Thuốc đau Bụng Kinh Cataflam Có Gây Vô Sinh Không? 4 điều Cần Nhớ
Có thể bạn quan tâm
Cataflam có gây vô sinh không là thắc mắc đến từ nhiều chị em, bởi loại thuốc này thường được sử dụng để giảm đau trong ngày đèn đỏ. Cataflam hoạt động bằng cách ức chế sản xuất prostaglandin trên toàn bộ cơ thế, từ đó giảm đau, chống viêm. Vì vậy sử dụng thuốc cataflam không gây vô sinh.
1. Thuốc cataflam có gây vô sinh không? Giải đáp của bác sĩ chuyên khoa
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc Cataflam không gây vô sinh. Các thành phần của thuốc không tác động trực tiếp đến hoạt động co bóp tử cung.
Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sản xuất prostaglandin của toàn bộ cơ thể, tác dụng giảm các hiện tượng viêm và cải thiện cơn đau hiệu quả trong những ngày hành kinh. Sử dụng Cataflam không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hay làm tăng nguy cơ gây vô sinh.
Điều này không đồng nghĩa với việc chị em lạm dụng, dùng thuốc quá nhiều để giảm đau bụng kinh. Bởi các loại thuốc Tây khi sử dụng quá nhiều đều gây hại đến sức khỏe.
Với cataflam nếu chị em quá phụ thuộc vào thuốc sẽ gây đến các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, viêm phụ khoa và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn.
Thông thường với những trường hợp đau bụng kinh nguyên phát (triệu chứng đau khởi phát do hoạt động co thắt của tử cung để loại bỏ máu kinh) có thể sử dụng cataflam.
Những trường hợp đau bụng kinh có thể do những bệnh lý phụ khoa gây ra (u xơ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung), cần thăm khám để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc và các phương pháp điều trị thích hợp.
2. Tác dụng phụ không cataflam gây ra cho sức khỏe
Mặc dù băn khoăn cataflam có gây vô sinh không đã được giải đáp tuy nhiên khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh này, chị em sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn sau:
2.1 Đau đầu, chóng mặt
Cataflam gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biểu hiện là các triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ. Đối với những người sử dụng thuốc quá liều hoặc cơ thể phản ứng với một thành phần của thuốc thì còn xảy ra tình trạng co giật, chân tay run, trầm cảm, rối loạn trí nhớ, mất ngủ…
2.2 Buồn nôn, đau dạ dày
Buồn nôn, đau dạ dày là phản ứng phụ dễ thấy khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh màu hồng. Thậm chí, nặng hơn còn gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Đó là lý do vì sao thuốc này chống chỉ định với những người loét dạ dày tá tràng.
2.3 Gây viêm gan, suy thận
Việc sử dụng cataflam có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Uống thuốc đau bụng kinh lâu ngày sẽ làm suy gan, suy thận và rối loạn chức năng của hai bộ phận này.
2.4 Gây mẩn đỏ, nổi mụn nước
Với những người có da nhạy cảm dễ bị dị ứng với thành phần của thuốc, uống cataflam có thể bị nổi mẩn đỏ, mọc mụn nước, phát ban dát sần, nặng hơn thì bị phù mạch…
2.5 Giảm chức năng của thị giác, thính giác, vị giác
Bên cạnh những tác dụng phụ kể trên, cataflam còn là tác nhân gây ra các vấn đề với hệ thần kinh, làm rối loạn vị giác, không cảm nhận được hương vị món ăn; thị giác (mắt mờ, song thị), thính giác (ù tai, giảm khả năng nghe)…
3. Những lưu ý khi sử dụng cataflam đảm bảo an toàn
Muốn phát huy được hiệu quả sử dụng của cataflam, hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn kể trên, chị em cần ghi nhớ lưu ý sau:
– Không nên sử dụng thuốc trị đau bụng kinh Cataflam chung với các thuốc giảm đau bụng kinh chống viêm Non Steroid khác như: Ticlopidin, Aspirin, Heparin (thuốc chống đông máu).
