Thuốc Chữa Khỏi Bệnh Âm Chứng

ẨM CHỨNG

Chế độ ăn cho bệnh suy thận

Hết sỏi thận chỉ sau 10 thang thuốc

Đại Cương

Ẩm chứng là thuỷ dịch (nước) của các bộ phận trong cơ thể đình tích lại, không chuyển hoá được. Trong phạm vi rộng chia làm 4 loại: ở tràng vị gọi là đàm ẩm, ở ngực sườn gọi là huyền ẩm, phân tán ra tứ chi gọi là dật ẩm, ở phổi gọi là chi ẩm, …

Trên lâm sàng thường gặp ở các bệnh mãn tính như viêm phế quản, hen, viêm phúc mạc, công năng tràng vị rối loạn,

Biểu hiện lâm sàng: dạ dầy có tiếng nước óc ách,sôi bụng, chân tay thũng nặng,ngực khó chịu, đau sườn, ho khạc cũng đau nhói xuyễn thở đoản khí, nôn mửa ra bọt rãi, vùng Lưng có mảng lạnh bằng bàn tay, chóng mặt, hoa mắt ,mặt hơi phù, Rêu trắng nhớt, mạch huyền hoặc trầm huyền.

Nguyên Nhân

Có thể do nội nhân và ngoại nhân.

Nội nhân do dương khí bất túc, tân dịch vận hóa vô lực gây nên.

Ngoại nhân do do cảm nhiễm hàn thấp lâu ngày hoặc tổn thương ăn uống, khiến dương khí bị uất không vận hóa được gây nên.

Trong quá trình phát bệnh, hai loại này thường ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Ngoại cảm hàn thấp: Khí hậu ẩm lạnh, hoặc lội nước dầm mưa, thủy thấp từ bên ngoài thấm vào, phần dương bảo vệ bên ngoài bị thương trước tiên, dần dần từ biểu vào lý, dương khí của nội tạng bị thấp tà làm khốn đốn đến không được thoải mái khiến cho thủy thấp ứ đọng mà thành bệnh. Sách ‘Tố Vấn’ viết: “Thấp tà thắng thì người ta bị ẩm tích lại mà thành chứng tâm thống”.. đó là chỉ trường hợp này.

2) Bị tồn thương do ăn uống - như uống nước lạnh hoặc ăn nhiều thứ sống lạnh, nóng và lạnh làm tổn thương nhau, dương khí ở trung tiêu bị uất kết, Tỳ không vận hóa được đọng lại thành chứng ẩm, như sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Uống nước nhiều, ắt sẽ bị khó thở (suyễn), và ăn ít uống nhiều, nước đọng lại ở dưới Tâm. ... Nói lên ăn uống không điều độ, hoặc uống nước nhiều sẽ đọng lại thành chứng ẩm.

3) Dương khí suy yếu: Thủy dịch của cơ thể phải nhờ dương khí mới biến hóa được. Người bị ốm lâu thể lực yếu hoặc vì tuổi cao khí yếu, dương khí Tỳ Thận bất túc, thủy dịch khó chuyển hóa, bị ứ đọng lại thành chứng ẩm.

Biện Chứng

Trước tiên cần phân biệt ẩm tà ứ đọng ở vị trí nào mới có thể có biện pháp điều trị.

Ẩm tà lưu ở Vị Trường thì vùng trung quản có tiếng nước óc ách, uống nước vào thì mửa, hoặc trong ruột có tiếng sôi réo.

Ẩm tà đọng ở Phế thường có chứng ho suyễn, khạc đờm có nhiều bọt trắng.

Ẩm tà ở dưới hông sườn thì hông sườn trướng đau, khi ho thì đau tăng.

Ẩm tà ứ đọng ở Bàng quang thì bụng dưới căng cứng hoặc chướng đầy, tiểu tiện không thông...

Đồng thời, còn căn cứ vào các đặc điểm của bệnh như dương hư âm thịnh, hoặc bản hư tiêu thực, linh hoạt nắm vững hư hay thực, hoãn hay cấp, khi biện chứng mới xác đáng.

