Thuốc Cimetidine - Cimedine - Pharmog

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Cimetidine

Phân loại: Thuốc kháng thụ thể histamin H2.

Nhóm pháp lý: Thuốc dùng đường uống: dạng chia liều với giới hạn hàm lượng Cimetidin ≤ 200mg/đơn vị, Chỉ định điều trị chứng ợ nóng là thuốc không kê đơn OTC (Over the counter drugs). Hàm lượng, đường dùng, chỉ định khác là thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine).

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A02BA01.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Cimedine

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần dược phẩm 3/2

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén hoặc viên nén bao phim: 300 mg.

Thuốc tham khảo:

CIMEDINE
Mỗi viên nén có chứa:
Cimetidine …………………………. 300 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Trị loét dạ dày, tá tràng.

Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Điều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger – Ellison.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Thuốc dùng đường uống. Uống vào bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Liều dùng:

Trị loét dạ dày, tá tràng: Dùng liều duy nhất 800mg/ngày, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc 1 viên / lần , 3 lần/ ngày, uống trong vòng 4 tuần đối với loét tá tràng, và 8 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì là 1 viên/ngày vào trước lúc đi ngủ.

Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản: Liều dùng 1 viên /lần, 4 lần / ngày. Dùng từ 4 đến 8 tuần.

Hội chứng Zollinger – Ellison: Liều dùng 1 viên/ lần, 4 lần/ ngày. Dùng trong thời gian dài khi lâm sàng cho phép.

4.3. Chống chỉ định:

Nhạy cảm với Cimetidin.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

4.4 Thận trọng:

Cimedine tương tác với nhiều thuốc, bởi vậy khi dùng phối hợp với loại thuốc nào đó đều phải xem xét kỹ.

Trước khi dùng Cimetidin điều trị loét dạ dày phải loại trừ khả năng ung thư, vì khi dùng thuốc có thể che lấp triệu chứng gây khó chẩn đoán.

Giảm liều ở người bệnh suy gan, thận.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không ảnh hưởng

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B1

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Tránh sử dụng.

Thời kỳ cho con bú:

Tránh sử dụng.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp: Tiêu hóa: Tiêu chảy; Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn hồi phục được, trầm cảm, kích động, bồn chồn, ảo giác, mất phương hướng; Nội tiết: Chứng to vú ở đàn ông khi điều trị 1 tháng hoặc lâu hơn.

Ít gặp: Nội tiết: Chứng bất lực khi dùng liểu cao kéo dài trên 1 năm, nhưng có thể hồi phục; Da: Phát ban; Gan: Tăng enzym gan tạm thời, tự hết khi ngừng thuốc; Thận: Tăng creatinin huyết; Quá mẫn: Sốt, dị ứng kể cả sốc phản vệ, viêm mạch quá mẫn.

Hiếm gặp: Tim mạch: Mạch chậm, mạch nhanh, chẹn nhĩ- thất tim; Máu: Giảm bạch cầu đa nhân, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo. Các thuốc kháng histamin H; gây giảm tiết acid nên cũng giảm hấp thụ vitamin B,; rất dễ gây thiếu máu; Gan: Viêm gan mãn tính, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm tụy, nhưng sẽ khỏi khi ngừng thuốc; Thận: Viêm thận kẽ, bí tiểu tiện; Cơ: Viêm đa cơ; Da: Ban đỏ nhọ, hói đầu rụng tóc.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Một số tác dụng không mong muốn sẽ qua đi sau khi ngừng thuốc.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Metformin: Cimetidin ức chế sự bài tiết của metformin ở ống thận, làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.

Warfarin: Cimetidin ức chế chuyển hóa của warfarin, làm tăng tác dụng của thuốc, gây tăng nguy cơ chảy máu. Nên tránh sự phối hợp này.

Quinidin: Cimetidin ức chế sự thanh thải của quinidin khoảng 30% gây tăng hàm lượng chất này trong huyết tương. Cần theo dõi nguy cơ thay đổi trên điện tâm đồ.

Procainamid: Cimetidin làm giảm sự đào thải của procainamid và chất chuyển hóa của nó là N – acetyl procainamid qua thận gây tăng nồng độ những chất này trong huyết tương. Do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp của procainamid, có thể gây tử vong.

Lidocain: Trong khi tiêm truyền lidocain, nếu cimetidin cũng được dùng sẽ gây ức chế chuyển hóa lidocain nồng độ lidocain trong huyết tương có thể tăng tới mức gây độc.

Propranolol: Cimetidin làm tăng nồng độ của propranolol trong huyết tương bằng cách ức chế sự chuyển hóa qua gan lần đầu của chất này, do đó làm tăng khả dụng sinh học của propranolol dẫn đến tăng nguy cơ chậm nhịp tim.

Nifedipin: Tăng tác dụng hạ huyết áp.

Phenytoin: Cimetidin làm tăng nồng độ của phenytoin bằng cách ức chế chuyển hóa của chất này. Nên tránh sự phối hợp này.

Acid valproic: Cimetidin làm tăng nồng độ của acid valproic trong huyết tương. Nên tránh sự phối hợp này.

Theophylin: Cimetidin làm giảm chuyển hóa của theophylin. Nên tránh sự phối hợp này, nếu cần thiết phải điều chỉnh liều theo phylin hoặc ngừng cimetidin.

Các muối, oxyd và hydroxyl magnesi, nhôm, calci làm giảm sự hấp thu của cimetidin nếu uống cùng. Vì vậy nên dùng cách nhau 2 giờ.

4.9 Quá liều và xử trí:

Cimetidin có thể dùng từ 5,2 tới 20 g/ngày trong 5 ngày liền cũng không gây ra nguy hiểm, mặc dù nồng độ trong huyết tương tới 57 mg/ml (nồng độ tối đa đạt được trong huyết tương sau khi dùng 200 mg là 1microgam/ml). Tuy nhiên quá 12 g cũng sinh ra một số tác dụng không mong muốn như: giãn đồng tử, loạn ngôn, mạch nhanh, kích động, mất phương hướng, suy hô hấp…

Xử lý: Rửa dạ dày, gây nôn và điều trị các triệu chứng. Không cần dùng thuốc lợi tiểu vì không có kết quả.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Cimetidin là chất ức chế hoạt động của histamin trên thụ thể H2 (theo cơ chế cạnh tranh) của tế bào ngoài nền có tác dụng làm giảm sự tiết acid ở dạ dày khi sự tiết acid này được kích thích bởi thức ăn, insulin, histamin, pentagastrin và cafein.

Cơ chế tác dụng:

Cimetidin ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành của dạ dày, ức chế sự tiết dịch cơ bản (khi đói) ngày và đêm của dạ dày và cả sự tiết acid được kích thích bởi thức ăn, Histamin, Insulin, Cafein, Pentagastrin. Lượng pepsin do dạ dày sản xuất ra cũng giảm theo.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Cimetidin được hấp thu nhanh chóng sau khi uống và khả dụng sinh học là 75%.

Thời gian bán hủy là 2— 3 giờ.

Thải trử chủ yếu qua thận. 70% lượng thuốc uống vào được tìm thấy trong nước tiểu phần lớn dưới dạng chưa chuyển hóa.

Cimetidin qua được hàng rào nhau thai và được bài tiết qua sữa.

Độ thanh thải của cimetidin giảm theo tuổi.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

….

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Từ khóa » định Lượng Cimetidin