Thuốc Emla Gây Tê: Thành Phần, Liều Lượng Và Thời Gian Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Thuốc Emla được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da. Thuốc được sử dụng để gây tê trên bề mặt da và niêm mạc sinh dục trước khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa nông.
- Tên thuốc: Emla
- Phân nhóm: Thuốc gây tê
- Dạng bào chế: Kem bôi ngoài
Những thông tin cần biết về thuốc Emla
1. Thành phần
Mỗi 1g kem Emla có chứa:
- Lidocaine 25mg
- Prilocaine 25mg
Các thành phần này đều là chất gây tê tại chỗ, thuộc nhóm amide. Hoạt chất sẽ thấm qua biểu bì và gây tê tại vùng da bôi thuốc. Mức độ gây tê tùy thuộc vào vị trí da và liều lượng sử dụng.
2. Chỉ định
Thuốc Emla được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Gây tê bề mặt da trước khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa nông.
- Gây tê vết loét ở chân trước khi thực hiện loại bỏ fibrin, chất hoại tử hoặc mủ ứ.
- Gây tê niêm mạc đường sinh dục.
3. Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Emla cho các trường hợp sau:
- Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
- Trẻ sinh non (sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ).
Tham khảo thêm: Thuốc kháng nấm Antanazol – Chỉ định, liều lượng và tần suất sử dụng
4. Cách dùng – liều lượng
Thuốc có đi kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng. Bạn nên đọc kỹ thông tin được đề cập trước khi dùng thuốc. Hoặc có thể hỏi y tá, dược sĩ về cách dùng và liều lượng cụ thể.
- Chỉ nên dùng thuốc lên vùng da lành và vùng sinh dục. Không nên dùng cho vết thương hở trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên vệ sinh tay trước và sau khi dùng thuốc.
- Lấy một lượng thuốc thích hợp và thoa lên vùng da cần gây tê. Nên thoa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu, không chà xát hay thao tác quá mạnh.
- Sau khi sử dụng bạn nên nằm yên để tránh thuốc dịch chuyển hoặc tiếp xúc với vùng da khác.
- Sau một thời gian nhất định (thường từ 30 phút – 5 giờ đồng hồ), bạn sẽ lau khô lớp kem trên da và thực hiện các thủ thuật ngoại khoa.
Nếu thuốc dính vào mũi, tai, miệng và mắt, cần rửa sạch bằng nước hoặc nước muối ngay lập tức. Trong trường hợp thuốc dính vào mắt, hãy gọi cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Khu vực dùng thuốc có thể bị tê ngay cả khi đã thực hiện xong thủ thuật ngoại khoa. Vì vậy bạn nên bảo vệ vùng da này, tránh va đập, chà xát và trầy xước cho đến khi thuốc hết tác dụng hoàn toàn.
Liều dùng và thời gian sử dụng thuốc được quy định dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố liên quan. Bạn nên tuân thủ theo liều lượng được đề cập trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng quá liều hoặc sử dụng trên vùng da rộng có thể gây ra các tác dụng nghiêm trọng.
Người lớn:
Liều dùng thông thường cho vùng da lành:
- Khi thực hiện lấy mẫu máu hay luồn kim vào tĩnh mạch: Dùng khoảng 2g/ 10cm2. Sử dụng một lớp kem dày và băng kín lại. Thời gian bôi thuốc từ 1 – 5 giờ.
- Khi thực hiện thủ thuật ngoại khoa nông như nạo u mềm biểu mô: Dùng 1.5 – 2g/ 10cm2. Sử dụng một lớp kem dày và băng kín lại. Thời gian bôi thuốc từ 1 – 5 giờ.
- Khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa nông trên diện rộng (ghép da): Dùng 1.5 – 2g/ 10cm2. Sử dụng một lớp kem dày và băng kín lại. Thời gian bôi thuốc từ 2 – 5 giờ.
Liều dùng thông thường khi dùng cho vết loét ở chân:
- Dùng 1 – 2g/ 10cm2. Đắp lớp kem dày lên vết loét. Tuy nhiên không nên đắp quá 10g/ lần. Thời gian bôi thuốc tối thiểu 30 – 60 phút.
- Chỉ sử dụng 1 tuýp thuốc cho 1 lần sử dụng. Do đó bạn nên vứt bỏ phần thuốc còn thừa.
Liều dùng thông thường khi dùng cho đường sinh dục:
- Nam giới dùng 1g/ 10cm2, nữ giới dùng 1 – 2g/ 10cm2. Thời gian bôi thuốc 60 phút.
Trẻ em:
Liều dùng khi thực hiện nạo u mềm biểu bì và các thủ thuật ngoại khoa có phạm vi nhỏ khác:
- Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: Dùng tối đa 1g/ 10cm2. Không thoa thuốc lâu hơn 1 giờ.
