Thuốc điều Trị Chân Tay Miệng Tại Nhà Và Lưu ý Khi Dùng Cho Bé
Có thể bạn quan tâm
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm, bệnh sẽ có thể đe dọa tính mạng. Vậy thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà cho bé là gì? Hãy cùng Fitobimbi điểm qua những cái tên sau.
- Bé bị tay chân miệng phải làm sao để nhanh khỏi?
Công dụng và cách lựa chọn thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, hiện chưa có thuốc đặc hiệu. Nên các biện pháp đều tập trung vào việc giảm triệu chứng. Theo các chuyên gia, việc dùng thuốc uống và bôi trong việc điều trị bệnh tay chân miệng sẽ giúp:
- Hạ sốt, bù nước, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn
- Đồng thời làm dịu cơn đau tại các vết loét trong miệng, giúp bé ăn uống tốt hơn
- Một số loại thuốc bôi ngoài còn giúp kích thích, tái tạo, phục hồi làn da, tránh để lại sẹo hoặc thâm
Vì vậy việc sử dụng thuốc điều trị tại nhà như một giải pháp hiệu quả giúp bé mau khỏi và cải thiện tình trạng bệnh hơn.Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, quá trình lựa chọn thuốc cho bé mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả với cả virut gây bệnh: Đây được xem là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn loại thuốc điều trị tay chân miệng tại nhà. Thuốc uống hoặc bôi đáp ứng được tiêu chuẩn này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở các vết loét hiệu quả
- An toàn với trẻ: Đây là tiêu chí quan trọng khi chọn thuốc điều trị cho bé. Bởi theo chuyên gia, không phải thuốc nào cũng phù hợp với làn da trẻ, nhất là thuốc bôi. Vì thế mẹ hãy cân nhắc thật kỹ, lựa chọn sản phẩm đã được kiểm định về độ an toàn cũng như chất lượng. Ưu tiên những loại thuốc uống hoặc bôi không gây tác dụng phụ cũng như kích ứng cho bé
- Nguồn gốc rõ ràng: Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống và bôi hỗ trợ cải thiện triệu chứng của tay chân miệng. Việc lựa chọn phải hàng giả, hàng nhái có thể khiến cho tình trạng bệnh lý nặng thêm. Vì thế mẹ hãy chú ý xuất xứ, ưu tiên những thương hiệu lớn, được nhiều người dùng
Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Thông thường bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Trong khoảng thời gian này, mẹ có thể dùng một số loại thuốc để giảm triệu chứng cho con. Vậy bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?
Thuốc hạ sốt
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị tay chân miệng. Do đó khi trẻ bị sốt mẹ nên đánh giá tình trạng trước khi cho bé dùng thuốc.
- Trường hợp sốt dưới 38.5 bố mẹ chỉ cần chườm ấm rồi đo thân nhiệt cho trẻ
- Trường hợp sốt trên 38,5 mẹ hãy cho con dùng Paracetamol với liều 10-15mg/kg/ lần. Có thể lựa chọn các loại chế phẩm dạng siro để trẻ dễ uống. Sau khi dùng thuốc mà trẻ vẫn bị sốt cao thì liều tiếp theo nên uống sau khoảng 4-6h, liều dùng không quá 4g. Mẹ nên cân nhắc dùng thuốc đặt hậu môn trường hợp bé không uống được
Thuốc giảm ngứa (nếu có triệu chứng)
Những nốt phan ban dạng nước có thể gây ngứa cho trẻ bị tay chân miệng. Do đó nếu bé bị ngứa, mẹ hãy sử dụng thuốc kháng histamin dạng siro theo liều:
- Theralene: Trẻ 12 tháng tuổi dùng liều 0,25-0,5ml/kg/lần
- Aerius: Trẻ từ 6-11 tháng tuổi dùng liều 2ml/ lần/ ngày
- Zyrtec: Trẻ từ 2 tuổi dùng liều 2,5ml/ lần, ngày dùng 2 lần
Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, nếu các nốt phỏng đã bị nhiễm trùng thì hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Bù nước và điện giải
Trường hợp các bé sốt cao, nôn nhiều hoặc bị tiêu chảy mẹ nhớ bổ sung Oresol theo liều như sau:
- Trẻ 1 tháng – 1 tuổi: Dùng từ 1-1.5 thể tích 1 lần bú bình thường
- Trẻ từ 1-12 tuổi: 200ml sau mỗi lần mất nước
- Trẻ từ 12-18 tuổi: 200-400ml sau mỗi lần mất nước
Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên cho con uống từng thìa. Tránh việc ép buộc uống hết một lúc gây ra nôn ói.
