Thuốc Giảm đau Thắt Ngực Trimetazidine - Vaspycar | Pharmog

Thuốc Vaspycar MR, Vaspycar là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Vaspycar MR, Vaspycar (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Trimetazidine

Phân loại: Thuốc chống đau thắt ngực.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): C01EB15.

Biệt dược gốc: Vastarel, Vastarel MR

Biệt dược: Vaspycar MR, Vaspycar

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần Pymepharco

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên bao phim 20 mg.

Viên nén bao phim giải phóng kéo dài (MR) 35 mg.

Thuốc tham khảo:

VASPYCAR MR 35mg
Mỗi viên nén giải phóng kéo dài có chứa:
Trimetazidin …………………………. 35 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

VASPYCAR 20mg
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Trimetazidin …………………………. 20 mg
Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Chỉ định cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Uống 1 viên buổi sáng và 1 viên buổi tối với một cốc nước vào bữa ăn.

Khi quên một hoặc nhiều lần dùng thuốc: chế độ điều trị thông thường. Không dùng liều gấp đôi để bù vào liều đã quên uống.

Liều dùng:

Vaspycar MR

Người lớn: Một viên 35 mg/lần x 2 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.

Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30-60] mlphút): Liều dùng khuyến cáo là 1 viên 35mg dùng buổi sáng, dùng cùng bữa ăn.

Bệnh nhân cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidin cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.

Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30-60] ml/phút), liều dùng khuyến cáo là 1 viên 35mg, dùng buổi sáng, trong bữa ăn.

Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi.

Trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả của trimetazidin đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.

Vaspycar

Người lớn: Một viên 20 mg/lần x 3 lần/ngày, dùng cùng bữa ăn.

Các đối tượng đặc biệt:

Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin 30 – 60ml/phút): liều dùng khuyến cáo là 1 viên 20 mg/lần x 2 lần/ngày, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.

Bệnh nhân cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidin cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.

Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin [30-60] ml/phút), liều dùng khuyến cáo là 1 viên 20mg/lần x 2 lần/ngày, dùng buổi sáng, trong bữa ăn.

Trẻ em: mức độ an toàn và hiệu quả của Trimetazidin đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với Trimetazidin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.

Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).

4.4 Thận trọng:

Không được dùng thuốc để điều trị cơn đau thắt ngực hoặc điều trị khối đầu cho cơn đau thắt ngực không ổn định. Không dùng để điều trị nhồi máu cơ tim.

Không nên dùng thuốc trong giai đoạn trước nhập viện cũng như trong những ngày đầu nhập viện.

Trong trường hợp bị cơn đau thắt ngực, nên đánh giá lại bệnh lý mạch vành và xem xét việc điều trị thích hợp.

Không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

Trimetazidin có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), do đó bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Trong các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa tới các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra thích hợp.

Khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, dáng đi không vững cần ngay lập tức ngừng sử dụng trimetazidin.

Các trường hợp này ít xảy ra và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Nếu các triệu chứng Parkinson tiếp tục xảy ra quá 4 tháng sau khi dừng thuốc, cần tham vấn các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc tụt huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp.

Cần thận trọng khi kê đơn Trimetazidin cho đối tượng bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như:

Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình.

Bệnh nhân trên 75 tuổi.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Trimetazidin có thể gây các triệu chứng như chóng mặt và lơ mơ, do vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thời kỳ cho con bú:

Không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp: chóng mặt, đau đầu; đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn; mẩn ngứa, mày đay; suy nhược.

Hiếm gặp: Rối loạn trên tim: đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh, Rối loạn trên mạch: hạ huyết áp động mạch; hạ huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt.

Rất hiếm khi xảy ra các trường hợp sau: Rối loạn trên hệ thần kinh: triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi dừng thuốc. Rối loạn giấc ngủ: mắt ngủ, lơ mơ. Rối loạn trên dạ dày-ruột: táo bón. Rối loạn trên da và mô dưới da: ngoại ban, mụn mủ toàn thân cập tính, phù mạch. Rối loạn máu và hệ bạch huyết mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Rối loạn gan mật: viêm gan.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Chưa thấy có báo cáo.

4.9 Quá liều và xử trí:

Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về trường hợp sử dụng quá liều. Trong trường hợp sử dụng quá liều nên dùng các biện pháp loại trừnthuốc như rửa dạ dày và dùng các phương pháp nâng đỡ tổng trạng..

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Cơ chế tác dụng: Trimetazidin ức chế quá trình beta oxy hóa các acid béo bằng cách ức chế các enzym chuỗi dài 3-ketoacyl-CoA thiolase ở tế bào thiếu máu cục bộ, năng lượng thu được trong quá trình oxy hóa glucose cần tiêu thụ oxy ít hơn so với quá trình beta oxy hóa. Việc thúc đẩy oxy hóa glucose sẽ giúp tối ưu các quá trình năng lượng tế bào, do đó duy trì được chuyển hóa năng lượng thích hợp trong thời gian thiếu máu.

Tác dụng dược lực học:ở những bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ, Trimetazidin hoạt động như một chất chuyển hóa, giúp bảo tồn mức năng lượng phosphat cao nội bào trong tế bào cơ tim. Trimetazidin có tác dụng chống thiếu máu cục bộ nhưng không ảnh hưởng đến huyết động.

Cơ chế tác dụng:

Trimetazidin ức chế quá trình beta oxy hóa các acid béo bằng cách ức chế các enzyme long – chain 3 – ketoacyl – CoA thiolase ở tế bào thiếu máu cục bộ, năng lượng thu được trong quá trình oxy hóa glucose cần tiêu thụ oxy ít hơn so với quá trình beta oxy hóa. Việc thúc đẩy oxy hóa glucose sẽ giúp tối ưu các quá trình năng lượng tế bào, do đó duy trì được chuyển hóa năng lượng thích hợp trong thời gian thiếu máu.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Sinh khả dụng tương đối >85%. Sau khi uống trimetazidin được hấp thu nhanh chóng qua hệ tiêu hóa. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau khoảng 2 giờ. Nồng độ tối đa trong huyết tương khoảng 85 ng/ml khi dùng liều duy nhất 40 mg, và đạt 55 ng/ml khi uống liều duy nhất 20 mg. Tình trạng cân bằng đạt được từ 24-36 giờ sau khi dùng các liều lặp lại và rất ổn định trong quá trình điều trị.

Trimetazidin liên kết với protein huyết tương ở mức thấp 21%.

Thể tích phân phối 4,8 l/kg, đảm bảo sự phân phối tốt đến các mô.

T1/2 trung bình 6 giờ. Trimetazidin chủ yếu bị thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Calci hydrogen phosphat dihydrat, povidon, hydroxypropyl methyl cellulose, colloidal silicon dioxid, magnesi stearat, glycerin, polyethylen glycol, titan dioxid va oxid sắt đỏ..

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

HDSD Thuốc Vaspycar (2015).

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Từ khóa » Tác Dụng Thuốc Vaspycar Mr 35mg