Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh Cataflam (Màu Hồng) Và Cách Dùng
Có thể bạn quan tâm
Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam được chỉ định để điều trị ngắn hạn các cơn đau cấp tính trong chu kỳ kinh. Bên cạnh đó, thuốc có thể hỗ trợ giảm đau sau chấn thương, viêm, sưng hoặc cải thiện các cơn đau sau phẫu thuật.
Thuốc đau bụng kinh Cataflam là thuốc gì?
Cataflam là được sử dùng để cải thiện các cơn đau cấp tính được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ và phân phối chính thức tại Việt Nam bởi công ty TNHH Interpharma Manufacturing.
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Tên thuốc: Cataflam
- Nhà sản xuất: Novartis Saglik Gida Ve Tarim Urunleri San. ve Tic.A.S – Thổ Nhĩ Kỳ
- Nhóm thuốc: Thuốc chống viêm và chống thấp khớp, không chứa steroid, là dẫn xuất của acid acetic.
- Thành phần: Diclofenac potassium
- Hàm lượng: Viên nén 25mg và 50mg
- Dạng bào chế: Viên nén bao đường
2. Thành phần
Thành phần chính của thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam là hoạt chất Diclofenac kali. Mỗi viên nén bao đường Cataflam chứa 25 mg hoặc 50 mg Diclofenac kali. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ hạ sốt.
Ngoài thành phần chính, mỗi viên Cataflam cũng chứa một số tá dược cần thiết như:
Giải pháp điều trị bệnh kinh nguyệt AN TOÀN, HIỆU QUẢ được 9 trên 10 phụ nữ tin dùng Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!! viemnamphukhoa.com Mở- Lõi viên: Magnesi stearat, povidon, silic dạng keo khan, tinh bột natri glycolat, tinh bột ngô và canxi phosphat.
- Phần bao đường: Celulose vi tinh thể, polyethylene glycol 8000, sắt oxyd màu đỏ (E172) titan dioxide (E171), povidon, bột talc, sucrose và chất phân tán Anstead.
- Bao bóng: Polyethylene glycol 8000, sucrose.
3. Dạng bào chế
Viên nén bao đường.
- Cataflam 25 mg: Viên nén màu đỏ nhạt, có hình tròn dài, hai mặt, đường kính viên khoảng 7.7 mm, độ dày khoảng 5.0 mm, lõi viên màu trắng.
- Cataflam 50 mg: Viên nén màu nâu đỏ, hình tròn, hai mặt, đường kính khoảng 8.8 mm, độ dày khoảng 5.2 mm, lõi viên màu trắng.
4. Chỉ định
Thuốc Cataflam thường được chỉ định trong điều trị ngắn hạn đối với những tình trạng cấp tính như:
- Đau sau các chấn thương, viêm và sưng như do bong gân.
- Đau sau phẫu thuật, viêm và sưng như sau phẫu thuật răng hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
- Các tình trạng đau hoặc viêm cấp tính trong phụ khoa như đau bụng kinh hoặc viêm phần phụ.
- Đau nửa đầu (migraine).
- Hội chứng đau cột sống.
- Bệnh thấp khớp không phải ở khớp.
Điều trị hỗ trợ trong các trường hợp viêm nhiễm khuẩn nặng ở tai, mũi, họng như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Tuy nhiên sử dụng Cataflam theo nguyên tắc điều trị chung là sử dụng các biện pháp điều trị cơ bản và sử dụng Cataflam để tăng cường hiệu quả điều trị.
5. Chống chỉ định
Không sử dụng Cataflam cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra các đối tượng không nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam bao gồm:
- Đang bị viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày – ruột
- Có tiền sử xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng dạ dày – ruột liên quan đến việc sử dụng NSAID
- Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
- Suy gan nặng
- Suy thận nặng (GFR <15 mL / phút / 1.73 m2)
- Người bệnh suy tim sung huyết (từ độ II đến độ IV theo phân độ chức năng suy tim thuộc Hội tim New York – NYHA), bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi
Tương tự như các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid khác, thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam chống chỉ định với các bệnh nhân sử dụng acid acetylsalicylic hoắc các NSAID khác có thể gây ra các cơn hen, phù mạch, mề đay mẩn ngứa hoặc viêm mũi cấp tính.
