Thuốc Emla (lidocain, Prilocain): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Emla (lidocain, prilocain) là thuốc gì?
- Chỉ định thuốc Emla (lidocain, prilocain)
- Hướng dẫn dùng thuốc Emla (lidocain, prilocain)
- Tác dụng phụ khi dùng thuốc Emla
- Tương tác thuốc với Emla (lidocain, prilocain)
- Lưu ý khi dùng thuốc Emla (lidocain, prilocain)
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
- Xử trí khi dùng quá liều Emla (lidocain, prilocain)
- Trường hợp quên một liều thuốc Emla
- Cách bảo quản thuốc
Emla (lidocain, prilocain) là thuốc gì? Dùng kem gây tê như thế nào để đạt được hiệu quả? Những điều gì cần lưu ý khi bôi thuốc? Hãy cùng phân tích bài viết dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên để hiểu thật rõ ràng về kem gây tê Emla (lidocain, prilocain) nhé!
Thành phần hoạt chất: lidocain, prilocain.
Tên thành phần tương tự: Hitech, Global, Dermacaine,…
Emla (lidocain, prilocain) là thuốc gì?
Kem Emla chứa hai hoạt chất gọi là lidocaine và prilocaine.
- Thuộc nhóm gây tê cục bộ.
- Hoạt động bằng cách làm tê liệt bề mặt da trong một thời gian ngắn, giúp giảm đau trên da.
Chỉ định thuốc Emla (lidocain, prilocain)
- Gây tê bề mặt da trong quá trình chèn kim, trong phẫu thuật bề ngoài (phẫu thuật nông).
- Trường hợp bị loét chân cần phải làm tê da trước khi làm sạch.
- Thủ tục phẫu thuật bề ngoài như loại bỏ fibrin, mủ và hoại tử; niêm mạc sinh dục.
Bạn không dùng thuốc nếu bị dị ứng với lidocain, prilocain hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Hướng dẫn dùng thuốc Emla (lidocain, prilocain)
1. Cách dùng
- Bóp kem gây tê vào vùng da cần dùng thuốc, ví dụ đó là vùng da chuẩn bị tiêm thì bôi kem vào chỗ đấy.
- Bóc lớp giấy từ đường cắt trung tâm của mặt không dính của băng (băng che vết thương).
- Đặt băng cẩn thận trên vùng bôi kem. Lưu ý không phết kem dưới lớp băng.
- Tháo mặt sau bằng giấy. Làm mịn các cạnh của băng một cách cẩn thận.
- Sau đó để yên tại chỗ trong ít nhất 60 phút nếu da không bị tổn thương.
- Lưu ý kem không nên để tại chỗ cho hơn 60 phút ở trẻ < 3 tháng hoặc > 30 phút ở trẻ có tình trạng viêm da dị ứng.
Ống thuốc đã mở nắp chỉ được dùng 1 lần. Do vậy, phải vứt bỏ phần kem thừa sau mỗi lần thực hiện thủ thuật điều trị.
2. Liều dùng
Vết loét ở chân
- Đầu tiên vệ sinh vết loét khoảng 1 – 2 g/10 cm^2.
- Đắp lớp kem dày lên bề mặt vết loét, nhưng ≤ 10g mỗi lần thực hiện thủ thuật điều trị.
- Dùng lớp băng dán kín che phủ hết bề mặt vết loét.
- Đắp thuốc tối thiểu 30 phút.
- Với các vết loét khó thấm thuốc, thời gian đắp thuốc có thể kéo dài đến 60 phút. Nên bắt đầu vệ sinh vết loét trong vòng 10 phút sau khi lau sạch phần kem bôi.
Vùng da đường sinh dục
Dùng kem gây tê trước khi tiêm gây tê tại chỗ. Tùy theo từng đối tượng mà hàm lượng và thời gian đắp khác nhau.
- Đối tượng là nam: đắp lớp kem dày 1 g/10 cm^2. Đắp trong 15 phút.
- Với đối tượng là nữ giới thì đắp lớp kem dày 1 – 2 g/10 cm^2. Đắp thuốc trong 60 phút.
Vùng niêm mạc đường sinh dục
- Khoảng 5 – 10 g, tùy thuộc vào vùng được điều trị.
- Phải đắp thuốc toàn bộ bề mặt, kể cả các nếp gấp niêm mạc. Không cần thiết phải băng kín.
- Đắp thuốc trong 5 – 10 phút. Phải tiến hành phẫu thuật ngay sau khi lau sạch phần kem bôi.
Đối tượng là trẻ em
Khi luồn kim hoặc nạo tổn thương do u mềm biểu mô và các thủ thuật ngoại khoa nhỏ khác: dùng 1g/10 cm^2.
- Đắp lớp kem dày lên da và che phủ bằng lớp băng dán kín.
- Liều kem bôi ≤ 1g/10 cm^2 và phải điều chỉnh theo diện tích bôi thuốc. Việc này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Emla
- Dị ứng, ban đỏ (đỏ), phù nề.
- Có thể nổi mẩn đỏ tại nơi tiêm.
- Có thể gây ra tình trạng methaemglobin huyết.
- Cảm giác nóng rát nhẹ, ngứa hoặc ấm trong loét chân và niêm mạc bộ phận sinh dục.
Tương tác thuốc với Emla (lidocain, prilocain)
- Cimetidine.