– Đọc kỹ hướng dẫn chống chỉ định về nhóm đối tượng không được sử dụng Cataflam để tránh những tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Cụ thể, nhóm đối tượng chống chỉ định dùng thuốc là: Người viêm loét dạ dày tá tràng; bệnh nhân có tiền sử mề đay, hen suyễn, viêm xoang cấp; quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
– Không tự ý mua thuốc và uống thuốc, trước khi có ý định dùng, chị em nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, nhờ tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.
– Nếu đau bụng kinh ở mức độ nhẹ, chị em nên áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh theo mẹo dân gian như chườm nóng, ăn đồ ăn nóng… để khắc phục tình trạng này, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào thuốc… Đồng thời, giữ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày cho cô bé, đảm bảo thay băng vệ sinh trong khoảng thời gian 4-6h/ngày, hạn chế viêm nhiễm.
4. Lời khuyên từ chuyên gia để giảm đau bụng kinh hiệu quả
Khi bị đau bụng kinh ngoài việc sử dụng các loại thuốc giảm đau và lo lắng cataflam có gây vô sinh thì chị em có thể bỏ túi một số bí kíp để “hạ nhiệt” cơn đau hiệu quả quả từ chia sẻ của các chuyên gia sau:
4.1 Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Trong những ngày đèn đỏ, cơ thể của chị em sẽ mất đi một lượng máu đáng kể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thức uống có cồn, bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, E, B6, B12, magie, sắt,… là cách tốt nhất để bổ sung năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại những cơn đau đeo bám.
4.2 Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
Khi phải đối mặt với những cơn đau, cơ thể của chị em cũng trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn. Trong thời gian này, chị em hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh các căng thẳng không đáng có. Đồng thời bổ sung thật nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
4.3 Tập luyện thể dục hàng ngày
Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe là cách hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng cơ thể. Đồng thời, cũng giúp các cơ quan sinh sản của chị em hoạt động tốt nhất, giảm tình trạng vô sinh.
4.4 Ngưng hút thuốc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hút thuốc lá gây giãn mạch và co thắt mạch máu, tử cung co bóp mạnh hơn, khiến cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
Không những thế khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của phụ nữ. Các nhà nghiên cứu khuyên chị em không nên hút thuốc lá, tránh càng xa khói thuốc càng tốt.
4.5 Chườm ấm bụng
Đây là mẹo trị đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em truyền tai nhau. Đau bụng kinh thường do mất nhiều máu, lạnh bụng. Việc chườm ấm có thể giảm tối đa tình trạng đau bụng kinh.
Với những phân tích ở trên, chị em đã có câu trả lời được cataflam có gây vô sinh không rồi phải không nào? Để bảo vệ cơ quan sinh sản, tránh tác dụng phụ do khi sử dụng thuốc điều trị đau bụng kinh, chị em nên cân nhắc, tránh lạm dụng nhé!
Từ khóa » Cataflam 25 đau Bụng Kinh
-
Công Dụng Thuốc Cataflam 25 - Vinmec
-
Thuốc đau Bụng Kinh Cataflam Có Thể Dùng Thường Xuyên Không?
-
Cataflam - Thuốc Đau Bụng Kinh Màu Hồng & Lưu Ý Cần Biết
-
Cataflam Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Cataflam 25mg Hộp 10 Viên-Nhà Thuốc An Khang
-
Thuốc Cataflam 25mg Tác Dụng, Giá Bao Nhiêu, Có Gây Vô Sinh?
-
Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh Cataflam (Màu Hồng) Và Cách Dùng
-
Thuốc Giảm đau, Kháng Viêm Cataflam 25mg (10 Viên/hộp)
-
Cataflam 25 - Ðiều Trị Ngắn Hạn Cơn đau Bụng Kinh
-
Mua Thuốc Giảm đau, Kháng Viêm Cataflam 25mg
-
Thuốc Cataflam 25 (Diclofenac 25mg): Tác Dụng, Chỉ định, Liều Dùng
-
Thuốc Chữa đau Bụng Kinh Nguyệt Cataflam Có Tốt Không?
-
Thuốc Cataflam (diclofenac): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý