Thuốc Kháng Sinh Cefuroxim: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cefuroxim là thuốc gì?
- Tác dụng của thuốc Cefuroxim là gì?
- Liều lượng và cách dùng thuốc Cefuroxim an toàn
- Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
- Tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefuroxim
- Những điều quan trọng cần lưu ý khi dùng thuốc Cefuroxim
- Tương tác thuốc
- Cách bảo quản
- Thuốc Cefuroxim bao nhiêu tiền?
Cefuroxim là thuốc gì? Thuốc có tác dụng trong điều trị các tình trạng bệnh nào? Cần lưu ý những điều gì khi dùng thuốc: Liều dùng, cách dùng và các tác dụng phụ? Hãy cùng theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!
Cefuroxim là thuốc gì?
Thuốc Cefuroxim được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thành phần trong công thức của mỗi viên nén bao phim là:
Hoạt chất
Cefuroxim được bào chế dạng Cefuroxim axetil với hàm lượng là 500 mg.
Tá dược
- Titan oxyd.
- Avicel, aerosil 200.
- Disolcel.
- Natri laurylsulfat.
- HPMC, DST, PEG 6000.
- Isopropanol.
- Magnesium stearat.
- Talc.
Tác dụng của thuốc Cefuroxim là gì?
Thuốc Cefuroxim được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau:
Thuốc Cefuroxim axetil được dùng theo đường uống và được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn ở mức độ từ nhẹ đến vừa ở:
- Đường hô hấp dưới.
- Các trường hợp viêm tai giữa và viêm xoang tái phát.
- Hoặc viêm amiđan và viêm họng tái phát do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Tuy nhiên, đây không phải là thuốc lựa chọn hàng đầu để điều trị những nhiễm khuẩn nói trên. Lựa chọn đầu tay là kháng sinh amoxicilin.
Bên cạnh đó, thuốc Cefuroxim axetil còn được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Không những vậy, thuốc còn giúp điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Ngoài ra, thuốc Cefuroxim axetil uống cũng được dùng để điều trị bệnh Lyme thời kỳ đầu biểu hiện bằng triệu chứng ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi.
Chú ý: Nên nuôi cấy vi khuẩn và thực hiện đánh giá kháng sinh đồ trước và trong quá trình điều trị. Hơn nữa, cần phải tiến hành đánh giá chức năng thận khi có chỉ định.
Liều lượng và cách dùng thuốc Cefuroxim an toàn
Cách dùng
- Thuốc Cefuroxim được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Dùng thuốc theo đường uống.
- Lưu ý, nuốt nguyên viên với một cốc nước có dung tích vừa đủ (~150 ml). Không bẻ, nhai hay nghiền viên thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Liều lượng
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định liều thuốc Cefuroxim cùng thời gian điều trị cũng tương ứng khác nhau:
Đối tượng là người lớn
Trường hợp bị viêm họng, viêm a-mi-dan hoặc viêm xoang hàm do vi khuẩn nhạy cảm: dùng liều uống 250mg x 2 lần/ ngày.
Với đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản cấp nhiễm thứ phát hoặc trong trường hợp bị nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng:
- Dùng liều uống 250 mg hoặc 500 mg.
- Tần suất điều trị: 2 lần/ ngày.
Bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng:
- Dùng liều uống 125 mg hoặc 250 mg.
- Tần suất điều trị: 2 lần/ ngày.
Bệnh nhân mắc lậu cổ tử cung hoặc niệu đạo không biến chứng. Hoặc mắc lậu trực tràng không biến chứng ở phụ nữ: sử dụng uống liều duy nhất 1g.
Ngoài ra, khi mới mắc bệnh Lyme:
- Dùng liều uống 500 mg/ lần.
- Tần suất điều trị: ngày 2 lần.
- Thời gian điều trị trong 20 ngày.
Đối tượng là trẻ em
Nếu trẻ bị viêm họng, viêm a-mi-dan:
- Liều dùng: sử dụng liều uống 125 mg.
- Tần suất điều trị: 2 lần/ ngày
Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa, chốc lở:
- Liều dùng: sử dụng liều uống 125 mg.
- Tần suất điều trị: 2 lần/ ngày.
- Lưu ý không nên nghiền nát viên thuốc để sử dụng.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Qúa liều cấp tính
- Phần lớn khi quá liều chỉ gây buồn nôn, nôn, và tiêu chảy.
- Tuy nhiên, khi quá liều Cefuroxim có thể gây phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ và cơn co giật. Đặc biệt ở người suy thận.
Xử trí quá liều
Cần đánh giá khả năng quá liều, tương tác thuốc và dược động học bất thường của thuốc ở người bệnh. Phải tập trung bảo vệ đường hô hấp của người bệnh đồng thời giúp hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch.
