Thuốc Celecoxib: Tác Dụng, Liều Dùng Và Những Lưu ý Cần Thiết

Thuốc Celecoxib là một trong những loại thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAID). Loại thuốc này thường được dùng để giảm đau nhức do bệnh xương khớp hoặc trong những cơn đau cấp sau phẫu thuật, nhổ răng… Vậy Celecoxib có tác dụng như thế nào và cần lưu ý gì trong quá trình dùng?

4.9/5 - (539 bình chọn)
  1. 1. Thuốc Celecoxib là gì?
  2. 2. Dạng bào chế và hàm lượng
  3. 3. Chỉ định và chống chỉ định
    1. 3.1. Chỉ định
    2. 3.2. Chống chỉ định
  4. 4. Cách dùng và liều lượng
    1. 4.1. Cách dùng
    2. 4.2. Liều lượng
      1. 4.2.1. Giảm đau cấp tính hoặc đau bụng kinh
      2. 4.2.2. Điều trị bệnh xương khớp
  5. 5. Bảo quản thuốc Celecoxib như thế nào?
  6. 6. Thuốc Celecoxib có gây tác dụng phụ không?
  7. 7. Tương tác thuốc
  8. 8. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Celecoxib

1. Thuốc Celecoxib là gì?

Celecoxib là thuốc thuộc nhóm sulfonamide nonsteroidal anti-inflammatory drug (NSAIDs) và ức chế chọn lọc COX-2 sử dụng điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau, các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, giảm lượng polyp ở kết tràng và trực tràng.

Thuốc Celecoxib là gì?

Thuốc Celecoxib là gì?

Thuốc Celecoxib hoạt động bằng cách ngăn chặn những enzym sản xuất prostaglandin trong cơ thể. Việc prostaglandin giảm sẽ giúp chúng ta giảm sưng đau nhanh. Bởi vậy, thuốc thường được chỉ định điều trị cơn đau với các bệnh mạn tính hoặc có thể dùng điều trị cho cơn đau tức thời như nổi mề đay, đau sau phẫu thuật, nhổ răng…

2. Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc Celecoxib được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm:

– Viên nén

– Viên nén bao phim

– Viên nang cứng

– Viên nang mềm

Thuốc được bào chế với hàm lượng: 50 mg,100 mg, 200 mg, 400 mg

3. Chỉ định và chống chỉ định

3.1. Chỉ định

Thuốc Celecoxib thường được bác sĩ kê dùng trong các trường hợp:

Viêm khớp

Viêm cột sống dính khớp

– Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

– Đau bụng kinh

– Polyp di truyền ở đại tràng

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc để điều trị bệnh gút.

3.2. Chống chỉ định

Cần lưu ý, thuốc Celecoxib chống chỉ định với các trường hợp sau:

– Người bệnh quá mẫn với Celecoxib và các thành phần trong thuốc

– Người có tiền sử bị hen suyễn, nổi mề đay hoặc có phản ứng dị ứng khi sử dụng các NSAID khác

– Người đang bị loét dạ dày – tá tràng

– Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ

Cần trao đổi về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý, di truyền và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Celecoxib.

4. Cách dùng và liều lượng

Người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng.

4.1. Cách dùng

– Uống thuốc trực tiếp với nước lọc

– Không nằm ngay xuống trong 10 phút sau khi uống thuốc

– Không uống thuốc với các loại đồ uống khác như sữa, nước trái cây, nước ngọt… để tránh ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Uống thuốc Celecoxib trực tiếp với nước lọc

Uống thuốc Celecoxib trực tiếp với nước lọc

Chú ý, việc thay đổi cách dùng (nghiền, bẻ hay hòa tan thuốc) có thể làm tăng hoạt động của thuốc và gây các triệu chứng không mong muốn. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi cách dùng thuốc.

4.2. Liều lượng

Tùy theo mục đích điều trị, các triệu chứng, mức độ nặng của bệnh và độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng thuốc Celecoxib phù hợp.

4.2.1. Giảm đau cấp tính hoặc đau bụng kinh

Để giảm đau cấp tính hoặc đau bụng kinh, người bệnh thường được kê với liều dùng:

Ban đầu: 400mg/ lần – Chỉ dùng một liều duy nhất

Duy trì: 200mg/ 2 lần/ ngày (nếu cần thiết)

4.2.2. Điều trị bệnh xương khớp

Trong điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, người bệnh thường được kê thuốc với liều dùng: 200mg/ lần/ ngày hoặc 100mg/ 2 lần/ ngày.

Đối với trường hợp viêm cột sống dính khớp, nếu sau 6 tuần điều trị mà không đạt kết quả, bác sĩ có thể chỉ định dùng một liều duy nhất là 400mg/ ngày. Trong trường hợp không đáp ứng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị thay thế.

Với trường hợp viêm khớp dạng thấp vị thành niên (trẻ trên 2 tuổi) thì liều dùng thông thường là:

Trẻ từ 10 – 25kg: Dùng 50mg/ 2 lần/ ngày

Trẻ trên 25kg: Dùng 100mg/ 2 lần/ ngày

Nếu trẻ không giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác thì cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh phù hợp. Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ quá trình dùng thuốc của trẻ.

5. Bảo quản thuốc Celecoxib như thế nào?

– Cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng

– Tránh ẩm

– Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi

6. Thuốc Celecoxib có gây tác dụng phụ không?

Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần cẩn trọng vì thuốc dễ gây tác dụng phụ đối với sức khỏe như:

– Đau ngực

– Khó thở

– Giảm thị lực hoặc mất cân bằng

– Suy nhược

– Ho ra máu

– Đi tiểu nhiều bất thường hoặc không muốn đi tiểu

– Buồn nôn, đau bụng trên

– Phát ban, ngứa, đau, yếu cơ

– Phản ứng da nghiêm trọng: sốt, đau họng, bỏng mắt, phát ban da, da phồng rộp, bong tróc…

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp nhiều tác dụng phụ khác. Do đó, ngay khi thấy biểu hiện bất thường, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cần trao đổi với bác sĩ khi gặp tác dụng phụ của thuốc

Cần trao đổi với bác sĩ khi gặp tác dụng phụ của thuốc

7. Tương tác thuốc

Thuốc Celecoxib có thể gây tương tác với một số loại thuốc. Trong trường hợp 2 loại thuốc được kê cùng nhau thì bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất dùng để tránh tương tác.

Một số loại thuốc gây tương tác với Celecoxib như: Warfarin, Fluconazol, Furosemid….

8. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Celecoxib

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết nếu gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau đây:

– Thiếu máu;

– Suy tim sung huyết

– Tăng huyết áp

– Bệnh thận

– Có tiền sử bị đột quỵ, mắc bệnh tim mạch

– Có tiền sử bị loét hoặc chảy máu dạ dày

– Suy gan, thận…

Trong trường hợp quên 1 liều, người bệnh nên dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian dùng quá gần liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên. Không tự ý tăng liều thuốc khi chưa được chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Celecoxib là cái tên quen thuộc trong điều trị giảm đau. Tuy nhiên, để không phải lo lắng về tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần trao đổi và lắng nghe ý kiến của bác sĩ.

XEM THÊM:

  • Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị!
  • Viêm quanh khớp vai, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • Cây Hy thiêm – Vị thuốc giúp tiêu “tan bệnh” xương khớp

Từ khóa » Celecoxib 100mg Thuốc Biệt Dược