Thuốc Medrol 4 Mg Và 16 Mg: Công Dụng; Liều Dùng

Facebook Instagram Twitter Vimeo Youtube TÌM KIẾM Đăng nhậpĐăng nhập tài khoản Tài khoảnmật khẩu của bạn Forgot your password? Get helpChính sách bảo mật Khôi phục mật khẩuKhởi tạo mật khẩu email của bạn Mật khẩu đã được gửi vào email của bạn. BÁC SĨ ĐÀ NẴNG BÁC SĨ ĐÀ NẴNG Khám bệnh ở Đà Nẵng Trang chủ DANH MỤC THUỐC M Thuốc Medrol 4 mg và 16 mg: Công dụng; liều dùng; chỉ... Chia sẻFacebookTwitterPinterestLinkedinTelegram thuốc medrol 16 mg 4.4/5 - (14 bình chọn)

Thuốc Medrol 4 mg, 16 mg với hoạt chất methylprednisolon, một steroid có tác dụng kháng viêm, giờ hãy cùng bacsidanang tìm hiểu Thuốc Medrol 4mg là thuốc gì? Công dụng; liều dùng; chỉ định; chống chỉ định như thế nào nhé!

Tên biệt dược: Medrol

Tên hoạt chất: Methylprednisolon

Dạng bào chế và hàm lượng: viên nén Medrol chứa 4mg hoặc 16mg methylprednisolon

- Nhà tài trợ nội dung -

Tác dụng của thuốc Medrol là gì?

Thuốc Medrol với hoạt chất methylprednisolon, một steroid có tác dụng kháng viêm, được chỉ định điều trị các rối loạn sau:

Rối loạn nội tiết

  • Thiểu năng vỏ thượng thận nguyên phát hay thứ phát
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh
  • Viêm tuyến giáp không sinh mủ
  • Canxi máu cao phối hợp ung thư

Rối loạn không phải do nội tiết

  • Rối loạn do thấp khớp
  • Bệnh về da hoặc mắt
  • Dị ứng

Ngoài ra, đôi khi các chuyên gia cũng có thể kê toa loại thuốc này trong điều trị một số tình trạng sức khỏe khác không được liệt kê ở trên. Hãy tham vấn cùng bác sĩ để hiểu rõ hơn về các tác dụng của thuốc Medrol.

Liều dùng của thuốc Medrol

Medrol 4 mg hoặc 16 mg

CẢNH BÁO: Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Medrol 16mg hoặc 14mg cho người lớn như thế nào?

Liều khởi đầu của methylprednisolon có thể thay đổi từ 4–48mg/ngày, tùy thuộc vào bệnh đặc hiệu cần điều trị.

Các bệnh cần dùng liều cao bao gồm:

  • Đa xơ cứng: 200mg/ngày
  • Phù não: 200–1000mg/ngày
  • Ghép cơ quan: 7mg/kg/ngày
Thuốc Medrol 4 mg và 16 mg: Công dụng; liều dùng; chỉ định và chống chỉ định

Liều dùng thuốc Medrol 4mg hoặc 16mg cho trẻ em như thế nào?

Không khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em.

Cách dùng thuốc Medrol, bạn nên dùng thuốc Medrol như thế nào?

Bạn chỉ nên dùng thuốc này theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Nếu sau khi điều trị dài ngày mà muốn ngừng thuốc thì phải giảm dùng thuốc dần dần, không dừng sử dụng đột ngột.

Bạn có thể được điều trị xen kẽ, tức là dùng liều corticoid gấp đôi thường dùng hàng ngày vào buổi sáng cách nhật. Mục đích của cách điều trị này là giúp người bệnh dùng liều dược lý dài ngày mà hạn chế được tối thiểu tác dụng không mong muốn nhưng thuốc vẫn có tác động.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Medrol, Tác dụng phụ của Medrol gồm những gì?

  • Nhiễm trùng và lây nhiễm
  • Rối loạn hệ miễn dịch: mẫn cảm với thuốc (bao gồm phản ứng phản vệ), giảm phản ứng với các test da
  • Rối loạn nội tiết: hội chứng Cushing, thiểu năng tuyến giáp, hội chứng ngừng steroid đột ngột.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giữ nước, mất cân bằng glucose, tăng cảm giác ngon miệng (gây tăng cân)
  • Rối loạn tâm thần: cư xử bất thường, rối loạn cảm xúc (bao gồm cảm xúc không ổn định, hưng cảm, trầm cảm, có ý định tự sát).
  • Rối loạn tim mạch: suy tim sung huyết, cao huyết áp, huyết áp thấp
  • Rối loạn tiêu hóa: chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng…

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng khi dùng thuốc Medrol

Corticosteroid có thể làm tăng độ nhạy cảm với nhiễm khuẩn, che lấp một số dấu hiệu nhiễm khuẩn. Điều này có khả năng làm giảm sự đề kháng và mất khả năng khu trú nơi nhiễm khuẩn khi sử dụng corticosteroid.

