Thung Lũng Klang – Wikipedia Tiếng Việt

Các thành phố chính trong Thung lũng Klang bên trong địa giới bang Selangor và Lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur

Thung lũng Klang (tiếng Mã Lai: Lembah Klang) là một khu vực ở Malaysia có trung tâm là thủ đô Kuala Lumpur, cũng như các thành phố và thị trấn liền kề thuộc bang Selangor. Một cách gọi khác của vùng này là Vùng đô thị Kuala Lumpur hay Đại Kuala Lumpur.

Thung lũng Klang được giới hạn bởi dãy Titiwangsa ở phía Bắc và phía Đông cùng với eo biển Malacca ở phía Tây. Vùng này mở rộng tới Rawang theo hướng Tây Bắc, tới Semenyih theo hướng Đông Nam, tới thành phố Klang và Cảng Klang theo hướng Tây Nam.[1] Liên đô thị này là trái tim của các ngành kỹ nghệ và thương mại của Malaysia.[2] Năm 2012, Thung lũng Klang có dân số vào khoảng 7,9 triệu người.[3]

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thung lũng này được đặt theo tên của sông Klang, dòng chảy chính qua khu vực này. Dòng sông có liên hệ mật thiết tới sự phát triển trong thời kỳ đầu của nơi này khi nó còn là cụm đô thị chuyên về công nghiệp khai thác thiếc ở cuối thế kỷ XIX. Sự phát triển của khu vực khiến các khu dân cư mở rộng nhanh chóng theo trục Đông - Tây (giữa Gombak và Cảng Klang) nhưng vùng thành thị bao bọc Kuala Lumpur thì lại mở rộng về phía Nam tới địa giới với Negeri Sembilan và hướng Bắc tới Rawang.

Vùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thung lũng Klang không được phân chia hành chính chính thức nhưng nó thường được xem là tạo bởi các khu vực với các chính quyền địa phương sau:

  • Lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur
    • Tòa đô chính Kuala Lumpur
  • Lãnh thổ liên bang Putrajaya
    • Hội đồng Lãnh thổ liên bang Putrajaya
  • Quận Petaling của Selangor
    • Hội đồng thành phố Shah Alam
    • Hội đồng thành phố Petaling Jaya
    • Hội đồng thành phố Subang Jaya
  • Quận Klang của Selangor
    • Hội đồng thành phố Klang
  • Quận Gombak của Selangor
    • Hội đồng thành phố Selayang
  • Quận Hulu Langat của Selangor
    • Hội đồng thành phố Ampang Jaya
    • Hội đồng thành phố Kajang

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Thung lũng Klang bao gồm nhiều thành phố và vùng ngoại ô về mặc chính thức là tách biệt, song giao thông giữa các nơi này đặc biệt thông suốt với mạng lưới xa lộ phát triển mạnh mẽ và hệ thống vận chuyển đang mở rộng nhanh chóng. Đường cao tốc nhiều và chằng chịt băng qua khu trung tâm làm cho giao thông bằng đường bộ rất thuận tiện. Tuy vậy, điều này cũng khiến cho Thung lũng Klang khét tiếng với nạn kẹt xe kéo dài hàng cây số đường cao tốc, khiến cho lái xe vào giờ cao điểm vô cùng mệt mỏi. Bắt đầu từ thập niên 1990, hệ thống vận tải mới, như vận tải đường sắt đô thị Rapid KL (Rapid KL's light rail transit (LRT)) và Đường ray đơn KL (KL Monorail) đã được xây dựng. Hiện nay, các hệ thống này được triển khai rộng rãi thành một siêu dự án trong đó cả hai phương thức đường sắt đô thị này được mở rộng ra cả vùng ngoại ô, nâng cấp lên thành hệ thống tàu điện ngầm thực thụ, và hệ thống Tàu điện ngầm Thung lũng Klang mới đang được xây dựng từ vùng ngoại ô hướng Đông Nam Kajang tới vùng ngoại ô Tây Bắc Sungai Buloh.

Dân số và Nhân khẩu học

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số Thung lũng Klang là 7.841.180. Dân số bao gồm 49.5% người bản địa Bumis, 33.8% người gốc Hoa, 14.5% người gốc Ấn và 2.2% còn lại là các sắc dân khác. Số liệu dưới đây dựa trên điều tra dân số năm 2016 của Sở Thống kê Malaysia.[4]

Các nhóm sắc dân tại Selangor và Kuala Lumpur, theo điều tra dân số 2016
Dân tộc Dân số Tỉ lệ
Bumiputera 3.884.542 49,5%
Người gốc Hoa 2.652.536 33,8%
Người gốc Ấn 1.141.666 14,5%
Thành phần khác 180.118 2,2%

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại Kuala Lumpur
  • Kuala Lumpur
  • Danh sách vùng đô thị châu Á
  • Giao thông công cộng ở Thung lũng Klang

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ooi Keat Gin (2009). Historical Dictionary of Malaysia. Scarecrow Press. tr. 157–158. ISBN 978-0810859555.
  2. ^ world gazetteer”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2016.

Từ khóa » Thung Lũng Klang