Thuốc sát khuẩn
Một số loại thuốc sát khuẩn mẹ có thể dùng cho bé bị tay chân miệng là:
- Lidocain: Dùng cho trẻ mọi lứa tuổi
- Xịt miệng benzydamine: Cho trẻ trên 5 tuổi
- Súc miệng benzydamine: Trẻ từ 12 tuổi trở lên
- Nước muối sinh lý nồng độ NaCl 0,9%
Một số loại thuốc khác
Tùy vào tình trạng bệnh lý, sau khi nhập viện bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc khác mạnh hơn để điều trị bệnh tay chân miệng. Cụ thể:
- Nếu trẻ có triệu chứng tổn thương não: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống co giật như phenobarbital
- Trường hợp con có dấu hiệu viêm màng não: Có thể dùng kháng sinh kết hợp với việc theo dõi triệu chứng hô hấp
- Trường hợp xuất hiện biến chứng viêm não, co giật, rối loạn tri giác: Bé được dùng thuốc chống phù não, chống co giật, kháng sinh phòng bội nhiễm
- Trường hợp có dấu hiệu suy hô hấp, trụy tim mạch: Trẻ sẽ được chăm sóc tích cực tại khoa hồi sức, cho thở oxy, truyền dịch chống sốc, dùng kháng sinh phòng bội nhiễm,…
Thuốc bôi cho trẻ bị tay chân miệng
Bên cạnh thuốc uống thì thuốc bôi tay chân miệng cũng được sử dụng trong những trường hợp trẻ đã xuất hiện tổn thương trên da. Vậy thuốc bôi chân tay miệng cho bé gồm những loại gì?
Xanh methylen
- Công dụng: Kháng khuẩn, chống bội nhiễm tại vết loét và các nốt phỏng nước
- Đối tượng dùng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Thành phần chính: Xanh Methylen nồng độ 0,05%
- Cách dùng: Mẹ chỉ cần lấy bông thấm vào dung dịch rồi bôi lên các vết loét của bé
- Ưu điểm: Không gây xót, rẻ tiền, tương đối an toàn với trẻ
- Nhược điểm: Không dùng cho các vết loét trong miệng, hiệu lực kháng khuẩn kém, bám màu, làm bẩn quần áo, tay chân. Không chỉ thế màu xanh khi bôi lên vết phỏng có thể gây khó khăn cho bác sĩ trong việc theo dõi tiến triển của bệnh
Thuốc tím
- Công dụng: Sát khuẩn ngoài da, chống bội nhiễm tại vết loét
- Đối tượng dùng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Thành phần chính: Kali Pemanganat
- Cách dùng: Pha loãng bột tím theo tỉ lệ 1: 10.000 rồi chấm lên mụn nước ngoài da khoảng 3-4 tiếng 1 lần
- Ưu điểm: Khả năng sát khuẩn mạnh, giá thành rẻ
- Nhược điểm: Có thể gây kích ứng da, làm bẩn quần áo khi dùng. Đồng thời thuốc dễ biến tính nên khó duy trì hiệu quả
Gel bôi Kamistad
- Công dụng: Giảm đau, sát trùng
- Đối tượng dùng: Trẻ nhỏ, người lớn
- Thành phần chính: Lidocain, dịch chiết hoa cúc
- Cách dùng: Mỗi lần bôi khoảng 1/4cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống, ngày dùng 3 lần
- Ưu điểm: Tác dụng kháng khuẩn tốt, ngoài ra có thể giảm đau
- Nhược điểm: Nếu trẻ nuốt phải có thể gây co giật
Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng dung dịch Glycerin borat, Betadine 10%,… cho bé nếu chưa biết bị tay chân miệng bôi thuốc gì.
Một số câu hỏi liên quan
Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng kháng sinh không?
Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì khi có triệu chứng viêm nhiễm ở các vết thương? Câu trả lời chính là kháng sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể khiến con suy giảm miễn dịch và tiềm ẩn nhiều tác dụng nguy hiểm.
Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh được các bác sĩ kê khi điều trị bệnh tay chân miệng như amoxicillin, ampicillin, cephalexin hay erythromycin,… Tùy vào cân nặng, độ tuổi hoặc độ viêm nhiễm mà liều lượng dùng của bé khác nhau. Vì vậy để đảm bảo an toàn, mẹ nên đưa bé đi khám và dùng kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh điều trị tay chân miệng cho bé tại nhà.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định
- Sử dụng theo đúng liệu trình được kê
- Dùng kháng sinh đủ thời gian, kéo dài ít nhất là 10 ngày
Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng Aspirin không?
Aspirin được coi là bài thuốc quý, giúp giảm triệu chứng sốt cao hữu hiệu. Tuy nhiên, loại thuốc này không được bác sĩ khuyên dùng cho trẻ nhỏ. Tại các nước Châu Âu, đặc biệt là Anh, từ năm 1986 đã ra đạo luật cấm dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi vì nguy cơ gây hội chứng Reye. Đây là căn bệnh hiếm gặp liên quan đến não và gan. Bệnh sẽ khiến trẻ thở gấp, hạ đường huyết, nôn dữ dội, co giật, hôn mê. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy quá trình điều trị bệnh tay chân miệng mẹ không nên tự ý sử dụng loại thuốc này.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị tay chân miệng tại nhà
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì mẹ cũng cần phải ghi nhớ một số vấn đề dưới đây:
- Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt vượt quá khuyến cáo của nhà sản xuất
- Không tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc chứa aspirin, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ
- Thực hiện sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối 0,9%, tuyệt đối không pha mặn khiến vết loét bị xót
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Việc lạm dụng có thể gây ra tác dụng nguy hiểm, khiến cho quá trình điều trị khó khăn
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bôi tay chân miệng ngoài da để điều trị vết loét nhằm tránh kích ứng, nhiễm khuẩn
Hầu hết, các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đều sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên đây là căn bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy tự trang bị cho mình kiến thức về các loại thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà.
Nên đọc thêm:
- Hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em các cấp độ
- Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng khỏi?
- Bé bị tay chân miệng phải làm sao để nhanh khỏi?
Từ khóa » Bôi Tay Chân Miệng
-
Trẻ Bị Chân Tay Miệng Có Cần Bôi Xanh Methylen? - Vinmec
-
[REVIEW] TOP 7 Thuốc Bôi Tay Chân Miệng Nhanh Khỏi Dành Cho Bé
-
Các Loại Thuốc Bôi Tay Chân Miệng An Toàn Và Hiệu Quả - Docosan
-
Lưu ý Sử Dụng Thuốc Bôi Ngoài Da Cho Người Bị Tay Chân Miệng
-
Trẻ Bị Chân Tay Miệng Uống Thuốc Gì để Hiệu Quả Và An Toàn - Hapacol
-
Tay Chân Miệng: Bác Sĩ Nhi Khoa Hướng Dẫn Dùng Thuốc đúng Cách
-
Bệnh Tay Chân Miệng Dùng Thuốc Gì để Chữa?
-
Trẻ Bị Tay Chân Miệng Bôi Thuốc Gì? 8 Loại Thuốc An Toàn Cho Bé - Unica
-
Giải đáp Những Thắc Mắc Liên Quan đến Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em
-
Khi Bị Tay Chân Miệng Bôi Thuốc Gì để Mau Khỏi Bệnh?
-
Sai Lầm Trong Việc điều Trị Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Nhỏ
-
Gel Bôi Giảm Sưng Nướu Và Bệnh Tay Chân Miệng Kin Baby 30ml
-
4 Loại Thuốc Uống Cha Mẹ Cần Biết Khi Trẻ Bị Tay Chân Miệng
-
Tay Chân Miệng Vào Mùa, Làm Sao để Con Bạn An Toàn? - HCDC
-
Bệnh Tay Chân Miệng: Tự ý Dùng Thuốc Là Gây Hại Cho Trẻ
-
Trẻ Bị Chân Tay Miệng Có Cần Bôi Xanh Methylen? - Suckhoe123