Thuốc điều Trị Tiểu đường Glimepiride Stella 2mg (3 Vỉ X 10 Viên/hộp)

Chỉ Định

Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng, tập thể dục để làm hạ glucose huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (typ 2) khi mức glucose huyết không được kiểm soát thỏa đáng bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

Chống Chỉ Định

Quá mẫn với glimepirid, sulfonylurê hoặc các sulfonamid hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Đái tháo đường phụ thuộc insulin, hôn mê và nhiễm keto - acid do đái tháo đường. Suy gan, thận nặng: nên chuyển sang dùng insulin. Phụ nữ có thai và cho con bú.

Thành phần

Glimepirid 2mg

Cách Dùng Và Liều Dùng

Nên dùng thuốc ngày một lần vào bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. Liều khởi đầu ở những bệnh nhân chưa được điều trị trước đó: khởi đầu thông thường ở người lớn 1 – 2mg ngày một lần. Ở những bệnh nhân suy nhược, suy dinh dưỡng hoặc người cao tuổi, suy gan hoặc suy thận, những bệnh nhân có nguy cơ hạ glucose huyết: khởi đầu 1mg ngày một lần. Liều khởi đầu ở những bệnh nhân đã từng được điều trị bằng các thuốc trị đái tháo đường khác: Khi chuyển sang dùng glimepirid, nên cân nhắc hàm lượng và thời gian bán thải của thuốc sử dụng trước đó. Trong một vài trường hợp, cần ngừng dùng các thuốc chống đái tháo đường có thời gian bán thải dài (như clorpropamid) một vài ngày để hạn chế tối đa nguy cơ phản ứng hạ glucose huyết do tác dụng hiệp đồng. Liều khởi đầu thông thường ở người lớn 1 - 2mg ngày một lần. Liều khởi đầu tối đa không nên quá 2mg mỗi ngày. Liều duy trì: thông thường từ 1 - 4mg ngày một lần. Ở những bệnh nhân đã dùng glimepirid 1mg/ngày: có thể tăng liều lên đến 2mg/ngày nếu vẫn không đạt mức glucose huyết mong muốn sau 1-2 tuần điều trị. Sau khi dùng đến liều 2mg việc điều chỉnh liều sau đó tùy thuộc vào mức dung nạp và đáp ứng của bệnh nhân. Nên tăng liều từ từ, mỗi lần tăng không quá 2mg/ngày, cách quãng khoảng 1-2 tuần. Liều tối đa khuyên dùng: 8mg ngày một lần.

Thận Trọng

- Hạ glucose huyết: Bệnh nhân suy giảm chức năng thận nhạy cảm hơn với tác dụng gây hạ glucose huyết của glimepirid. Bệnh nhân suy nhược hay suy dinh dưỡng, suy gan, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên đặc biệt nhạy cảm với tác dụng hạ glucose huyết. Triệu chứng này khó nhận thấy ở người cao tuổi, người dùng thuốc chẹn beta hay các thuốc liệt giao cảm khác.

- Mất khả năng kiểm soát glucose huyết: Có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã ổn định với chế độ điều trị đái tháo đường nhưng có những yếu tố gây stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng, hoặc phẫu thuật. Khi đó, cần phải kết hợp insulin với glimepirid hoặc chỉ dùng insulin đơn độc.

- Mức glucose huyết lúc đói nên được theo dõi định kỳ để xác định mức độ đáp ứng điều trị. Sự kiểm soát glucose huyết khi điều trị dài hạn được đánh già bằng cách theo dõi hemoglobin glycosyl hóa định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.

- Phản ứng dị ứng: Đã có báo cáo phản ứng dị ứng xảy ra khi điều trị với glimepirid: Phản vệ, phù mạch và hội chứng Stevens-Johnson. Nếu nghi ngờ có phản ứng dị ứng, nhanh chóng ngừng dùng glimepirid, đánh giá nguyên nhân tiềm tàng khác gây ra phản ứng dị ứng, và tiến hành biện pháp điều trị thay thế cho bệnh đái tháo đường.

- Thiếu máu tan máu: dùng thận trọng ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD và cân nhắc điều trị thay thế không dùng sulfonylurê.

- Tăng nguy cơ tim mạch với mọi sulfonylurê.

Bảo Quản

Trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30°C.

Thẻ: Glimepirid, Glimepirid 2mg, Glimepiride, Glimepiride Stella 2mg, Thuốc điều trị tiểu đường

Từ khóa » Cách Dùng Thuốc Glimepiride