Về phương diện điều trị, sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’ có nêu ra các phương pháp: tuyên tán, lợi thủy, trục thủy và ôn hóa khác nhau, và đề ra nguyên tắc "Bệnh đàm ẩm, nên dùng thuốc ấm để hòa". Đó là do ẩm là dương tà, gặp lạnh thì tụ, được ấm thì lưu thông, dù dùng thuốc tuyên tán, lợi thủy hay trục ẩm đều phải chú ý đến việc ôn hóa. Nếu nghiêng về dương hư, phải lấy kiện Tỳ ôn Thận làm chủ yếu, để củng cố gốc.

Điều trị:

Ẩm tà hại phế

Triệu chứng: Ho suyễn, ngực đầy, thậm chí không nằm được, đờm nhiều loãng, trong đờm lẫn bọt dãi, gặp thời tiết lạnh thì bệnh tăng. Thoạt tiên có thể có biểu chứng: sốt, sợ lạnh, cơ thể đau, dần dà vùng mặt bị phù thũng nhẹ, lưỡi nhạt, mạch Huyền khẩn. - Chứng này thường gặp trong bệnh viêm phế quản, hen phế quản dạng hàn

Biện Chứng: Do ẩm tà tích ở Phế, Phế khí không tuyên giáng, làm cho ho và ngực đầy, không nằm được, đờm nhiều. Thủy theo khí đưa lên làm cho phù thũng vùng mặt. Rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền khẩn là dấu hiệu hàn ẩm thịnh ở trong.

Pháp: Ôn phế, hóa ẩm, bình suyễn, chỉ khái.

Chủ yếu dùng bài thuốc Ôn Phế Hóa Ẩm Thang (tức Tiểu Thanh Long Thang) gia giảm.

Tiểu thanh long thang Ma hoàng 12 Quế chi 12 Bán hạ 12
Tế tân 6 Bạch thược 12 Can khương 12 Trích thảo 12
Ngũ vị 6

Bài này vừa ôn Phế hóa ẩm, vừa biểu tán phong hàn, thích hợp với chứng do hàn ở bên ngoài dẫn đến nội ẩm.

Huyền ẩm.

Triệu chứng: Ngực sườn chướng đau, khi ho thì đau tăng, xoay mình và hít thở cũng đau, đôi khi hơi thở ngắn, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền. chứng này gặp ở những bệnh nhân tràn dịch màng phổi.

Biện chứng: Thuỷ dịch ứ đọng ở màng phổi làm cản trở sự hô hấp gây nên ho suyễn, đau ngực, thở ngắn hơi, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền là triệu chứng thủy ẩm ứ đọng trong cơ thể.

Pháp: Công trục thủy ẩm.

Dùng bài Thập Táo Thang gia giảm. Phương này trục ẩm hạ mạnh, chỉ được dùng khi ẩm tà ủng thực mà chính khí chưa suy. Trong bài có Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, trục thủy mạnh, liều lượng nên dùng vừa phải. Nếu bệnh ở loại chính hư tà thực, có thể dùng Đình Lịch Đại Táo Tả Phế Thang hợp với Tam Tử Thang gia giảm.

Sau khi bệnh đã giản có thể dùng phương pháp ôn dương hoá ẩm để phòng tái phát, có thể dùng bài linh quế truật cam thang,

Ẩm ứ đọng ở trường vị

Triệu chứng: Hình thể gầy ốm, ăn uống kém, trong dạ dầy có tiếng nước óc ách hoặc sôi, tiêu lỏng, sợ lạnh, nhất là vùng lưng, đôi khi chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, ngắn hơi, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt. - Chứng này có thể gặp trong các bệnh viêm đại tràng, đau dạ dầy, rồi loạn tiêu hoá

- Biện chứng: Tỳ Vị kiện vận mất chức năng cho nên ăn uống sút kém, thủy cốc không hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng cơ thể cho nên gầy còm. Thủy ẩm đọng ở trong dạ dày hoặc chảy xuống ruột, không chuyển hóa được, uống vào dễ mửa hoặc bụng óc ách, sôi, tiêu lỏng. Thanh dương bị ẩm tà ngăn trở không phát huy được, cho nên sợ lạnh, chóng mặt, hoa mắt. Thủy ẩm tràn lên Tâm Phế, làm cho hồi hộp, ngắn hơi; Rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt là hiện tượng hàn ẩm ứ đọng.

Pháp: Ôn dương, lợi thủy.

Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang để lợi ẩm và ôn Tỳ dương.

