Trẻ Bị Chân Tay Miệng Có Cần Bôi Xanh Methylen? - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Trẻ bị chân tay miệng có cần bôi xanh methylen? Bác sĩ gia đình 08:54 +07 Thứ tư, 17/08/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng. Khi trẻ bị tay chân miệng, mụn nước sẽ nổi ngày càng nhiều làm cho phụ huynh lo lắng và thường dùng đến biện pháp bôi thuốc xanh methylen. Tuy nhiên, thuốc xanh methylen không cần bôi vì không có tác dụng và gây khó nhận biết mụn nước cho bác sĩ lúc thăm khám.

    1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không?

    Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi rút coxsackie virus A16 và enterovirus 71 gây ra. Những vi rút này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người qua việc tiếp xúc thông thường.

    Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Trong thực tế là những trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là ba thời điểm mà trẻ em cũng như người lớn rất dễ mắc bệnh.

    Bệnh tay chân miệng để lại nhiều biến chứng cho trẻ nếu như không chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ là rất cần thiết.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng:

    • Ở giai đoạn đầu: Thời gian ủ bệnh kéo dài 3 – 7 ngày và thường không có triệu chứng gì.
    • Ở giai đoạn mới phát bệnh: Trẻ có dấu hiệu đặc trưng như bệnh cúm như mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39 độ C).
    • Ở giai đoạn toàn phát: Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Bóng nước chứa nhiều chất dịch và có thể vỡ ra khiến cho trẻ cảm thấy rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1-2 tuần.

    Bên cạnh đó, khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, trẻ còn có các dấu hiệu sau như đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ; bồn chồn; ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình; trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng do đau họng; trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

    Trẻ bị chân tay miệng có cần bôi xanh methylen?
    Bệnh tay chân miệng để lại nhiều biến chứng cho trẻ nếu như không chăm sóc và điều trị đúng cách

    2. Trẻ bị chân tay miệng có cần bôi xanh methylen?

    Khi trẻ bị tay chân miệng, mụn nước sẽ nổi ngày càng nhiều làm cho phụ huynh lo lắng và thường dùng đến biện pháp bôi thuốc xanh methylen. Tuy nhiên, chân tay miệng bôi xanh methylen là không cần thiết vì bôi cũng không có tác dụng gì mà lúc khám bác sĩ nhìn lại khó nhận biết mụn nước do gì.

    Vậy tay chân miệng bôi thuốc gì? Theo đó, cha mẹ có thể dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm cho trẻ.

    3. Điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

    3.1. Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

    Chế độ ăn uống:

    • Vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm hay mút đồ chơi.
    • Nên cho trẻ ăn súp lỏng với đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi. Tránh ăn thức ăn cứng, mặn, cay hoặc chua, trái cây quá chua có thể gây ra kích ứng và đau.

    Dùng một số loại thuốc:

    • Thuốc hạ sốt: Khi trẻ sốt cao từ 38 độ C trở lên, cha mẹ cần sử dụng hạ sốt bằng paracetamol với liều lượng 10 - 15mg/kg, sau 4 - 6 giờ có thể dùng lại nếu còn sốt cao. Nếu trẻ không uống được hoặc khó uống thuốc có thể dùng dạng viên đạn đặt hậu môn.
    • Bù nước và điện giải: Trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung thêm nước và điện giải cho trẻ bằng uống dung dịch oresol, hydrite... hoặc uống nước dừa lạnh để giúp giảm đau, khó chịu nhưng quan trọng hơn, nhờ lượng kali, chất điện giải cao chính là cách hoàn hảo để ngăn ngừa mất nước.
    • Thuốc sát khuẩn: Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung thêm vitamin C và kẽm, dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad, zytee...) sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
    Trẻ bị chân tay miệng có cần bôi xanh methylen?
    Khi trẻ sốt cao từ 38 độ C trở lên, cha mẹ cần sử dụng hạ sốt bằng Paracetamol cho trẻ với liều lượng theo cân nặng phù hợp

    Ngoài ra, còn có những loại thuốc khác được sử dụng tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh. Với bệnh nhi có triệu chứng não - màng não phải điều trị tại bệnh viện và sẽ được chỉ định dùng thuốc chống co giật như phenobarbital; cho kháng sinh khi trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn và được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng hô hấp.

