Thuốc Hạ Mỡ Máu Nhóm Fibrat: Cơ Chế, Chỉ định Và TDKMM - MPseno
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat đang là một trong ba nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả nhất (cùng với nhóm thuốc Statin và nhựa gắn acid mật). Hãy cùng tìm hiểu thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat về cơ chế, chỉ định và tác dụng không mong muốn (TDKMM) qua bài viết dưới đây để có thể sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và giảm tối đa tác dụng phụ.
Nội dung bài
- 1. Cơ chế tác dụng của thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat
- 2. Đối tượng sử dụng thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat
- 3. Tác dụng không mong muốn chung của nhóm Fibrat
- 4. Các thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat trên thị trường
- 4.1. Thuốc hạ mỡ máu Fenofibrat
- 4.2. Thuốc trị mỡ máu Ciprofibrat
- 4.3. Thuốc trị máu nhiễm mỡ Bezafibrat
- 4.4. Thuốc dùng cho người mỡ máu Gemfibrozil
1. Cơ chế tác dụng của thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat
Rối loạn mỡ máu là tình trạng một trong các chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride hay LDL-Cholesterol tăng cao, vượt giới hạn trên. Do đó, các thuốc hạ mỡ máu có tác dụng đưa các chỉ số về mức bình thường, ổn định để ngăn chặn bệnh tiến triển đồng thời giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực…
Thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat là các chất chủ vận với receptor nhân anpha-PPAR, giúp điều hòa gen chuyển hóa Lipid. Khi gắn vào receptor, thuốc làm tăng hoạt tính của enzym Lipoprotein lipase – có tác dụng làm tăng thủy phân Triglyceride trong các lipoprotein như LDL, IDL, VLDL Cholesterol, đồng thời làm tăng thụ thể tiếp nhận HDL-Cholesterol (chủ yếu là thụ thể Apo-I, Apo-II) dẫn đến tăng tổng hợp HDL-Cholesterol.
Nhờ đó, các thuốc Fibrat làm giảm 30 – 50% Triglyceride, giảm 10% LDL-Cholesterol đồng thời tăng 2 – 20% HDL-Cholesterol. Hiện nay nhóm thuốc Fibrat là một trong 4 nhóm thuốc mỡ máu điển hình – Được đưa vào chương trình cơ bản dược khoa.
2. Đối tượng sử dụng thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat
Thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat được chỉ định cho những bệnh nhân sau tăng mỡ máu loại IIb, III và IV (theo phân loại tăng lipoprotein máu của Frederickson/WHO), trong đó:
- Tăng mỡ máu loại IIb: LDL và VLDL tăng, dẫn đến Triglyceride tăng cao kèm theo Cholesterol tăng.
- Tăng mỡ máu loại III: IDL tăng, Triglyceride và Cholesterol đều tăng.
- Tăng mỡ máu loại IV: VLDL tăng, Triglyceride tăng mạnh, Cholesterol tăng nhẹ.
Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng cho bệnh nhân chống chỉ định với Statin. Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, Fenofibrat cũng được chỉ định dùng cùng Statin để kiểm soát Triglyceride và HDL-Cholesterol máu về mục tiêu.
3. Tác dụng không mong muốn chung của nhóm Fibrat
3 tác dụng không mong muốn của thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat thường gặp, đó là:
- Rối loạn tiêu hóa: Sau khi uống thuốc, người bệnh có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, đầy bụng hoặc tiêu chảy. Tác dụng phụ này thường gặp khi sử dụng thuốc, tuy nhiên không gây hậu quả nghiêm trọng.
- Nguy cơ bị sỏi mật cao, gây hại cho gan: Thuốc làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường mật, dẫn đến nồng độ Cholesterol cao, tăng khả năng kết tụ tạo thành sỏi. Khi có các triệu chứng điển hình của sỏi mật như đau bụng (đau vùng hạ sườn phải, đặc biệt sau bữa ăn nhiều dầu, mỡ), sốt, vàng da, vàng mắt, người bệnh cần đến khám bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị.
- Mắc các bệnh lý về cơ: Người sử dụng thuốc thường xuyên bị mỏi cơ, các cơ yếu dần thậm chí tiêu cơ, dẫn đến tay chân teo nhỏ, khó vận động. Đây là độc tính đáng chú ý, tăng lên khi dùng kèm thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin, do đó cần thận trọng khi sử dụng.
Đọc thêm: Thuốc mỡ máu có hại gan không? 6 lưu ý cần phải nhớ khi dùng
4. Các thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat trên thị trường
Dưới đây là 4 thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat phổ biến trên thị trường:
4.1. Thuốc hạ mỡ máu Fenofibrat
Theo dược thư quốc gia Việt Nam 2, điều trị rối loạn mỡ máu bằng Fenofibrat liên tục trong 3 tháng có thể làm giảm 20 – 25% Cholesterol toàn phần và giảm đến 40 – 50% Triglyceride máu.
