Thuốc Chẹn Beta Trong điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Thuốc chẹn beta tác động lên rối loạn nhịp tim như thế nào?
Nhịp tim nhanh là một rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, làm giảm chức năng bơm máu của tim. Người bệnh có các biểu hiện như đánh trống ngực, hồi hộp, mệt mỏi, đôi khi là ngất xỉu,…
Hoạt động của nhịp tim và mạch máu là do hệ thần kinh giao cảm điều khiển thông qua các thụ thể adrenergic, một nhánh của hệ thống thần kinh tự trị. Các thụ thể beta adrenergic tập trung chủ yếu tại tim, do vậy, dưới tác động của các thuốc chẹn beta sẽ ức chế quá trình sản xuất hormon adrenalin, giúp giãn mạch máu và giảm tình trạng co thắt của cơ tim, ngăn chặn các xung động kích thích lên hệ thần kinh tim, nhờ đó làm chậm nhịp tim trong các trường hợp nhịp tim nhanh bất thường, rung nhĩ...
Một số thuốc chẹn beta thông dụng tại Việt Nam hiện nay, chẳng hạn như: Acebutolol (Sectral), Atenolol (Tenormin), Sotalol (Sotacor), Bisoprolol (Cardicor)…
Atenolol – một trong những thuốc chẹn beta sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim
Thuốc chẹn beta và lợi ích với sức khỏe tim mạch
Ngoài tác dụng ổn định nhịp tim, thuốc chẹn beta cũng được ứng dụng phổ biến trong một số bệnh về tim mạch khác như:
- Tăng huyết áp: thuốc chẹn beta làm hạ huyết áp bằng cách làm chậm nhịp tim, giảm cung lượng tim, giãn mạch
- Đau thắt ngực: Chẹn beta đặc biệt quan trọng đối với những người bị đau thắt ngực do hẹp động mạch vành tim hoặc những người từng có tiền sử bị nhồi máu cơ tim. Nhờ ức chế giải phóng adrenalin, thuốc chẹn beta giúp làm chậm nhịp tim, từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ oxy và tăng khả năng bơm máu của cơ tim, ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim tái phát.
- Suy tim: Thuốc chẹn beta có thể làm chậm sự tiến triển của suy tim, tăng phân suất tống máu, nhất là suy tim tâm trương do tác động làm chậm nhịp tim, tăng thời gian để cơ tim nghỉ ngơi, giúp máu được đổ đầy về tim trước khi đến chu kỳ co bóp.
Ngoài ra, thuốc chẹn beta còn được ứng dụng để điều trị chứng đau nửa đầu, cường giáp, tăng nhãn áp, chứng run…
Cần làm gì nếu bạn lỡ quên một liều thuốc chẹn beta?
Hầu hết các thuốc chẹn beta được dùng 1 lần trong ngày. Do đó, nếu quên uống một liều, bạn hãy:
- Bỏ qua liều đã quên nếu khoảng cách tới liều tiếp theo dưới 8 giờ, và không được bỏ quên liều ngay kế tiếp.
- Dùng bổ sung liều đó nếu khoảng cách thời gian đến liều tiếp theo trên 8 giờ đồng hồ.
Lưu ý không nên dùng quá liều vì nó có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc chẹn beta
Giống như những thuốc tổng hợp hóa dược khác, sử dụng thuốc chẹn beta dài ngày có thể gây một số tác dụng không mong muốn cho người bệnh, chẳng hạn như: chóng mặt, mệt mỏi, mắt mờ, tiêu chảy, buồn nôn, chân tay và bàn tay lạnh, mất ngủ, nhịp tim chậm quá mức, rối loạn chức năng cương dương…
Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng, phát ban (sưng mặt, môi, lưỡi, bàn chân…), nhịp tim rất chậm (dưới 50 nhịp/ phút), khó thở hoặc thở khò khè..
Những ai không nên dùng thuốc chẹn beta?
- Có tiền sử bị hen suyễn, co thắt phế quản
- Mắc bệnh động mạch ngoại biên, bao gồm hội chứng Raynaud
- Mắc bệnh suy tim không ổn định
Người bị hen suyễn không nên dùng thuộc chẹn beta
Nếu có sử dụng thuốc chẹn beta, một số đối tượng cần thận trọng:
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Người mắc bệnh nhược cơ
- Người có nhịp tim chậm, đau thắt ngực thể co thắt (Prizmatal)
- Người bị tăng huyết áp do nguyên nhân u tuyến thượng thận (pheochromocytoma)
- Người bị nhiễm toan chuyển hóa có nồng độ acid trong máu cao
- Phụ nữ có thai và cho con bú
Mặc dù có nhiều tác dụng phụ nhưng bạn không nên tự ý ngưng dừng thuốc chẹn beta đột ngột vì điều này sẽ rất nguy hiểm, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, đặc biệt là khi đang điều trị đau thắt ngực hoặc sau một cơn nhồi máu cơ tim.
Vấn đề tương tác thuốc khi sử dụng cùng thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta có thể gây tương khi sử dụng đồng thời một trong những loại thuốc dưới đây:
- Thuốc chống loạn nhịp (Anti-arrhythmics): khi dùng cùng chẹn beta có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy giảm chức năng của tim
- Thuốc điều trị huyết áp cao, đau thắt ngực: có thể gây hiệp đồng tác dụng làm giảm huyết áp quá mức, chẳng hạn như Verapamil, Nisoldipine, Nifedipine.... Hoặc thuốc Diltiazem sẽ làm tăng nguy cơ nhịp tim chậm.
- Thuốc điều trị suy tim như Digoxin, khi dùng chung thuốc chẹn beta sẽ có nguy cơ làm chậm nhịp tim quá mức.
- Thuốc chống loạn thần khi điều trị rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân biệt, khi dùng cùng thuốc chẹn beta có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp.
- Tương tác khác: thuốc Clonidin điều trị cao huyết áp và đau nửa đầu, ban đầu dùng cùng thuốc chẹn beta, sau đó ngừng thuốc Clonidin đột ngột có thể làm huyết áp tăng mạnh trở lại.
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên kiểm tra kỹ và đẩy đủ thông tin liên quan đến liều dùng và vấn đề tương tác thuốc để mang lại hiệu quả và an toàn khi điều trị bệnh.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta điều trị rối loạn nhịp tim
- Thường xuyên kiểm tra nhịp tim để theo dõi sự thay đổi và có hướng xử lý nếu nhịp tim quá chậm.
- Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, thuốc chẹn beta có thể làm tăng nồng độ đường trong máu. Do đó hãy theo dõi cẩn thận các triệu chứng của hạ đường huyết vì thuốc chẹn beta có thể “che giấu” khiến bạn khó nhận biết.
- Thuốc chẹn beta có thể làm bạn dễ bị nhiễm lạnh hoặc cháy nắng. Vì vậy, bạn nên mặc ấm hoặc hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh hoặc nên mặc áo chống nắng, áo sơ mi dài tay, mũ rộng vành khi ra ngoài nắng.
- Phản ứng dị ứng: Nếu có ăn thức ăn, dùng một loại thuốc khác hoặc bị côn trùng đốt, thuốc chẹn beta có thể khiến phản ứng dị ứng trở nên tồi tệ hơn và khó điều trị. Do đó, nên tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời tình trạng này.
- Nước bưởi có thể làm giảm tác dụng của thuốc chẹn beta, hãy dùng cách xa nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ hoặc tránh sử dụng bưởi khi đang điều trị bằng thuốc.
- Nên sử dụng kết hợp thảo dược giúp nâng cao hiệu quả khi điều trị rối loạn nhịp tim. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoạt chất matrine trong cây Khổ sâm có khả năng làm giảm sự kích thích của hệ thần kinh tim, ức chế giải phóng adrenalin, tác động tương tự nhóm chẹn beta giao cảm nên giúp chống rối loạn nhịp tim và phòng ngừa nguy cơ suy tim hiệu quả. Điều đặc biệt là hoạt chất này ức chế chọn lọc trên cơ tim nên không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức, hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Việc nghiên cứu và ứng dụng thành công những hoạt chất sinh học tự nhiên có thể giúp ổn định nhịp tim, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.
Biên tập viên sức khỏe Đông tây
Nguồn tham khảo: www.medicalnewstoday.com/articles/173068.php
www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/beta-blockers-for-heart-failure
www.nhs.uk/Conditions/Beta-blockers/Pages/How-it-works.aspx
BTV Lan AnhTừ khóa » Chẹn Beta Trong Nhồi Máu Cơ Tim
-
Đồng Thuận Của Các Chuyên Gia Về Thuốc Chẹn Bêta Trong Bệnh Tim ...
-
Sử Dụng Thuốc Chẹn Bêta Trong Suy Tim Và Tăng Huyết áp
-
Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm Trong Hội Chứng Mạch Vành Cấp
-
Cơ Chế Tác Dụng Của Thuốc ức Chế Beta Trong điều Trị Bệnh Tim Mạch
-
Dùng Thuốc Chẹn Beta Trong điều Trị Tim Mạch - Tin Tổng Hợp - Bộ Y Tế
-
Sử Dụng Chẹn Beta Trên Bệnh Nhân Nặng: Từ Sinh Lý đến Bằng Chứng ...
-
Thuốc Chẹn Beta Trong điều Trị Bệnh động Mạch Vành: Vai Trò, Tác Dụng
-
[PDF] CẬP NHẬT VỀ VAI TRÒ THUỐC CHẸN BETA TRONG ĐIỀU TRỊ ...
-
CHẸN BETA GIAO CẢM Ở BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM ...
-
THUỐC CHẸN BÊTA VÀ VAI TRÒ TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN
-
Vai Trò Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm Thế Hệ Mới Trong Bệnh Lý Tim Mạch
-
Nhồi Máu Cơ Tim Cấp Tính (MI) - Rối Loạn Tim Mạch - MSD Manuals
-
Thuốc điều Trị Suy Tim - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm Trị Bệnh Tim: Vài Lưu ý Khi Dùng