Nếu bệnh nhân phát triển các cơn co giật, cần ngừng ngay sử dụng thuốc. Lưu ý, có thể sử dụng liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định về lâm sàng.
Ngoài ra, có thể thẩm tách máu vì có thể giúp loại bỏ thuốc khỏi máu. Tuy nhiên, nguyên tắc hàng đầu là hỗ trợ và điều trị triệu chứng.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefuroxim
Các triệu chứng thường gặp
- Tiêu chảy.
- Ban da dạng sần.
Một số tình trạng ít gặp
- Xuất hiện các phản ứng phản vệ.
- Người bệnh bị nhiễm nấm Candida.
- Các trường hợp bị tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, thử nghiệm Coombs dương tính.
- Buồn nôn, nôn.
- Nổi mày đay, ngứa.
- Nồng độ creatinin trong huyết thanh tăng lên.
Lưu ý đến các phản ứng hiếm gặp dưới đây vì tính nghiêm trọng
- Sốt.
- Thiếu máu tan máu.
- Viêm đại tràng màng giả.
- Xuất hiện ban đỏ đa hình.
- Người bệnh có thể trải quá hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
- Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT.
- Các trường hợp bị nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết, creatinin huyết, viêm thận kẽ.
- Xuất hiện cơn co giật, đau đầu, kích động.
- Đau khớp.
Những điều quan trọng cần lưu ý khi dùng thuốc Cefuroxim
Không dùng thuốc cho các bệnh nhân bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
Lưu ý đến các phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm phản ứng sốc phản vệ) xảy ra giữa các người bệnh dị ứng với các kháng sinh nhóm beta-lactam.
Nên thận trọng khi cho người bệnh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh. Nguyên nhân là do có thể có tác dụng bất lợi đến chức năng thận.
Thực hiện đánh giá chức năng thận cẩn thận khi dùng thuốc.
Ngoài ra, nên giảm liều cefuroxim tiêm ở người suy thận tạm thời hoặc mạn tính.
Trường hợp dùng dài ngày có thể làm các chủng không nhạy cảm phát triển quá mức.
Không những vậy, phải hết sức thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
Tương tác thuốc
- Ranitidin với natri bicarbonat: giảm tác dụng. Do đó, nên dùng cefuroxim axetil cách ít nhất 2 giờ sau thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2.
- Probenecid liều cao làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, nghĩa là làm tăng tác dụng của thuốc.
- Aminoglycosid: làm tăng nguy cơ gây nhiễm độc thận.
Cách bảo quản
- Bảo quản thuốc Cefuroxim trong bao bì kín, nơi khô ráo.
- Tránh để thuốc ở nơi ẩm vì rất dễ gây hỏng thuốc.
- Nhiệt độ bào quản tốt nhất là < 30°C.
- Nên cất thuốc cẩn thận, tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.
Thuốc Cefuroxim bao nhiêu tiền?
Trên thị trường có các dạng thuốc Cefuroxim được đóng gói với các giá tương ứng khác nhau, cụ thể:
- Thuốc cefuroxim hàm lượng 500 mg có giá 40.000 VNĐ/ hộp.
- Thuốc cefuroxim hàm lượng 250mg có giá 30.000 VNĐ/ hộp.
Lưu ý mức giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Bên trên là thông tin về thuốc kháng sinh Cefuroxim. Lưu ý, trong quá trình sử dụng, hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe và báo cho bác sĩ biết nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường nhé!
Từ khóa » Dòng Kháng Sinh Cefuroxim
-
Thuốc Cefuroxim 500mg Trị Bệnh Gì? | Vinmec
-
Công Dụng, Liều Dùng Và Cách Sử Dụng Thuốc Cefuroxim
-
Thuốc Kháng Sinh Cefuroxim Và Những điều Cần Biết - Hello Bacsi
-
Cefuroxime Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Cefuroxim - Dược Thư
-
Thuốc Kháng Sinh Cefuroxim 500Mg Vidipha Điều Trị Nhiễm Khuẩn ...
-
Cefuroxim - Kháng Sinh - Y Học Cộng Đồng
-
Thuốc Kháng Sinh Cefuroxim VPC 500mg Hộp 20 Viên-Nhà Thuốc An ...
-
Thuốc Cefuroxim: Công Dụng, Liều Dùng Và Cách Sử Dụng
-
Cefuroxim - Thuốc Kháng Sinh Nhóm Cephalosporin Thế Hệ 2
-
Cefuroxim 500 Mg | Nhóm Kháng Sinh
-
Thuốc Kháng Sinh Cefuroxim 500mg Vidipha (10 Vỉ X 10 Viên/hộp)
-
SỬ DỤNG KHÁNG SINH AN TOÀN – HỢP LÝ
-
Thu Hồi Gấp 2 Mẫu Thuốc Kháng Sinh Cefuroxim 500mg Bị Làm Giả