- Trẻ từ 3 – 12 tháng: Dùng tối đa 2g/ 20cm2. Thời gian thoa thuốc: 1 giờ.
- Trẻ từ 1 – 6 tuổi: Tối đa 10g/ 100cm2. Thời gian thoa thuốc: 1 – 5 giờ.
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng tối đa 20g/ 200cm2. Thời gian thoa thuốc: 1 – 5 giờ.
Nếu kéo dài thời gian bôi thuốc, tác động gây tê có thể giảm đi đáng kể. Trong trường hợp bị viêm da dị ứng, cần giảm thời gian dùng thuốc.
Nếu dùng thuốc cho trẻ, phụ huynh cần thực hiện bôi thuốc để tránh trường hợp trẻ dùng quá hoặc thiếu liều. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dặn dò trẻ không được chạm vào vùng da được gây tê.
5. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.
6. Giá thành
Thuốc Emla 5g có giá bán khoảng 80 – 100.000 đồng/ tuýp.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Emla
1. Thận trọng
Bệnh nhân vô căn, thiếu men G6PD hoặc mắc hội chứng methaemoglobin huyết bẩm sinh có thể bị methaemoglobin do hoạt động của thuốc Emla.
Cần cẩn trọng khi sử dụng Emla lên những vùng da nhạy cảm, nhất là vùng mắt. Nếu thuốc dính vào mắt, cần rửa sạch bằng nước hoặc dùng dung dịch natri chloride. Trong trường hợp mắt không có cảm giác trở lại, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý.
Không nên dùng Emla cho các vết thương hở hoặc dùng trên niêm mạc sinh dục ở trẻ nhỏ.
Các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của thuốc Emla đối với phụ nữ mang thai và cho con bú còn hạn chế. Do đó tính an toàn chưa được thiết lập ở những đối tượng này. Để đề phòng rủi ro, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ.
2. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ do thuốc Emla ít khi xảy ra.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Phản ứng thoáng qua ở vùng da điều trị (phù, đỏ ứng và xanh tái)
Tác dụng phụ ít gặp:
- Ngứa và nóng nhẹ ở vùng da bôi thuốc
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Phản ứng dị ứng, có thể xảy ra sốc phản vệ
- Methaemoglobin huyết ở trẻ
- Xuất huyết ở vùng da bôi thuốc
Nên báo với bác sĩ nếu xuất hiện tác dụng ngoại ý trong thời gian sử dụng.
3. Tương tác thuốc
Một số thuốc có thể tương tác với Emla:
- Thuốc nhóm sulfat: Nhóm thuốc này gây methaemoglobin, do đó sử dụng cùng Emla có thể thúc đẩy hình thành methaemoglobin.
- Thận trọng khi dùng với các thuốc gây tê khác.
Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ các loại thuốc có khả năng tương tác với Emla. Vì vậy bạn nên liệt kê những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ dự phòng tương tác có thể phát sinh.
4. Quá liều và cách xử trí
Emla ở liều khuyến cáo không gây nguy hiểm cho người dùng. Tuy nhiên nếu dùng liều cao hoặc dùng trên diện rộng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng do kích thích thần kinh trung ương hay nặng nề hơn là các triệu chứng do ức chế cơ tim (co giật, mất ý thức,…).
Với bệnh nhân có các triệu chứng này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng bằng cách chống co giật và hỗ trợ hô hấp. Trong trường hợp bệnh nhân bị methaemoglobin huyết, bác sĩ sẽ dùng methylthionium để giải độc.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Albendazol là thuốc gì?
- Thuốc Anapa có tác dụng gì?
Từ khóa » Thuốc Kem Bôi Emla
-
Thuốc Emla 5 Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Thuốc Emla (lidocain, Prilocain): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý
-
Thuốc Emla Tuýp 5g Gây Tê Bề Mặt Da
-
Emla 5 Cream - Sản Phẩm Giúp Nam Giới Thêm Tự Tin, Sung Mãn
-
Emla 5% Cream 5g-Nhà Thuốc An Khang
-
EMLA 5% - Thuốc Bôi Chống Xuất Tinh Sớm
-
Kem Gây Tê Emla 5% (5g) - Alphabet Pharma
-
Mua Thuốc Bôi Tê Tại Chỗ Emla Cream | Nhà Thuốc Online Jio
-
Emla 5% (Hộp 5 Tuýp) - Pharmacity
-
Kem Bôi Emla Cream 5% Và Những Tác Dụng Phụ Cần Chú Ý
-
Thuốc Bôi Chống Xuất Tinh Sớm Emla 5 Có Tốt Như Quảng Cáo?
-
Emla 5% 5g - Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy
-
[Thông Tin Chi Tiết] Emla 5 Là Gì? Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng
-
Kem Bôi Trị Xuất Tinh Sớm Emla