    Với trẻ có biến chứng viêm não, kèm liệt, rối loạn tri giác, co giật phải dùng thuốc chống phù não, chống co giật và kháng sinh phòng bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác...

    Với bệnh nhi bị suy hô hấp, trụy tim mạch cần được điều trị đặc biệt tại Khoa Hồi sức tích cực như thở oxy, thở máy, truyền dịch chống sốc, dobutamin, kháng sinh phòng bội nhiễm, truyền tĩnh mạch lmmunoglobulin (gammaglobulin)...

    Vệ sinh sạch sẽ:

    • Vệ sinh da cho trẻ để tránh bội nhiễm vi khuẩn: Cần phải tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt, tinh dầu chanh...
    • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm.
    • Khuyên trẻ giữ vệ sinh thật tốt, không cho tay vào miệng, không ngậm đồ chơi.
    • Vệ sinh kỹ bình sữa và núm vú bình. Chú ý các thú nhồi bông trẻ tiếp xúc phải thật sạch.
    • Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay với xà phòng trước khi nấu ăn, cho trẻ ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.
    • Giữ gìn vệ sinh, lau chùi nhà cửa bằng dung dịch cloramin 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

    3.2. Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

    Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh tay chân miệng, do vậy, để phòng ngừa tối đa bệnh, mọi người cần:

    • Cho con bú trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời có thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh tay chân miệng.
    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh hay thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.
    • Thực hiện tốt trong khâu vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không để trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi ...
    • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi của trẻ, dụng cụ học tập, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
    • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

    Khi trẻ bị bệnh, cần cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

    Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

    Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

    ​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

    Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

    Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

    Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

    Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

    Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

    Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

    Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

    Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân

    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân

    Bác sĩ cho em hỏi ạ, con em gần 4m mà tay với chân bị nổi mụn như này mấy hôm mà em bôi thuốc rồi nhưng không đỡ ạ. Đây là bệnh gì và em có cần cho bé đi khám không?

    • 3 năm trước
    • 0 trả lời
    • 5818 lượt xem

    Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?

    Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 2507 lượt xem

    Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

    Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 3137 lượt xem

    Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?

    Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 1948 lượt xem

    Trẻ 3 tháng tuổi chân kêu như kiểu thiếu canxi phải làm gì?

    Bé nhà em được 3 tháng rồi. Em thấy chân bé cứ kêu kêu giống như thiếu canxi ấy ạ. Em cho bé uống bổ sung vitamin rồi, giờ em muốn cho bé uống zecal có được không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 617 lượt xem
    Video có thể bạn quan tâm TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! 01:39 TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! Nhập viện vì bệnh tay chân miệng, mụn nước hồng ban tay chân gối và loét họng, con nhanh chóng có triệu chứng thần kinh, giật mình, run yếu cơ liên... 3 năm trước 731 Lượt xem Tay chân miệng vào mùa Tay chân miệng vào mùa 01:18 Tay chân miệng vào mùa Tay chân miệng ĐANG TĂNG RẤT NHANH từ độ nhẹ tới nặng, dự đoán tháng tư này sẽ tăng cao. Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ... 3 năm trước 1184 Lượt xem BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36 BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! “Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các... 3 năm trước 914 Lượt xem Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18 Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị... 3 năm trước 12831 Lượt xem Tin liên quan Phải làm gì khi bé bị chân tay miệng? Phải làm gì khi bé bị chân tay miệng? Điều gì khiến bé bị nhiệt miệng? Điều gì khiến bé bị nhiệt miệng? Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm nướu và miệng Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm nướu và miệng

    Viêm nướu và miệng là một tình trạng gây đau đớn trong miệng. Bệnh này được gây ra bởi virut và thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.

    Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em

    Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.

    Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết

    Nếu cha mẹ thấy những mảng trắng hoặc vàng đọng trong miệng hoặc cổ họng bé, hãy cho trẻ đi khám. Đặc biệt, nếu những mảng này khiến bé đau và quấy khóc khi bú hoặc mút sữa, cha mẹ có thể nghi ngờ đó là bệnh tưa miệng.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Bôi Tay Chân Miệng