Sử dụng methylprednisolon có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn trên hệ miễn dịch, nội tiết, chuyển hóa và dinh dưỡng, tâm thần, hệ thần kinh, mắt, tim, mạch, tiêu hóa, gan mật, cơ xương, thận và tiết niệu. Vậy nên, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn và theo dõi thường xuyên nếu phải sử dụng thuốc Medrol điều trị lâu ngày.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Medrol trong trường hợp đặc biệt

(mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Chưa có đầy đủ nghiên cứu trên người về những tác dụng không mong muốn của thuốc Medrol cho phụ nữ mang thai, bác sĩ chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết sau khi đánh giá nguy cơ và lợi ích khi điều trị. Trẻ sơ sinh có mẹ đã sử dụng corticosteroid với liều đáng kể trong khi mang thai cần được theo dõi và đánh giá cẩn thận về dấu hiệu suy thượng thận, dù hiếm gặp các trường hợp trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm với corticosteroid ngay từ trong tử cung.

Corticosteroid có thể bài tiết qua sữa mẹ. Bạn chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích mang lại cho người mẹ nhiều hơn hẳn nguy cơ cho trẻ.

Tương tác với thuốc Medrol, Thuốc Medrol có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Medrol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Medrol bao gồm:

  • Isoniazid
  • Rifampicin
  • Carbamazepin
  • Phenobarbital, phenytoin
  • Thuốc chẹn thần kinh cơ
  • Thuốc ức chế enzyme cholinesterase
  • Thuốc chống tiểu đường
  • Aprepitant, forsaprepitant
  • Itraconazol, ketoconazol
  • Aminogluthimid
  • Diltiazem
  • Ethinylestradiol/norethindron
  • Cyclosporin
  • Cyclophosphamid, tacrolimus
  • Clarithromycin, erythromycin
  • Troleandomycin
  • Aspirin liều cao
  • Thuốc làm giảm kali
  • Thuốc ức chế HIV–protease

Thuốc Medrol có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Chẳng hạn như bạn không nên dùng thuốc Medrol chung với nước ép bưởi.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Medrol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Medrol, bạn nên bảo quản thuốc Medrol như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Các bài viết của bacsidanang.com và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

blank

Tên của bạn:

Số điện thoại:

Nội dung đăng kí khám:

Δ

BÀI VIẾT NỔI BẬT

blank

Điều trị giảm sẹo với Botulinum Toxin A

blank

Mối Liên Hệ Giữa Viêm Tuyến Tiền Liệt Mạn Tính Và...

blank

Viêm tuyến tiền liệt: Triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng và...

blank

Thuốc Venosan retard®: Công dụng; liều dùng; chỉ định và chống...

benh-an-dai-thao-duong

Bệnh án nội tiết: Bệnh đái tháo đường type II

may do huyet ap

TOP 1 ĐỊA CHỈ MUA MÁY ĐO HUYẾT ÁP OMRON UY...

blankblankblankblankĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC blank tuyentienliet.com blank tuyentienliet.net blank chuyengioi.net blank chuyengioi.com.vn blank khoangoai.com blank chuyengioi.vn blank soithantietnieu.com blank edoctor.io/pk/bs-dangphuocdat blank thammy.org blank nhathuocdanang.com BÁC SĨ ĐÀ NẴNGVỀ CHÚNG TÔITrang thông này tin tổng hợp các địa chỉ khám chữa bệnh, bác sĩ cùng các dịch vụ y tế từ nhiều nguồn trên Internet. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm khi quý đọc giả áp dụng những thông tin có trên website vào việc thăm khám và điều trị bệnh. Liên hệ đăng bài quảng cáo qua email: bacsidanang@gmail.comLiên hệ chúng tôi: bacsidanang@gmail.comTHEO DÕI CHÚNG TÔI Facebook Instagram Twitter Vimeo Youtube © COPYRIGHT DMCA.com Protection Status by BACSIDANANG CLINIC Fanpage youtube Zalo

Từ khóa » Cách Sử Dụng Medrol 16mg