Linh quế truật cam thang Bạch linh 16 Quế chi 12 Bạch truật 12
Cam thảo 18

Chủ trị: Ôn trung trừ thấp chữa đờm ẩm ngực đầy huyễn vựng

Trong bài có Phục linh vị đạm, có tác dụng thấm dẫn nước chảy xuống dưới

Quế, Cam thảo để ôn dương hóa khí

Bạch truật kiện Tỳ trừ thấp.

Nếu nôn mửa, chóng mặt, thêm Bán hạ, Sinh khương đế hòa Vị, giáng nghịch.

Dương hư nặng, có thể dùng thêm Can khương, Nhục quế để lấy tân ôn trợ dương, hiệu quả càng nhanh.

Bệnh tình khá nặng có triệu chứng vùng bụng chướng đầy, sôi bụng, táo bón, miệng khô, lưỡi ráo, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng tro, mạch Trầm huyền, đó là ẩm tà đọng ở trườngvị lâu ngày hóa nhiệt,

Pháp: Theo phép lợi thủy, trục ẩm,

dùng bài Kỷ Tiêu Lịch Hoàng Hoàn gồm những vị cay đắng,

Kim quĩ yếu lược

Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn Phòng kỉ 40 Đình lịch tử 40 Tiêu mục 40
Đại hoàng 40

Có tác dụng tuyên tiết để tiêu thủy. Có đằng trước và đằng sau khiến thủy ẩm bài tiết theo đường đại, tiểu tiện.

Ẩm tà ứ đọng ở bàng quang

Triệu chứng: Bụng dưới chướng đầy, tiểu tiện không thông, chóng mặt, hoa mắt, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền hoạt.

Biện chứng: Ẩm tà ứ đọng ở Bàng quang, khí hóa không lợi cho nên bụng dưới chướng đầy mà tiểu ít. Nước tràn lên trên thì gây nên chóng mặt, hoa mắt. Rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt đều là chứng hậu của thủy ẩm ứ đọng.

Pháp: Hóa khí, hành thủy.

Dùng bài Ngũ Linh Tán.

Ngũ linh tán Trư linh 12-18 Trạch tả 12-20 Bạch linh 12-18
Quế chi 4-8 Bạch truật 12-18

Trong bài có Quế chi, Bạch truật để ôn dương hóa khí;

Phục linh, Trư linh, Trạch tả để đưa nước chảy xuống, đồng thời có công hóa khí hành thủy.

Nếu bụng dưới co cứng cảm giác lạnh, suyễn, hơi thở ngắn, ớn lạnh, chân tay lạnh, lưỡi bệu mà nhuận, mạch Trầm tế là chứng hậu của Thận dương hư suy, nên tăng cường sức ôn Thận, hóa ẩm.

Dùng bài Ngũ Linh Tán có thể thêm Phụ tử, Nhục quế.

Nếu bệnh nhẹ có thể dùng bài Thận Khí Hoàn điều trị tiếp tục.

Tế sinh thận khí hoàn Thục địa 24 Hoài sơn 12 Đan bì 9
Bạch linh 9 Trạch tả 9 Sơn thù 12 Nhục quế 4-8
Phụ tử 4-8 Ngưu tất 10 Sa tiền 16

Chứng Dật Ẩm ghi trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ thì chứng trạng chủ yếu là đau nhức nặng nề toàn thân. Thậm chí chân tay phù thũng, căn cứ vào đó, có thể xếp Dật ẩm thuộc phạm vi thủy thũng. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ cũng ghi: "Dật ẩm tức ngày nay gọi là phong thủy, bì thủy", đó là lý do không giới thiệu Dật ẩm trong ẩm chứng ở đây nhưng lại có ảnh hưởng đến nhau.

Tóm lại, ẩm chứng thuộc loại dương hư âm thịnh, ‘bản’ hư mà "tiêu' thực. ‘Bản’ thuộc Tỳ Thận dương hư không vận hóa được chất tinh vi, ‘Tiêu' là thủy ẩm ứ đọng. Còn kiện Tỳ ôn Thận là phép chính trị, đợi khi thủy ẩm tạm ổn, rêu lưỡi hóa dần, mạch chuyển Hư Nhược, vẫn cần phải ôn bổ Tỳ Thận, phù chính đã làm bền gốc để củng cố về sau: Đồng thời chú ý phòng ngừa ngoại tà xâm phạm, hạn chế rượu, thuốc và thức có mỡ, kết quả điều trị càng được nâng cao.

*********************************

Từ khóa » đàm ẩm Thuộc