Thuốc Dấm Trái Cây (ethrel): Hại Hay Không Hại? - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Ethrel của Hãng Bayer |
Một số cơ quan ngôn luận cũng đã vào cuộc với những thông tin đa chiều, đôi lúc trái ngược nhau về độc tính của loại hóa chất rất rẻ này (chỉ 800 đồng/chai). Một số thông tin cho rằng nó không độc hại, được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, một số thông tin khác lại cho rằng hóa chất này là loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ; trên thế giới nhiều nước đã cấm hoàn toàn việc sử dụng thuốc này vào việc thúc chín quả. Thậm chí có thông tin cho rằng ăn trái cây được xử lý bằng chất này có khả năng bị... thủng dạ dày!
Tuy nhiên, một điều khá thống nhất về thông tin là việc sử dụng hóa chất đó là có thật và tên của nó trên thị trường là ethrel.
Vậy ethrel là gì? Nó có thật sự là chất độc và cấm bị sử dụng hay không? Liều lượng an toàn là bao nhiêu?
Ethrel thực chất là tên thương mại của hoạt chất ethephon (đây cũng không phải là tên chính thức, tên này do Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ - ANSI - đặt cho nó, là một chất phôtpho hữu cơ được Cục Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng với liều lượng thích hợp để dấm trái cây như cà chua, dâu, táo... và được nhiều nước (ngay cả những nước phát triển như Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Hà Lan) sử dụng để làm chất điều hòa tăng trưởng và dấm chín trái cây nhằm làm trái cây chín đồng đều, rút ngắn thời gian chín và giảm tổn thất sau thu hoạch.
Trái cây các loại màu vàng rực có, đỏ có, vỏ trơn nhẵn, bóng đẹp được bày bán lưu động trên xe đạp, xe gắn máy, xe ba gác khắp đường phố TP.HCM, tập trung nhiều nhất ở hai tuyến đường Võ Thị Sáu (ảnh) và Điện Biên Phủ, Q.3. Giá cả vừa phải nên nhiều người ghé mua. Tuy nhiên, khi về đến nhà bổ ra ăn... thì hỡi ôi: hồng giòn vỏ chín vàng rực nhưng ăn vào có trái còn chát ngầm; táo giòn vỏ ngoài vẫn bóng đẹp nhưng có trái trong ruột đã bị thối; quýt Thái bao ngọt nhưng lột ra có trái chua lè; đu đủ chín vàng, bóng láng nhưng khi ăn vào thì lạt nhách; xoài vỏ vàng óng nhưng trong ruột tái mét, hạt còn non, cắn thử một miếng chua đến nhăn mặt... Nhiều bà nội trợ đã cảnh giác, không mua các loại trái cây này vì tốn tiền và phải bỏ phí, ăn chẳng được bao nhiêu. Gần đây có thông tin cho rằng đây là loại trái cây đã sử dụng hóa chất dạng lỏng có tên ethrel của Trung Quốc để kích thích từ đang xanh sẽ chín vàng, bóng đẹp, vỏ trơn nhẵn chỉ sau vài giờ. |
Về phương diện độc tính, ethrel (hay ethephon) có thể làm xót da và mắt (do đó khi sử dụng cần phải mang găng tay). Ethrel không gây ung thư và được Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D (không gây ung thư cho người). Ethrel không sinh độc chất và có vẻ không cảm ứng tác dụng có hại lên hệ sinh sản. Mặc dù ethrel là một
phôtphat hữu cơ, chất này dường như không gây độc tính thần kinh trễ ở thú vật thí nghiệm. Từ năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới xếp ethrel vào nhóm không tác động nguy hiểm cấp tính nếu dùng bình thường. Có thể nói thêm: khi ethrel đi vào trái cây nó sẽ được chuyển hóa thành êtylen, phôtpho, clorua - những hợp chất khá an toàn.
Căn cứ trên việc khảo sát dư lượng ethrel trong thực phẩm, US-EPA xác định việc ethrel đi vào cơ thể qua thực phẩm là an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho phép 0,05 mg/kg cân nặng. Với khối lượng của một người là 60kg thì lượng ethrel cho phép dung nạp hằng ngày là 3mg (khá lớn) và được xem là an toàn, không tiên lượng nguy hiểm.
Vậy việc sử dụng ethrel để dấm hoa quả có thể được xem là an toàn, tuy nhiên hành vi bơm trực tiếp chất này vào trái cây (như mít) cần phải được nghiêm cấm do nó có thể gây tồn dư cục bộ ethrel tại một vài nơi nhất định trong trái cây và có thể gây ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên để “chắc ăn”, người tiêu dùng nên gọt vỏ trái cây thật kỹ trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần quan tâm là độ tinh khiết của ethrel nhập từ Trung Quốc: nó có thật sự tinh khiết không, những tạp chất độc hại khác nếu có là gì? Các khuyến cáo cho thời gian, liều lượng sử dụng như thế nào? Thời gian từ khi dấm đến khi người tiêu dùng sử dụng bao nhiêu lâu thì an toàn?
Điều đáng ngạc nhiên là theo tìm hiểu của chúng tôi, tuy ethrel đã được đưa vào VN từ khoảng hai năm nay và được nhiều công ty, viện nghiên cứu thử nghiệm ở quy mô khá lớn, nhưng việc sử dụng hóa chất này trên hoa quả cho đến nay là không được phép tại VN vì ethrel (ethephon) không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng (theo các quyết định 867/QĐ-BYT ngày 4-4-1998 và 305/2000/QĐ-BYT ngày 2-2-2000 của bộ trưởng Bộ Y tế), đồng thời nó cũng “nằm ngoài danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở VN” như ông Trịnh Công Toản, chánh thanh tra Cục Bảo vệ thực vật, cho biết.
Và cũng thật khó hiểu là cho đến nay Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế cũng như Cục Bảo vệ thực vật vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về loại hóa chất này độc hại hay không độc hại, được sử dụng hay không được phép sử dụng trên hoa quả? Nếu được thì cần tuân theo các chỉ dẫn, tiêu chí nào?
“Độ trễ” của các cơ quan chức năng so với thực tiễn thật đáng kinh ngạc. Tất cả vẫn còn đang bỏ ngỏ và vẫn còn chờ câu trả lời chính thức từ chính các cơ quan đó.
Từ khóa » Trái Cây Giấm Thuốc
-
Hiểu đúng Về Thuốc Giấm Trái Cây - Khoa Học Và đời Sống
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Hoa Bụp Giấm, Bạn đã Biết Chưa?
-
Công Dụng Cây Bụp Giấm | Vinmec
-
Hóa Chất Làm Nhanh Chín Trái Cây
-
Cây Bụp Giấm: Dược Liệu Quý Có Nguồn Gốc Từ Tây Phi
-
Vị Thuốc Bụp Giấm | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hiểm Họa Từ Việc Giấm Chín Hoa Quả Bằng Thuốc Thúc Chín Trái Cây Lạ
-
Chất Làm Chín Trái Cây Ethephon An Toàn Với Sức Khỏe Con Người
-
Cây Bụp Giấm - Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Hay Bạn Nên Biết
-
Cây Bụp Giấm (Atiso Đỏ) Và Những Lợi Ích Đối Với Sức Khỏe
-
Thuốc Thúc Chín Trái Cây Có Thật Sự độc Hại? | VTC - YouTube
-
Trái Cây Chín Nhanh, Tươi Lâu: Chưa Rõ Thuốc độc Hay Không!
-
Cách đơn Giản Phân Biệt Trái Cây Chứa Hóa Chất - Vietnamnet