- Thuốc beta blocker.
- Thuốc gây tê cục bộ khác.
- Amiodarone (Điều trị nhịp tim không đều).
- Phenytoin và phenobarbital (điều trị động kinh).
- Sulphonamides và nitrofurantoin (trị nhiễm trùng).
Lưu ý khi dùng thuốc Emla (lidocain, prilocain)
- Bệnh nhân thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase hoặc có hội chứng methaemoglobin huyết bẩm sinh hoặc vô căn dễ bị methaemoglobin huyết do thuốc.
- Khi bôi thuốc gần vùng mắt cần phải thận trọng vì thuốc có thể gây kích ứng mắt. Ngoài ra, việc mất phản xạ bảo vệ có thể gây kích ứng giác mạc và trầy sướt mắt. Trường hợp thuốc dính vào mắt, lập tức rửa mắt với nước hoặc dung dịch natri clorid và bảo vệ mắt cho đến khi mắt có cảm giác trở lại.
- Thận trọng khi dùng trên vùng da bị viêm da dị ứng; nên giảm thời gian bôi thuốc (15 – 30 phút). Bôi thuốc > 30 phút cho bệnh nhân bị viêm da dị ứng có thể làm tăng tỷ lệ xảy ra các phản ứng mạch máu tại chỗ, đặc biệt là đỏ tại vùng bôi thuốc và trong một số trường hợp có thể nổi mẩn và ban xuất huyết.
Bạn cần cẩn thận khi sử dụng thuốc gây tê EMLA với các đối tượng là trẻ em. Bạn nên bôi kem 30 phút trước khi cắt bỏ u mềm biểu mô ở trẻ em bị viêm da dị ứng. Hiện vẫn chưa nghiên cứu cho thấy hiệu lực của thuốc khi chích gót chân ở trẻ sơ sinh.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
1. Phụ nữ có thai
Ở cả động vật và người, capocaine và prilocaine đều vượt qua hàng rào nhau thai và có thể được các mô của thai nhi hấp thụ. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ mang thai.
2. Cho con bú
Lidocaine và prilocaine được bài tiết qua sữa mẹ, nhưng với số lượng nhỏ đến mức thường không có nguy cơ trẻ bị ảnh hưởng ở mức liều điều trị. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên ngừng cho con bú nếu đang dùng thuốc để tránh những tác động có hại cho trẻ.
Xử trí khi dùng quá liều Emla (lidocain, prilocain)
Hiện đã có báo cáo các trường hợp hiếm gặp bị mắc methaemoglobin huyết có ý nghĩa lâm sàng. Prilocaine ở liều cao có thể gây ra sự gia tăng nồng độ methaemoglobin đặc biệt là kết hợp với các chất gây cảm ứng methaemoglobin (sulphonamid).
Các triệu chứng bao gồm kích thích hệ thần kinh và nghiêm trọng, gây suy nhược thần kinh trung ương và tim mạch là những biểu hiện của độc tính gây tê cục bộ. Việc điều trị triệu chứng như co giật, ức chế thần kinh trung ương bằng cách hỗ trợ hô hấp và sử dụng thuốc chống co giật.
Trường hợp quên một liều thuốc Emla
- Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
- Nếu có gần kế liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình.
- Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Cách bảo quản thuốc
- Nhiệt độ bảo quản thuốc tốt nhất là ≤ 25ºC.
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và trẻ nhỏ.
- Không để thuốc ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc ở những nơi ẩm ướt.
- Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng, nên xử lí thuốc không dùng nữa thật cẩn thận trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Kem gây tê tại chỗ Emla có chứa 2 hoạt chất lidocain và prilocain được dùng để gây tê bề mặt trong các trường hợp loét ở chân, ở đường sinh dục hoặc gây tê trong quá trình tiêm thuốc. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như nổi mẩn nơi tiêm hoặc cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh dục. Do đó, nếu có bất kì điều gì bất thường hãy liên hệ ngay đến các cơ sở chăm sóc y tế để được hỗ trợ và xử trí kịp thời!
Từ khóa » Thuốc Kem Bôi Emla
-
Thuốc Emla 5 Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Thuốc Emla Tuýp 5g Gây Tê Bề Mặt Da
-
Thuốc Emla Gây Tê: Thành Phần, Liều Lượng Và Thời Gian Sử Dụng
-
Emla 5 Cream - Sản Phẩm Giúp Nam Giới Thêm Tự Tin, Sung Mãn
-
Emla 5% Cream 5g-Nhà Thuốc An Khang
-
EMLA 5% - Thuốc Bôi Chống Xuất Tinh Sớm
-
Kem Gây Tê Emla 5% (5g) - Alphabet Pharma
-
Mua Thuốc Bôi Tê Tại Chỗ Emla Cream | Nhà Thuốc Online Jio
-
Emla 5% (Hộp 5 Tuýp) - Pharmacity
-
Kem Bôi Emla Cream 5% Và Những Tác Dụng Phụ Cần Chú Ý
-
Thuốc Bôi Chống Xuất Tinh Sớm Emla 5 Có Tốt Như Quảng Cáo?
-
Emla 5% 5g - Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy
-
[Thông Tin Chi Tiết] Emla 5 Là Gì? Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng
-
Kem Bôi Trị Xuất Tinh Sớm Emla