Thông tin chung:
- Dạng bào chế: Viên nang cứng.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên 200mg.
- Liều dùng: 1 viên/ngày, uống cùng bữa ăn chính.
- Giá tham khảo: 36.000 đồng/ hộp.
Lưu ý:
- Không nên dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Kiểm tra chức năng gan và thận trước và 3 tháng/lần trong khi sử dụng thuốc.
- Giảm liều ở bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh nhân dùng cùng thuốc chống đông máu.
- Tạm ngưng thuốc nếu chức năng gan suy giảm đáng kể (AST > 100 IU).
- Không kết hợp với thuốc độc với gan.
4.2. Thuốc trị mỡ máu Ciprofibrat
Ngoài tác dụng cải thiện Cholesterol toàn phần và Triclyceride máu, Ciprofibrat đã được chứng minh có tác dụng giảm tiến triển xơ vữa động mạch, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm (nhồi máu cơ tim, đột quỵ…).
Thông tin chung:
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên 100mg.
- Liều dùng: 1 viên/ngày, dùng cùng bữa ăn chính.
- Giá tham khảo: 40.000 đồng/ hộp.
Lưu ý:
- Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận hay phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Thận trọng khi kết hợp với thuốc gây độc với gan và thuốc chống đông máu.
4.3. Thuốc trị máu nhiễm mỡ Bezafibrat
Tương tự Fenofibrat và Ciprofibrat, Bezafbrat được dùng cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu loại IIb, III và IV, nhằm đưa chỉ số Cholesterol toàn phần và Triglyceride về mục tiêu.
Thông tin chung:
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: 5 vỉ x 10 viên 200 mg.
- Liều dùng: 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên. Uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn.
- Giá tham khảo: 145.000 đồng/ hộp.
Lưu ý:
- Giảm liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận.
- Thận trọng với bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu.
- Không khuyến cáo dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
4.4. Thuốc dùng cho người mỡ máu Gemfibrozil
Ngoài chỉ định trong điều trị rối loạn mỡ máu, Gemfibrozil còn được dùng với mục đích ngăn ngừa bệnh mạch vành ở bệnh nhân tăng mỡ máu loại IIb không đáp ứng với giảm cân, ăn kiêng hay tập luyện.
Thông tin chung:
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: 3 vỉ x 10 viên nén 300 mg.
- Liều dùng: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn.
- Giá tham khảo: 78.000 đồng/ hộp.
Lưu ý:
- Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Thận trọng với bệnh nhân rối loạn chức năng gan, thận.
- Định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận và mỡ máu. Ngừng sử dụng thuốc nếu chỉ số mỡ máu không giảm sau 3 tháng.
Thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat cần được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng tránh gây ra tác dụng không mong muốn và hậu quả nghiêm trọng.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa, giảm béo khoa học, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 18002004 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0962666744 (ZALO/VIBER) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.
Xem thêm một số thuốc trị mỡ máu khác sau đây: Thuốc chống mỡ máu nhóm Statin: Cơ chế, chỉ định & tương tác
0/5 (0 Reviews) 0/5 (0 Reviews)Từ khóa » Cơ Chế Của Nhóm Fibrat
-
Các Nhóm Thuốc điều Trị Rối Loạn Lipid Máu | Vinmec
-
Fenofibrat - Dược Thư
-
Cơ Chế Tác Dụng, Chỉ định Tác Dụng Không Mong Muốn Của Nhóm ...
-
Nhóm Thuốc Fibrates: Lịch Sử Phát Triển, Tác Dụng, Lưu ý Tác Dụng Phụ
-
Fenofibrat - Thuốc điiều Trị Hạ Lipid (mỡ) Máu Nhóm Fibrat
-
Nhóm Thuốc Fibrate Trị Mỡ Máu Cao: Chỉ định Và Lưu ý Khi Dùng
-
Fenofibrate: Dẫn Chất Của Acid Fibric, Là Thuốc Hạ Lipid Máu
-
Rối Loạn Lipid Máu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Fibrat Hạ Mỡ Máu Và Tác Dụng Phụ Hay Gặp?
-
Cập Nhật điều Trị Rối Loạn Lipid Máu – Phần II | Tim Mạch Học
-
Các Nhóm Thuốc điều Trị Rối Loạn Lipid Máu: Cơ Chế Và Phân Loại
-
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Máu - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Fenofibrat 100-US – Công Ty TNHH US Pharma USA, Việt Nam