Thuốc Calcium Carbonate - Eurocaljium | Pharmog

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Calcium carbonate

Phân loại: Khoáng chất và chất điện giải.

Nhóm pháp lý: Thuốc không kê đơn OTC – (Over the counter drugs)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12AA04.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: EUROCALJIUM

Hãng sản xuất : Navana Pharmaceuticals Ltd.

2. Dạng bào chế Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén chứa Calci carbonat BP 625 mg

(tương đương Calci nguyên tố 250 mg)

Hộp chứa 5 vỉ x 10 viên nén nhai.

Thuốc tham khảo:

EUROCALJIUM 650 mg
Mỗi viên nén có chứa:
Calcium carbonate …………………………. 650 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Tình trạng thiếu calci do hấp thụ calci kém của đường ruột, tăng tích tụ trong xương hoặc thiếu hụt calci trong quá trình mang thai hoặc nuôi con bú.

Phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người trưởng thành.

4.2. Liều dùng Cách dùng:

Cách dùng :

EUROCALJIUM được bào chế dưới dạng viên nhai trước khi uống, dùng thuốc trước bữa ăn. Nhai nát viên và nuốt, không nên nuốt nguyên cả viên. Mỗi viên dùng với một cốc nước đầy.

Liều dùng:

Liều thông thường:

Trẻ em (dưới 12 tuổi): 1 viên/ngày

Trẻ vị thành niên (12 – 17 tuổi): 1 viên/lần x 1 – 2 lần/ngày.

Người trưởng thành: 1 viên/lần x 2 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4.3. Chống chỉ định:

Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, tăng calci huyết, suy thận nặng, bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison, đang điều trị với digoxin.

4.4 Thận trọng:

Tránh dùng nếu có tăng calci huyết, bệnh tim hay trong trường hợp dễ bị sỏi thận. Các bệnh nhân có nguy cơ bị sỏi thận thì cần phải uống nhiều nước.

Thận trọng với bệnh nhân suy thận: không được dùng kéo dài.

Ở bệnh nhân tăng calci huyết nhẹ kèm với suy thận nhẹ hoặc vừa, cần phải theo dõi chức năng thận. Nếu cần thiết thì phải giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.

Tránh dùng vitamin D liều cao khi đang dùng thuốc bổ sung calci.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không thấy có báo cáo liên quan. Thông thường không ảnh hưởng.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Có thể bổ sung lượng calci thấp cho phụ nữ mang thai làm tăng sự khoáng hoá cho bào thai.

Theo khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng RNI-2002: nhu cầu calci của phụ nữ có thai là 1200 mg/ngày và phụ nữ nuôi con bú là 1000 mg/ngày.

Thuốc được cho là an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú khi dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thời kỳ cho con bú:

Thuốc được cho là an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú khi dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Nói chung thuốc được dung nạp tốt. Táo bón và chuột rút có thể xảy ra. Hỏi ý kiến bác sỹ nếu thấy tình trạng vẫn tiếp tục hoặc nặng hơn.

Hiếm gặp rối loạn tiêu hóa. Ở liều cao và dùng kết hợp với vitamin D có thể có triệu chứng của tình trạng tăng calci huyết và calci niệu bao gồm biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước, đa niệu, chảy máu dạ dày.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Có thể hình thành các phức hợp không hấp thu khi dùng calci carbonat với estramustine, etidronate và các bisphosphonate khác, phenytoin, quinolone, tetracycline uống, hoặc các chế phẩm chứa fluoride. Cần uống các thuốc này ít nhất là 3 giờ cách thời điểm uống EUROCALJIUM.

Dùng chung với vitamin D hoặc các dẫn xuất vitamin D sẽ tăng hấp thu calci. Một số thức ăn có thể làm giảm hấp thu calci : rau đại hoàng, spinach, cám, thức ăn làm từ ngũ cốc.

Khi dùng calci chung với vitamin D hoặc dẫn xuất vitamin D liều cao, calci có thể làm giảm đáp ứng của verapamil và có thể là cả các chất ức chế calci khác. Ở bệnh nhân đang sử dụng digitalis, nếu dùng nhiều calci có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide có thể làm giảm bài tiết calci niệu, do đó cần để ý nguy cơ tăng calci huyết khi dùng chung calci carbonat với thuốc lợi tiểu nhóm thiazide.

Calci làm giảm sự hấp thu của các muối sắt qua đường tiêu hóa.

4.9 Quá liều và xử trí:

Có thể sẽ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhưng không gây tăng calci huyết, trừ trường hợp có dùng kèm vitamin D hoặc dẫn xuất vitamin D với liều cao.

Nếu nghi ngờ quá liều, hãy gọi ngay cho trung tâm kiểm soát độc nơi bạn ở hoặc phòng cấp cứu. Các triệu chứng quá liều bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi và yếu.

Nếu đi ngoài thấy phân màu đen, hãy đến bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của chảy máu dạ dày.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Calci carbonat là nguồn bổ sung calci trong các trường hợp thiếu calci do hấp thụ calci kém của đường ruột. Calci trong cơ thể cần thiết cho độ rắn chắc của xương, cơ, hệ thần kinh và tim. Calci carbonat còn là yếu tố kháng acid dùng làm giảm triệu chứng ợ nóng, chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa do thừa acid dạ dày.

Calci carbonat làm giảm sự thiếu hụt calci ở xương, loãng xương ở người già và đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Cơ chế tác dụng:

Calci cần thiết để duy trì nguyên vẹn chức năng của hệ thần kinh, cơ, hệ xương, tính thấm của mao mạch và màng tế bào. Cation là yếu tố hoạt hóa quan trọng trong nhiều phản ứng của enzym và cần thiết cho một số quá trình sinh học bao gồm sự dẫn truyền của các xung động thần kinh; sự co cơ tim, cơ trơn và cơ xương; chức năng thận; hô hấp và sự đông máu. Calci còn đóng vai trò điều hòa sự phóng thích và lưu trữ các dẫn truyền xung thần kinh và các hormon, hấp thu và gắn kết các amino acid, hấp thu cyanocobalamin (vitamin B12) và tiết gastrin.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Calci carbonat được hấp thu tốt ngay cả khi dùng riêng lẻ hoặc cùng với thức ăn.

Khoảng 30% calci dạng ion được hấp thu tại đường tiêu hóa. Xương và răng chứa 99% lượng calci của cơ thể. Trong tổng lượng calci huyết thanh có 50% ở dạng ion, 5% ở dạng phức hợp anion và 45% gắn kết với protein huyết tương. Khoảng 20% calci thải qua đường tiểu và 80% qua phân, lượng thải qua phân này bao gồm lượng calci không được hấp thu và lượng calci được tiết qua đường mật và dịch tụy.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Lactose, tinh bột ngô, mannitol, cellulose vi tinh thể (Avicel PH 101), sucrose, povidone K-90, aspartam, saccharin natri, talc, magnesi stearat, tá dược hương dứa (Pineapple flavour), tá dược hương hoa quả (Fruit flavour), tá dược màu đỏ (Red 2G).

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

Từ khóa » Chỉ định Thuốc Eurocaljium