6. Cách sử dụng thuốc Cataflam
Nên nuốt cả viên thuốc Cataflam với nước lọc, tốt nhất nên sử dụng thuốc trước các bữa ăn chính, không nên bẻ hoặc nhai viên thuốc.
Ngoài ra, không sử dụng các loại thức uống khác như nước ngọt, nước có gas, đồ uống chứa caffeine hoặc chất kích thích khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam.
7. Liều dùng
Sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Để giảm thiểu nguy cơ rủi ro và các phản ứng bất lợi, sử dụng Cataflam ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
Liều dùng chỉ định theo từng nhóm bệnh nhân như sau:
– Nhóm bệnh nhân chung (người trưởng thành):
Liều dùng khởi đầu là 100 – 150 mg / ngày, sử dụng 2 – 3 liều riêng biệt.
Trong chứng đau bụng kinh tiên phát, liều dùng hàng ngày nên được điều chỉnh theo mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Liều khởi đầu thường là 50 mg. Nếu cần thiết có thể sử dụng 100 mg cho liều đầu tiên, tuy nhiên không được sử dụng quá 200 mg mỗi ngày qua chu kỳ kinh nguyệt.
Nên sử dụng thuốc điều trị khi xuất hiện các cơn đau bụng kinh nhẹ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, có thể sử dụng vài ngày liên tục.
– Bệnh nhân nhi (dưới 18 tuổi):
Không khuyến cáo sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam cho nhóm bệnh nhân dưới 14 tuổi. Trẻ em và thiếu niên dưới 14 tuổi có thể sử dụng dạng giọt uống hoặc thuốc đạn có chứa Diclofenac.
Đối với thiếu niên trên 14 tuổi, liều dùng khuyến cáo là 75 – 100 mg mỗi ngày và không được vượt quá 150 mg mỗi ngày. Nên chia thuốc thành 2 – 3 liều riêng biệt.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Cataflam
Để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn, trước khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam, người dùng cần lưu ý một số vấn đến bao gồm:
1. Cảnh báo và thận trọng chung
Viên nén Cataflam có chứa đường sucrose, do đó không khuyến cáo sử dụng đối với bệnh nhân có các vấn đề hiếm gặp như không dung nạp fructose di truyền, kém hấp thu glucose – galactose hoặc suy giảm men sucrose – isomaltase.
2. Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa
Những bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày – ruột nên ngừng sử dụng Cataflam nếu xuất hiện các triệu chứng xuất huyết, viêm loét hoặc đau dạ dày. Bệnh nhân đang điều trị các vấn đề tiêu hóa nói trên không nên sử dụng Cataflam để giảm đau bụng kinh. Trong một số trường hợp, viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày do sử dụng NSAID có thể dẫn đến tử vong.
Cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng ở người có tiền sử viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày. Cần thận trọng đặc biệt với các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi hoặc có tiền sử bệnh tiêu hóa nói chung.
Để giảm nguy cơ độc tính tác động đến dạ dày – ruột, nên sử dụng thuốc ở liều thấp và duy trì liều thấp nếu thuốc mang lại hiệu quả điều trị. Nếu cần sử dụng với liều cao, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Có thể cân nhắc sử dụng các hoạt chất hoặc thuốc bảo vệ dạ dày như thuốc ức chế bơm proton hoặc misoprostol.
Đối với bệnh nhân có tiền sử ngộ độc dạ dày – ruột, đặc biệt là ở người cao tuổi, nếu có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào liên quan đến dạ dày – ruột (đặc biệt là xuất huyết niêm mạc dạ dày – ruột) nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân đang sử dụng thuốc corticosteroid toàn thân, thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc Hội chứng ruột kích thích cần quan sát các dấu hiệu sau khi sử dụng Cataflam. Đôi khi thuốc có thể dẫn đến các rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng.
3. Nguy cơ huyết khối tim mạch
Các loại thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroid không phải là Aspirin, do đó khi dùng toàn thân có thể tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ đối với hệ thống tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể cao hơn đối với người sử dụng thuốc với liều cao trong thời gian dài. Ngoài ra, với liều cao thuốc có thể tăng nguy cơ huyết khối tim mạch.
Để giảm các nguy cơ biến cố bất lợi, người bệnh có thể sử dụng Cataflam ở liều thấp hàng ngày và duy trì liều thấp nếu thuốc mang lại hiệu quả giảm các cơn đau bụng kinh dữ dội.
Ngoài ra, cần cân nhắc sử dụng thuốc Cataflam cho bệnh nhân có biến cố tim mạch rõ rệt như tăng huyết áp, tăng lipid huyết thanh, đái tháo đường và bệnh nhân nghiện thuốc lá. Các bệnh nhân suy tim sung huyết độ I, tăng huyết áp không kiểm soát hoặc có nguy cơ bệnh tim mạch cao không nên sử dụng Cataflam hoặc cân nhắc với liều lượng thấp hơn 100 mg mỗi ngày, đặc biệt là khi cần điều trị liên tục trong 4 tuần.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên đánh giá các tác dụng phụ, triệu chứng bất lợi đối với người bệnh thường xuyên sử dụng Cataflam với liều cao.
4. Tác dụng trên huyết học
Việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam chỉ được khuyến cáo sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên nếu cần sử dụng dài hạn, người dùng cần cân nhắc theo dõi số lượng huyết cầu. Cũng như các loại NSAID khác, thuốc Cataflam có thể ức chế tạm thời quá trình ngưng kết tiểu cầu. Điều này có thể khiến người bệnh gặp vấn đề trong việc cầm máu.
5. Tác dụng đến hệ thống hô hấp
Ở bệnh nhân hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sưng niêm mạc mũi (như polyp niêm mạc mũi), bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp mãn tính, khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam có thể dẫn đến các cơn hen, phù Quincke hoặc mề đay. Do đó ở bệnh nhân có bệnh lý về đường hô hấp cần thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam.
6. Tác dụng đến hệ thống gan mật
Ở bệnh nhân có bệnh lý về hệ thống gan, mật cần được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ khi sử dụng Cataflam. Bởi vì Cataflam và các loại NSAID khác có thể khiến các men gan tăng cao.
Trong quá trình sử dụng Cataflam, người dùng cần theo dõi thường xuyên chức năng gan, thận để tránh các rủi ro không mong muốn. Nếu xét nghiệm gan bất thường, người bệnh nên dừng thuốc và thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
7. Phản ứng trên da
Một số trường hợp Cataflam có thể dẫn đến các phản ứng da nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng đôi khi Cataflam có thể dẫn đến một số rủi ro bao gồm viêm da tróc vảy, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc và hội chứng Stevens – Johnson.
Phải ngưng sử dụng Cataflam nếu có các phản ứng bất lợi về da, tổn thương niêm mạc da, phát ban hoặc bất cứ dấu hiệu nào khác.
8. Tác dụng trên thận
Một số người có thể gặp các phản ứng bất lợi trên thận như phù thận, giữ dịch, tổn thương chức năng tim hoặc thận khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam.
Theo dõi chức năng thận khi sử dụng Cataflam hoặc ngừng điều trị và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.
9. Ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản
Tương tự như các loại NSAID khác, thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam có thể làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và không được khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ đang cố gắng mang thai. Ở phụ nữ gặp khó khăn khi thụ thai, sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam có thể gây vô sinh, hiếm muộn. Do đó, nếu cần sử dụng thuốc người bệnh nên kiểm tra vô sinh trước khi sử dụng.
Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú, khi sử dụng Cataflam cần chú ý một số vấn đề như:
- Phụ nữ có thai: Việc ức chế tổng hợp prostaglandin có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ hoặc sự phát triển của phôi thai. Nguy cơ dị tật tim bẩm sinh là 1 – 1.5%. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, sử dụng Cataflam có thể gây nhiễm độc phổi, rối loạn chức năng thận, ức chế sự co bóp tử cung dẫn đến thời gian chuyển dạ trễ hoặc kéo dài thời gian sinh con.
- Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc Cataflam có thể bài tiết vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Do đó, không dùng Cataflam khi đang cho con bú để tránh các tác dụng không mong muốn ở thai nhi.
Tương tác của thuốc
- Chất ức chế CYP2C9: Có thể làm tăng đáng kể nồng độ đỉnh trong huyết tương.
- Lithium: Nếu sử dụng đồng thời có thể dẫn đến tăng nồng độ Lithium trong huyết tương, do đó cần theo dõi nồng độ lithium huyết thanh.
- Digoxin: Nếu dùng đồng thời, Cataflam có thể có thể làm tăng nồng độ Digoxin trong huyết tương.
- Thuốc lợi tiểu và thuốc tăng huyết áp: Tương tự như các loại NSAID khác, sử dụng đồng thời Cataflam với các thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến tăng huyết áp hoặc giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị huyết áp. Do đó, thận trọng khi sử dụng kết hợp các loại thuốc này và theo dõi huyết áp thường xuyên.
- Cyclosporine và tacrolimus: Tương tự như các loại NSAID khác, Cataflam có thể thể gây tăng độc tính với thận khi sử dụng với Cyclosporine và tacrolimus. Do đó, cần sử dụng liều thấp hơn khuyến cáo.
- Các thuốc có thể làm tăng kali máu: Sử dụng đồng thời Cataflam, Cyclosporine, Tacrolimus hoặc Trimethoprim có thể tăng nồng độ kali trong máu.
- Thuốc kháng khuẩn Quinolon: Sử dụng kết hợp có thể dẫn đến các cơn co giật.
Tác dụng phụ không mong muốn
Thông thường sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam điều trị ngắn hạn không dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, nếu sử dụng với liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm:
– Rối loạn máu và hệ bạch huyết (rất hiếm gặp):
- Giảm tiểu cầu
- Giảm bạch cầu
- Thiếu máu (bao gồm thiếu máu tan huyết và thiếu máu bất sản)
- Mất bạch cầu hạt
– Rối loạn hệ thống miễn dịch:
- Hiếm gặp: Quá mẫn cảm, phản ứng phản vệ và phản ứng kiểu phản vệ (bao gồm hạ huyết áp và sốc)
- Rất hiếm gặp: Phù mạch (bao gồm cả phù mạch)
– Rối loạn tâm thần (rất hiếm gặp):
- Mất định hướng
- Trầm cảm
- Ác mộng
- Mất ngủ
- Cáu gắt
- Rối loạn tâm thần
– Rối loạn hệ thần kinh:
- Thường gặp: Nhức đầu, chóng mặt
- Hiếm gặp: Buồn ngủ
- Rất hiếm gặp: Dị cảm, suy giảm trí nhớ, co giật, lo âu, run rẩy, viêm màng não vô khuẩn, rối loạn vị giác, tai biến mạch máu não
– Rối loạn mắt (rất hiếm gặp):
- Suy giảm thị giác
- Nhìn mờ
- Song thị
– Rối loạn tai và mê đạo:
- Thường gặp: Chóng mặt
- Rất hiếm gặp: Ù tai, giảm thính giác
– Rối loạn tim:
- Ít gặp: Nhồi máu cơ tim, suy tim, đánh trống ngực, đau ngực
- Tần suất không rõ: Hội chứng Kounis
– Rối loạn mạch (rất hiếm gặp):
- Tăng huyết áp
- Viêm mạch
– Rối loạn hô hấp:
- Hiếm gặp: Hen suyễn, kể cả khó thở
- Rất hiếm gặp: Viêm phổi
– Rối loạn tiêu hóa:
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, chán ăn
- Hiếm gặp: Viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày – ruột, nôn ra máu, tiêu chảy ra máu, tiêu phân đen, loét dạ dày (có hoặc không có xuất huyết, hẹp đường tiêu hóa, có thể gây thủng và viêm phúc mạc)
- Rất hiếm gặp: Viêm đại tràng (bao gồm viêm đại tràng xuất huyết, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ), bệnh Crohn, táo bón, viêm miệng, viêm lưỡi, rối loạn thực quản, bệnh hẹp đường ruột, viêm tụy
– Rối loạn gan – mật:
- Thường gặp: Tăng transaminase
- Hiếm gặp: Viêm gan, vàng da, rối loạn ở gan
- Rất hiếm gặp: Viêm gan kịch phát, hoại tử gan, suy gan
– Rối loạn da và mô dưới da:
- Thường gặp: Phát ban da
- Hiếm gặp: Nổi mề đay
- Rất hiếm gặp: Viêm da bóng nước, eczema, ban đỏ đa hình, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da tróc vảy, rụng lông tóc, nhạy cảm với ánh sáng, ban xuất huyết, ban ngứa, hội chứng Stevens – Johnson
– Rối loạn thận – tiết niệu (rất hiếm gặp):
- Tổn thương thận cấp tính (suy thận cấp)
- Đái ra máu
- Protein niệu
- Hội chứng thận hư
- Viêm thận – ống thận mô kẽ
- Hoại tử nhú thận
- Rối loạn toàn thân (hiếm gặp):
- Phù nề
Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam giá bao nhiêu?
Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam là thuốc bán theo toa của bác sĩ. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần mua và sử dụng thuốc.
Hiện tại thuốc được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc với giá bán như sau:
- Thuốc Cataflam 25 mg (hộp 1 vỉ x 10 viên): 38.000 – 45.000 đồng
- Thuốc Cataflam 50 mg (hộp 1 vỉ x 10 viên): 50.000 – 55.000 đồng
Trước khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam, người dùng nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng, tránh lạm dụng hoặc sử dụng quá liều.
Không thể phủ nhận sự tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng mà thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam mang lại nhưng đây chưa phải là giải pháp điều trị hiệu quả và bền vững. Nguyên nhân là do loại thuốc này chỉ tác động tạm thời chứ không chú trọng giải quyết những căn nguyên gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
4.7/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Cataflam 25 đau Bụng Kinh
-
Công Dụng Thuốc Cataflam 25 - Vinmec
-
Thuốc đau Bụng Kinh Cataflam Có Thể Dùng Thường Xuyên Không?
-
Cataflam - Thuốc Đau Bụng Kinh Màu Hồng & Lưu Ý Cần Biết
-
Cataflam Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Cataflam 25mg Hộp 10 Viên-Nhà Thuốc An Khang
-
Thuốc đau Bụng Kinh Cataflam Có Gây Vô Sinh Không? 4 điều Cần Nhớ
-
Thuốc Cataflam 25mg Tác Dụng, Giá Bao Nhiêu, Có Gây Vô Sinh?
-
Thuốc Giảm đau, Kháng Viêm Cataflam 25mg (10 Viên/hộp)
-
Cataflam 25 - Ðiều Trị Ngắn Hạn Cơn đau Bụng Kinh
-
Mua Thuốc Giảm đau, Kháng Viêm Cataflam 25mg
-
Thuốc Cataflam 25 (Diclofenac 25mg): Tác Dụng, Chỉ định, Liều Dùng
-
Thuốc Chữa đau Bụng Kinh Nguyệt Cataflam Có Tốt Không?
-
Thuốc Cataflam (diclofenac): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý