Thuốc Hidem Chữa Bệnh Gì? Có Dùng được Cho Trẻ Sơ Sinh Không?

Một số bệnh về da thường gặp như Eczema, vẩy nến, viêm da, hăm,… đều đem lại cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Trong bài viết này, Nhà thuốc online ITP Pharma sẽ giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc bôi ngoài da Hidem sẽ điều trị được các vấn đề về da và đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. 

1, Thuốc Hidem là thuốc gì?

Hidem là sản phẩm được kê theo đơn của bác sĩ điều trị, thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu.

Thuốc Hidem là sản phẩm được sản xuất bởi công ty dược phẩm Myung-In Pharma, xuất xứ tại Hàn Quốc. Thuốc được sản xuất theo dây chuyền khép kín hiện đại, máy móc, trang thiết bị tiên tiến, điều kiện sản xuất đạt tiêu chuẩn theo nhà sản xuất. Thuốc được kiểm tra thường xuyên và kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt đảm bảo an toàn và hiệu quả cho từng sản phẩm.

Hiện nay, thuốc Hidem được phê duyệt và cấp giấy phép lưu hành trên toàn thị trường dược phẩm Việt Nam và được đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược- Thiết bị y tế Đà Nẵng. Sản phẩm đực rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng và ưu tin lực chọn vì sự hiệu quả và an toàn.

Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

Số đăng ký trên thị trường: VN-19720-16.

Thuốc Hidem được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da.

Đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp một tuýp. Hiện trên thị trường có hai dạng dung tích là tuýp 10g và dạng tuýp 15g. Tùy thuộc vào nhu cầu dùng thuốc mà bệnh nhân có thể lựa chọn các dạng đóng gói khác nhau.

Hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Kiểm tra chi tiết trên bao bì sản phẩm.

Mỗi gam thuốc mỡ bôi ngoài da Hidem chứa thành phần hoạt chất chính là Gentamicin Sulfate hàm lượng 1mg; Betamethason hàm lượng (dưới dạng Betamethason dipropionat hàm lượng 0,64mg; Clotrimazole hàm lượng 10mg. kết hợp với các tá dược cần thiết khác với hàm lượng vừa đủ để tạo dạng kem, bao gồm: Stearyl Alcohol, Cetanol, Dầu khoáng trắng, Parafin lỏng, Isopropyl myristate, octyldodecyl myristate, polyethylene glycol 400, Glycerin, Natri pyrosulfite, natri benzoat, silicon resin, sorbitan stearate, polysorbat 20, nước tinh khiết.

2, Thành phần hoạt chất chính của Hidem có tác dụng như thế nào?

Hoạt chất chính có tác dụng trong thuốc Hidem là Betamethason, Gentamycin, Clotrimazol.

Betamethasone.

Betamethasone là một dẫn chất của Glucocorticoid, có tác dụng kháng viêm rất tốt. Betamethason được tổng hợp từ prednisolone. Hoạt chất này thường có trong thành phần của các sản phẩm chống viêm khớp và kháng dị ứng, hoặc dùng để điều trị một số rối loạn có đáp ứng với Corticoid do các hoạt tính glucocorticoid rất mạnh Ngoài ra, Betamethason cũng có tác dụng mineralocorticoid nhưng mà không đáng.

Betamethasone được sử dụng bôi ngoài da khi có vấn đề về bệnh lý để làm giảm các biểu hiện viêm.

Tuy nhiên, là một dẫn chất của Glucocorticoid nên khi dùng kéo dài, betamethasone cũng gây ức chế quá trình chuyển hóa và làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Cần lưu ý điều này trong sử dụng thuốc kéo dài liên tục.

Gentamicin

Gentamicin là kháng sinh nhóm aminoglycoside. Là hỗn hợp các kháng sinh có cấu trúc tương tự nhau và được chiết suất từ môi trường nuôi cấy Micromonospora purpura, Micromonospora echinospora.

Gentamycin có hoạt tính diệt khuẩn mạnh và có phổ tác dụng rộng. Cơ chế tác dụng của Gentamicin chưa xác định rõ, có thể do ức chế tạo tiểu phấn đơn vị ribosome 30S trong quá trình tổng hợp protein của các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách là gắn kết không thuận nghịch.

Clotrimazol.

Clotrimazol là một hoạt chất tổng hợp của imidazole và có cấu trúc hóa học gần giống miconazol, thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu. Thuốc có tác dụng kháng nấm và có phổ hoạt tính rộng ức chế hầu hết sự phát triển của các loại nấm gây bệnh trên người, nấm men,..Clotrimazol tác động theo cơ chế là thay đổi tính thấm của màng lipid trên vách tế bào vi nấm. Ở liều điều trị, Clotrimazol ức chế tổng hợp ergosterol của vách tế bào, ức chế sự tổng hợp acid nhân, rối loạn chuyển hóa lipid và polysaccharide gây hậu quả là tổn thương màng tế bào và thay đổi tính thấm của màng phospholipid. Kết quả đó là màng tế bào vi khuẩn không còn tính thấm chọn lọc, gây thất thoát kali và các thành phần khác bên trong tế bào vi nấm. Tác dụng này không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng sterol trong màng tế bào

Tuy nhiên ở liều cao lại gây phá hủy màng tế bào.

Hộp thuốc Hidem
Hộp thuốc Hidem

3, Thuốc Hidem có công dụng gì và được chỉ định trong các trường hợp như thế nào?

Công dụng (chỉ định):

Hidem được sử dụng trong điều trị:

  • Dị ứng gây ra các vấn đề trên da như chàm; viêm da do dị ứng, do tiếp xúc, do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; hăm da; bệnh vẩy nến; bội nhiễm vi khuẩn gây ngứa hoặc vi nấm; vết trầy. Trong các trường hợp viêm da nhưng không có bội nhiễm thì không sử dụng Hidem bôi ngoài da, chỉ sử dụng khi có nhiễm trùng thứ phát.
  • Bệnh nhân bị rụng tóc nhiều.
  • Bỏng độ 1, vết cắn côn trùng.
  • Một số vấn đề về nấm da như nấm da chân, nấm da đầu, nấm da đùi, lang ben.

4, Thuốc Hidem được sử dụng như thế nào là hợp lý?

Liều dùng:

Tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng khác nhau, bệnh điều trị, tình trạng bệnh và đáp ứng với thuốc ra của người dùng mà lựa chọn tần suất sử dụng cho phù hợp.

Thuốc nên được sử dụng 2 lần/ ngày, vào buổi sáng và tối.

 Cách dùng:

Thuốc được bào chế dưới dạng kem nên đường dùng thích hợp nhất là bôi, xoa.

Lấy một lượng kem vừa đủ với diện tích vùng da bị bệnh. Nhẹ nhàng bôi một lớp kem mỏng lên toàn bộ bề mặt vùng da bị bệnh và các khu vực xung quanh đó. Nên làm sạch vùng da cần dùng thuốc trước khi bôi, xoa thuốc. Để đảm bảo hiệu quả của thuốc, cần để mặt thuốc khô se trong khoảng 3-4 phút sau khi bôi, xoa, tránh để thuốc dây bẩn ra quần áo làm giảm tác dụng thuốc.

Sử dụng thuốc bôi xóa đều đặn, liên tục trong từng đợt điều trị để đạt được hiệu quả tối ưu.

Thời gian của mỗi đợt điều trị phụ thuộc vào đáp ứng nhu cầu bệnh nhân với thuốc, vị trí và diện tích của vùng da cần điều trị hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi đáp ứng điều trị sau 3-4 tuần điều trị bằng thuốc. Nếu không có hiệu quả cần tái khám và hỏi ý kiến của bác sĩ để xem lại điều trị.

 Trước khi sử dụng thuốc, cần kiểm tra kĩ tính chất cảm quan của kem thuốc bôi da. Không sử dụng thuốc khi có màu sắc, mùi vị lạ hoặc kem thuốc chảy nước.

5, Thuốc Hidem dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không?

Phụ nữ có thai: Chưa có đầy đủ bằng chứng nào chứng minh về độ an toàn của Glucocorticoid trên phụ nữ có thai do sự nghiên cứu lâm sàng trên các đối tượng này còn hạn chế. Do đó, hạn chế sử dụng thuốc Hidem trên các đối tượng này. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc và phải cân nhắc lợi ích trên nguy cơ đối với thai nhi. Không lạm thuốc trong sử dụng Hidem để điều trị thời gian dài hoặc điều trị liều cao trên các bệnh nhân trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng về sự bài tiết corticoid vào sữa mẹ khi sử dụng corticoid tại chỗ chưa rõ ràng. Không nên sử dụng Hidem cho phụ nữ đang cho con bú. Tốt nhất là nên ngừng cho trẻ bú mẹ tạm thời trong thời gian sử dụng thuốc, cần lưu ý tầm quan trọng của thuốc với người mẹ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng cho các phụ nữ đang cho con bú.

6, Thuốc Hidem có thể sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc hay không?

Thuốc Hidem không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, nên thuốc có thể sử dụng trên các đối tượng này.

Mặt bên hộp thuốc Hidem
Mặt bên hộp thuốc Hidem

7, Thuốc Hidem có giá thành như thế nào trên thị trường?

Thuốc Hidem hiện nay được bán với giá thành khoảng 135.000VNĐ/hộp 1 tuýp. Tùy thuộc vào các khu vực khác nhau, các nhà thuốc, quầy thuốc và đại lý phân phối khác nhau trên thị trường mà giá cả sản phẩm này có thể có sự khác biệt nhỏ. Bạn có thể lựa chọn các địa điểm với giá thành hợp lý khác nhau để mua thuốc.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thuốc, bạn nên lựa chọn các nhà thuốc nào uy tín, có đủ các điều kiện về kinh doanh dược, các sản phẩm đảm bảo nguồn gốc và điều kiện bảo quản hợp lý để mua thuốc Hidem

Tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết thêm thông tin và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

8, Có thể mua thuốc Hidem ở đâu?

Thuốc đã được cấp giấy phép lưu hành trên thị trường Việt Nam, được nhiều người tiêu dùng sử dụng và tin tưởng lựa chọn. Hiện nay thuốc được phân phối và bày bán tại nhiều nhà thuốc tư nhân và các nhà thuốc bệnh viện tại nhiều khu vực khác nhau.

Thuốc Hidem là thuốc kê đơn nên bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ để mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Để biết thêm thông tin về thuốc và nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sử dụng cũng như là thông tin tham khảo, khách hàng nên truy cập vào trang chủ hoặc gọi điện đến hotline của nhà thuốc, đại lý chính hãng.

9, Thuốc Hidem chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp nào?

Hidem không nên được điều trị trên các đối tượng như sau:

  • Dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với Gentamicin, Betamethason và Clotrimazol hay mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Các vùng da bị trầy xước, quá mẫn cảm.
  • Thủng màng nhĩ trên bệnh nhân eczema tai ngoài.
  • Không sử dụng Hidem để bôi niêm mạc mắt.
  • Không nên băng ép sau khi dùng thuốc Hidem bôi xoa ngoài da.
  • Corticoid có thể gây hại cho người bệnh do phản ứng dội ngược trên các bệnh nhân điều trị vẩy nến khi dùng corticoid tại chỗ, tăng nguy cơ xuất hiện vảy nến mụn mủ. Đồng thời, thuốc cũng gây ra các phản ứng độc tại chỗ và toàn thân cho người bệnh có khả năng bảo vệ da suy giảm.

10, Các phản ứng phụ nào có thể gặp khi sử dụng thuốc Hidem trong điều trị?

Khi sử dụng Hidem bôi ngoài da, bệnh nhân có thể xuất hiện một số phản ứng phụ được ghi nhận trên lâm sàng sau:

  • Phản ứng tại chỗ trên da: cảm giác nóng rát, ngứa, ban đỏ, mụn nước, nổi mày đay, kích ứng da, phù, sần, dát, bong da, rỉ dịch, teo da, vạch da… thậm chí là dị ứng toàn thân.
  • Máu: gia sắc hồng cầu.
  • Khi băng ép sau khi dùng thuốc trên diện rộng có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn như viêm da bội nhiễm, kích ứng da,, mụn, rậm lông, vạch da, viêm nang lông.

Các tác dụng không mong muốn không xuất hiện thường xuyên, ít xảy ra và ở mức độ chấp nhận được nên không cần ngưng thuốc. Nếu các triệu chứng rầm rộ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dùng thì cân nhắc việc dùng thuốc tạm thời và tham khảo ý kiến của thầy thuốc về điều này.

Nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào ngoài các triệu chứng trên trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị. Việc báo cáo các trường hợp nghi ngờ là phản ứng phụ này rất quan trọng. Điều này cho phép tiếp tục theo dõi tỷ lệ giữa lợi và nguy cơ của thuốc này trên các đối tượng sử dụng khác nhau. Đồng thời, thầy thuốc phải báo cáo bất kỳ trường hợp nghi ngờ tác dụng không mong muốn này qua hệ thống thông báo quốc gia.

Mặt trên của hộp thuốc
Mặt trên của hộp thuốc

11, Những lưu ý nào bạn cần biết khi sử dụng thuốc Hidem điều trị?

