóm chủ yếu sau:
3.2.1. Thuế trực thu và thuế gián thu
Thuế trực thu
Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế
Ở nước ta hiện nay, thuế trực thu bao gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân,
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất…
Thuế gián thu
Thuế gián thu: là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.
Ở nước ta hiện nay, thuế gián thu bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu,
- Thuế nhập khẩu.
3.2.2. Thuế tỷ lệ và thuế luỹ tiến
Thuế tỷ lệ: là loại thuế áp dụng một thuế suất như nhau đối với mọi đối tượng chịu thuế.
Thuế lũy tiến: là loại thuế áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế.
Thông thường, đối với các sắc thuế tiêu dùng thường áp dụng thuế suất tỷ lệ; đối với các sắc thuế thu nhập, thuế tài sản có thể áp dụng thuế suất luỹ tiến.
3.2.3. Thuế theo mức riêng biệt hoặc thuế theo giá trị
Loại thuế có mức riêng biệt: (cũng có thể được dịch là thuế đặc biệt, quen được gọi là thuế tuyệt đối)
Nếu trong đó, mức thuế suất được xác định bằng mức tiền riêng biệt trên một đơn vị vật chất của đối tượng bị đánh thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích…), độc lập với giá trị tiền tệ của chúng.
Thuế tính theo giá trị:là loại thuế được tính toán bằng cách áp dụng một tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) trên căn cứ tính thuế.
3.3. Phân loại thuế theo tính chất hành chính
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, theo đó, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng: thuế được phân thành hai loại:
- Thuế nhà nước (quốc gia)
- Thuế địa phương.
Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung – dân chủ: Trung ương thống nhất ban hành pháp luật, chính sách; các cấp chính quyền địa phương không được phép ban hành và quản lý thu các loại thuế riêng.
Tất cả các nguồn thu thuế do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho các địa phương, phân chia các nguồn thu từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Vì vậy, hiện hành ở nước ta không sử dụng cách phân loại này.
Xem thêm:
- Chi phí sản xuất là gì? Phân loại và ý nghĩa chi phí sản xuất
- Giá trị thặng dư là gì? Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy nđủ những thông tin chi tiết nhất về khái niệm thuế là gì, các đặc trưng của thuế cũng như các cách phân loại thuế. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức mà bạn đang cần. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.
Nguồn: Dịch vụ luận văn Luận Văn Việt
0/5 (0 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
Post Views: 8.028Từ khóa » đặc Trưng Của Thuế Gtgt
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Vai Trò Của Thuế Giá Trị Gia Tăng
-
Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Đặc điểm Của Thuế Giá Trị Gia Tăng?
-
05 đặc điểm Nổi Bật Của Thuế GTGT
-
Thuế GTGT Là Gì? Các đối Tượng áp Dụng Thuế GTGT
-
Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Khái Niệm Và Các Quy định Thuế GTGT
-
Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Đặc Điểm, Vai Trò Của Thuế GTGT
-
Bản Chất, đặc điểm Của Thuế Giá Trị Gia Tăng GTGT
-
Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Của Thuế ... - Luận Văn 2S
-
Khái Niêm, đăc điểm Của Thuế GTGT ?Tên Goi Của Sắc Thuế Và đối ...
-
Khái Niệm, đặc điểm, Vai Trò Của Thuế Giá Trị Gia Tăng - Tài Liệu Text
-
Đặc điểm Của Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Pháp Luật Hiện Hành
-
Thuế Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Của Thuế? Các Loại Thuế Phải Nộp?
-
Những Thông Tin Về Thuế Giá Trị Gia Tăng Và Các Quy định Thuế GTGT ...
-
Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Cách Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng 2022?