Khi sử dụng thuốc Hidem, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Tuân thủ điều trị và làm theo hướng dẫn của thầy thuốc hoặc dược sĩ, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
  • Dùng thuốc đều đặn hàng ngày để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng dưới 30oC. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nấm mốc, ẩm ướt.
  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi dùng. Không sử dụng thuốc quá hạn.
  • Để xa tầm tay và tầm nhìn trẻ em. Không để trẻ em chơi với thuốc, kể cả bao bì đóng gói.
  • Kiểm tra thuốc trước khi sử dụng và trong quá trình sử dụng, ngưng sử dụng nếu thuốc có mùi, màu sắc lạ (màu sắc loang lổ, hoặc thay đổi hẳn màu sắc) hoặc thay đổi thể chất (chất kem lỏng, không đều, phân lớp)
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ các chất cần thiết hàng ngày. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể.
  • Không băng ép sau khi dùng thuốc Hidem bôi xoa ngoài.
  • Không lạm dụng để bôi, xoa Hidem trên diện rộng hoặc dùng thuốc kéo dài.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Hidem khi có nguy cơ dị ứng chéo trong nhóm Aminoglycosid.
  • Tránh bôi thuốc Hidem trên các vùng da bị tổn thương, thoa trên diện rộng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

12, Dược động học

  • Gentamycin được hấp thu vào máu khi bôi xoa trên các vùng da bị tổn thương, bóc trầy hoặc bị bỏng. Sau khi được hấp thu, Gentamycin sẽ bắt đầu khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào. Tuy nhiên thuốc không có khả năng qua được hàng máu não ngay cả khi màng não bị viêm nên nồng độ thuốc trong dịch não tủy gần như bằng không. Sự khuếch tán này cùng diễn ra rất yếu tại mắt. gentamycin đi qua được hàng rào nhau thai nhưng chỉ phát hiện có một nồng độ rất nhỏ trong sữa mẹ.

Thời gian để nồng độ thuốc giảm đi còn một nửa trong huyết tương được ghi nhận là 2-3 giờ. Tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi kéo dài hơn ở các đối tượng đặc biệt như trẻ sơ sinh và người bị suy thận.

  • Clotrimazol hấp thu toàn thân ít mặc dù có khả năng thấm qua biểu bì. Sau khi được hấp thu, Clotrimazol được gan chuyển hóa thành các chất không có hoạt tính và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
  • Betamethason dùng tại chỗ thì khả năng hấp thu qua da ở mức trung bình. Tuy nhiên, sự hấp thu này có thể tăng lên trên các vùng da bị tổn thương, có bệnh lý hay viêm. Phương pháp băng ép, kín vết thương sau khi bôi thuốc cũng làm tăng sự hấp thu của các corticoid tại chỗ. Sau khi hấp thu, các corticoid cũng có hoạt tính toàn thân. Corticoid có khả năng liên kết với protein nhưng ở các mức độ khác nhau.  Corticoid được chuyển hóa tại gan và bài xuất qua thận và nước tiểu.

    Mẫu hộp thuốc Hidem được đăng ký
    Mẫu hộp thuốc Hidem được đăng ký

13, Tương tác thuốc

Hiện nay chưa có bất kỳ báo cáo nào ghi nhận về tương tác thuốc giữa Hidem và các thuốc khác.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần thận trọng khi sử dụng thuốc Hidem kết hợp với các thuốc khác. Bệnh nhân nên báo cáo với bác sĩ điều trị tất cả các thông tin liên quan đến các thuốc đang dùng khi tiến hành trị liệu bằng Hidem, kể cả các thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng và vitamin, nhằm hạn chế tối đa các tương tác có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Đảm bảo an toàn dùng thuốc và hiệu quả điều trị của thuốc.

14, Xử trí khi quên liều hoặc sử dụng quá liều thuốc Hidem?

Quá liều: chưa ghi nhận bất kỳ báo cáo nào về sử dụng thuốc quá liều trên bệnh nhân.

Quên liều: 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, dược sĩ để dùng thuốc đúng, tránh tình trạng quá liều. Nếu xuất hiện các triệu chứng quá liều cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nếu quên bôi xoa một liều thuốc trong ngày, bạn nên thực hiện bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Tuyệt đối không bôi xoa gấp đôi liều dùng, vẫn dùng một lượng vừa đủ rồi bôi nhẹ nhàng lên bề mặt vị trí bị bệnh.

Sử dụng thuốc đều đặn, liên tục để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Xem thêm:

Gelebetacloge 15g – Thuốc điều trị viêm da, nấm da, hăm da

Thuốc Glovate gel 20g có công dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Từ khóa » Hidem Là Thuốc Gì